Bệnh tự miễn là gì? Dấu hiệu nhận biết các bệnh tự miễn thường gặp

Ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi thất thường chính là các nguyên nhân khiến cho các bệnh mãn tính ngày càng gia tăng. Mặc dù đây là các bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng lại mang đến nhiều phiền toái, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và gây mất thẩm mỹ cao. Tại bài viết này, hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về bệnh tự miễn là gì và cách nhận diện các bệnh tự miễn thường gặp. Khi hiểu đúng hơn về căn bệnh của mình, bạn sẽ lựa chọn được những phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bệnh tự miễn là gì?

Bệnh tự miễn là các bệnh sinh ra do rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể con người. Khi hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt, tấn công nhầm những kháng nguyên có lợi trong cơ thể gây nên các bệnh tự miễn. Các bệnh tự miễn là bệnh phổ biến đứng thứ 3 chỉ sau ung thư và các bệnh về tim mạch. Theo thống kê, các bệnh tự miễn mãn tính thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi, trẻ em và người già ít gặp hơn, nữ nhiều hơn nam.

Các bệnh này thường tiến triển thành từng đợt, dai dẳng và đã có những trường hợp sống chung với bệnh cả đời. Các bệnh tự miễn thường gặp có thể kể đến như: vảy nến, á sừng, viêm da cơ địa, Eczema, mề đay, lupus… Làm thế nào để nhận diện các căn bệnh tự miễn này?

Các bệnh tự miễn thường gặp
Các bệnh tự miễn thường gặp

Nhận diện các bệnh tự miễn thường gặp

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính có nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng có những đặc điểm riêng biệt. Triệu chứng chung của bệnh:

  • Vảy nến thể mảng (đây là dạng vảy nến phổ biến nhất): tại các vùng da ở khuỷu tay, đầu gối và vùng da dưới lưng xuất hiện các mảng da màu đỏ có ranh giới rõ ràng.
  • Vảy nến thể mủ (dạng vảy nến nguy hiểm): tại các vùng da bị thương xuất hiện các mụn mủ nhất là ở tay và chân.
  • Vảy nến thể giọt: các đốm nhỏ dạng giọt nước xuất hiện xung quanh cơ thể. Thể này thường gặp ở những trẻ em sau khi bị viêm họng do Steptococci.
  • Viêm khớp vảy nến: tại các khớp nhất là khớp chân, tay, đầu gối hoặc xương sống có hiện tượng sưng tấy, đau nhức.
  • Vảy nến móng tay, móng chân: móng tay trở nên dày hơn, xuất hiện những vết rỗ, có màu trắng trên móng.
  • Vảy nến da đầu: xuất hiện những mảng da dày màu trắng hoặc ánh bạc trên đầu.
  • Vảy nến nếp gấp (vảy nến thể nghịch): các vùng da nếp gấp như: nách, háng, mông… xuất hiện các mảng đỏ, thường xuất hiện ở những người béo phì.
Nhận diện các dạng bệnh vảy nến
Nhận diện các dạng bệnh vảy nến

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là dạng bệnh phổ biến nhất. Viêm da thường xuất hiện ở những vùng da chân, tay và mặt.

Triệu chứng chung của bệnh

  • Da bị mẩn đỏ, có các cảm giác ngứa ngáy.
  • Phần da bị thương trở nên dày hơn, thô ráp.
  • Da bị đóng vảy và xuất hiện những vết chàm tạo thành vảy.
  • Người bị viêm da thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ.

Nhận diện viêm da cơ địa

Các dạng viêm da cơ địa thường gặp

  • Viêm da dị ứng: tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em cao hơn người lớn. Khi bị viêm da dị ứng, da sẽ bị khô ráp, bong tróc, có những nốt đỏ như châm chích và nổi mụn liên tục.
  • Viêm da cơ địa bội nhiễm: khi bị viêm da cơ địa bội nhiễm tức là các triệu chứng của bệnh viêm da đã trở nên xấu đi, da sẽ bị viêm nhiễm do sự xâm nhập của vi khuẩn. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.
  • Viêm da cơ địa đối xứng: đây là dạng viêm da phổ biến với các cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khiến người bệnh có cảm giác bứt rứt cả ngày lẫn đêm. Viêm da đối xứng xuất hiện trên hai bên da mặt, đặc biệt là tại 2 bên khuỷu tay, bàn tay, đầu gối, bàn chân…
  • Viêm da cơ địa nổi mụn nước: triệu chứng của bệnh là các mụn nước nổi lên gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
  • Viêm da tiết bã (viêm da dầu): thường xuất hiện tại cung mày, sau tai, xung quanh mũi và đầu. Bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em với các triệu chứng chung như da có màu đỏ hồng, da nhờn và vảy khô kết hợp.
  • Viêm da tiếp xúc: bệnh thường xuất hiện tại những vị trí da đầu, mặt, vùng mắt, vùng môi, dái tai và chân, tay. Biểu hiện thường thấy của bệnh là cảm giác ngứa, da đỏ và khô kèm theo triệu chứng bong tróc, nhiều trường hợp xuất hiện các mụn nước li ti gây khó chịu.

Bệnh á sừng

Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng:

  • Vào mùa hè: vùng da tổn thương xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti giống bệnh tổ đỉa.
  • Vào mùa đông: các hiện tượng da khô ráp, bong tróc, nứt nẻ xuất hiện nhiều nhất tại các vùng da ở bàn chân, bàn tay.

Nhận diện bệnh á sừng

Bệnh chàm (Eczema) 

Những dấu hiệu nào để nhận biết bệnh chàm? Bệnh chàm thường có các biểu hiện:

  • Da ửng đỏ, xuất hiện các mụn nước nổi thành từng đám trên da.
  • Tại vùng da bị thương có các cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Da khô, đóng vảy, bong tróc: khi những mụn nước bị vỡ, da khô lại tạo thành những mảng vảy màu trắng và bong tróc.
Bệnh chàm và những triệu chứng
Bệnh chàm và những triệu chứng

Nổi mề đay

Một số biểu hiện điển hình của bệnh sẩn mề đay:

  • Nổi mẩn đỏ và phù da: những vùng da mẩn đỏ, sần phù rác rác tại các vùng da khác nhau trên cơ thể rồi dần dần lan ra khắp toàn thân.
  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu: đặc điểm của bệnh mề đay là càng gãi càng ngứa gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Cảm giác này xuất hiện nhiều nhất vào chiều tối và đêm.
  • Một số triệu chứng khác của bệnh mề đay: mất ngủ, sưng ở môi và mắt, rối loạn nhịp tim, tiêu chảy, tụt huyết áp, mệt mỏi, xuất hiện các mụn nước trên da.
Bệnh nổi mề đay và triệu chứng
Bệnh nổi mề đay và triệu chứng

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là dạng bệnh mãn tính nguy hiểm với những triệu chứng:

  • Nổi ban hình cánh bướm: Những mảng da đỏ hình cánh bướm xuất hiện trên má, mũi.
  • Ban đỏ do ánh nắng mặt trời: Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vùng da bị thương trở nên trầm trọng hơn. Bệnh cũng có thể gây lở loét tại các vùng khác của cơ thể. Bệnh nhân có làn da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Phát ban dạng đĩa: các mảng da đỏ có hình đĩa xuất hiện và lan dần ra các vùng da xung quanh. Dạng pohast ban này thường gặp ở mặt, đầu và cổ.
  • Loét miệng hoặc mũi: các vết lở loét tập trung ở vùng cánh miệng nhưng không đau.
  • Sưng khớp: khớp đỏ, nóng và sưng lên.
  • Viêm màng tim hoặc phổi: bệnh gây ra những cơn đau ngực đột ngột, khó thở.
  • Thiếu máu: bệnh gây nên tình trạng thiếu máu dẫn đến các hiện tượng da xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi.
Hình ảnh bệnh Lupus ban đỏ
Hình ảnh bệnh Lupus ban đỏ

Qua bài viết, hy vọng bạn đã hiểu hơn về bệnh tự miễn là gì và có những cách nhận biết các bệnh tự miễn thường gặp một cách chính xác nhất. Các bệnh mãn tính tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng để lại nhiều biến chứng không ngờ. Do vậy, khi có những triệu chứng bất thường trên da, hãy đến ngay những cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị nhé.

2 bình luận
  1. tôi đi khám tây y thì người ta bảo do sán nhưng khi xét nghiệm thì không có khuẩn sán . bác sỹ kết luận là mề đay vô căn. đi khám đông y thì chỗ bảo bị gan nóng, chỗ bảo cơ địa. bên này thì bảo do tự miễn. biết nghe ai bây giờ?

    • Chào bạn !
      Tây y chẩn đoán bạn bị mề đay vô căn vì chưa phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh chính.
      Còn bệnh mề đay theo đông y nguyên nhân chính do can huyết nhiệt gây nên. cả 2 đều đúng nhưng chỉ là nguyên nhân thứ yếu. Nhưng theo bên Y dược Luân Thành nghiên cứu thì nguyên nhân chính của bệnh này do khả năng tự miễn của cơ thể suy giảm cộng với những nguyên nhân như gan nóng hay nguyên nhân khác mới gây nên bệnh này bạn nhé !

Bình luận của bạn