Hiện nay, trẻ bị mụn nhọt trên đầu không phải là tình trạng hiếm gặp tuy nhiên, nếu không xử lý kịp thời sẽ có thể dẫn tới những bệnh lý đáng lo ngại. Để trẻ không bị khó chịu và đau đớn kéo dài, các bậc cha mẹ hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này một cách an toàn cho bé nhé.
Mục lục bài viết
1. Biểu hiện nhận biết trẻ bị mụn nhọt trên đầu
Mọc mụn ở đầu là tình trạng thường gặp ở các bé. Khi gặp tình trạng mụn nhọt, da đầu trẻ sẽ xuất hiện những vết sưng đỏ hoặc hồng, khiến bé rất khó chịu. Đặc biệt, vùng da xung quanh các nốt mụn có thể bị sưng lên và mưng mủ trong vài ngày. Khi mụn phát triển đến một mức độ nhất định, cha mẹ sẽ thấy mụn xuất hiện những đầu trắng và chảy mủ khi bị vỡ ra. Tình trạng mụn càng lớn và lan rộng, trẻ càng khó chịu và đau đớn.
2. Nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng mụn nhọt ở đầu
Theo các nghiên cứu y khoa, trẻ bị mụn nhọt trên đầu phần lớn là do sự xâm nhập của vi khuẩn. Bên cạnh đó, mụn mọc ở đầu trẻ còn do cơ thể bị nóng trong, chức năng gan bị suy giảm hoặc do thời tiết nắng nóng. Nguyên nhân khiến mụn hay mọc ở vùng đầu của bé là do vùng đầu thường đổ rất nhiều mồ hôi và ma sát nhiều.
Đặc biệt, với những trẻ thường xuyên chạy nhảy, nô đùa thường ra nhiều mồ hôi đầu. Nếu không kịp thời lau khô, mồ hôi kèm theo tóc dày sẽ là điều kiện rất tốt để vi khuẩn tấn công da đầu và hình thành nốt mụn.
Xem thêm: Người gặp tình trạng mụn nhọt nên kiêng ăn gì?
3. Mức độ nguy hiểm của tình trạng mụn nhọt ở đầu đối với trẻ em
Nếu các nốt mụn chỉ mới xuất hiện và được xử lý kịp thời, vùng da đầu bị mụn sẽ trở lại trạng thái ban đầu và không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ngược lại, khi các nốt mụn lớn dần và cha mẹ lơ là, trẻ sẽ nhiều khả năng phải đối mặt với những hệ lụy nghiêm trọng. Tình trạng mụn mọc ở đầu sẽ khiến bé khó chịu và không ngừng quấy khóc, bỏ ăn và khó ngủ. Khi nốt mủ bị vỡ ra, trẻ có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng hoặc sốt cao.
Nhiều phụ huynh chủ quan và không đưa con đi thăm khám kịp thời khiến trẻ rơi vào trạng thái sốt cao, li bì. Nhiều bé khi nhập viện đã bị nhiễm trùng máu, vi khuẩn xâm nhập vào màng não. Khi vi khuẩn đi vào màng não, các bé sẽ phải chịu những biến chứng như viêm màng não, viêm phổi hay bị điếc…
4. Cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị mụn nhọt trên đầu?
Cha mẹ cần lưu ý luôn giữ vệ sinh cho trẻ, thường xuyên lau khô mồ hôi và tắm rửa sạch sẽ cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần thường xuyên vệ sinh và thay vỏ gối cho các con. Cha mẹ lưu ý chỉ nên sử dụng vỏ gối chất liệu cotton thoáng mát và thấm hút mồ hôi. Bên cạnh đó, khi trẻ bị mụn nhọt trên đầu, cha mẹ không nên tắm gội cho trẻ bằng sữa tắm. Lý do là bởi dầu gội và sữa tắm có thể khiến bé bị kích ứng hoặc viêm da.
Để các nốt mụn mủ ở đầu của bé nhanh chóng tiêu biến, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng kháng sinh hoặc các thuốc bôi ngoài ra. Tuy nhiên, phụ huynh chỉ nên cho bé dùng thuốc kháng sinh khi có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi hiện nay, do thói quen tự ý và tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh mà nhiều bé phải cấp cứu trong tình trạng kháng kháng sinh.
Thêm vào đó, cha mẹ có thể tham khảo cách điều trị mụn ở đầu cho bé bằng các phương pháp dân gian. Tuy nhiên, không phải phương pháp dân gian nào cũng phù hợp với cơ địa của bé, vì vậy cha mẹ nên cẩn trọng với cách điều trị này.
Xem thêm: Khi mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao để nhanh khỏi?
5. Phương pháp cải thiện tình trạng trẻ bị mụn nhọt trên đầu
Dù mụn ở đầu của trẻ là to hay bé thì cha mẹ cũng cần xác định rõ nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách cải thiện tình trạng này mà phụ huynh có thể tham khảo:
5.1. Giữ vệ sinh da đầu cho trẻ
Khi phát hiện mụn mọc trên đầu trẻ, cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh da đầu cho trẻ để ngăn vi khuẩn sinh sôi. Phụ huynh nên sử dụng gạc vô trùng và nước ấm để vệ sinh nhẹ nhàng da đầu cho trẻ. Lưu ý, cha mẹ nên đeo găng tay y tế hoặc rửa tay thật sạch sẽ trước khi vệ sinh da đầu cho trẻ.
5.2. Tạm ngừng sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm
Khi trẻ bị mụn nhọt trên đầu, cha mẹ nên ngưng sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm đang dùng. Bởi lúc này da đầu của bé rất dễ tổn thương và các loại hóa chất trong dầu gội, sữa tắm sẽ có thể gây ảnh hưởng đến da đầu của trẻ. Cha mẹ chỉ nên sử dụng nước ấm để vệ sinh da đầu cho bé.
5.3. Lựa chọn sử dụng sản phẩm giải độc gan chất lượng
Bên cạnh các phương pháp kể trên, cha mẹ có thể cho con sử dụng sản phẩm tiêu độc giảm mụn chất lượng. Một trong số những sản phẩm chất lượng được chuyên gia khuyên dùng là Viên uống Thanh nhiệt giải độc Luân Thành. Sản phẩm mang lại công dụng hỗ trợ thanh nhiệt giải độc gan, giảm thiểu các triệu chứng nóng trong, hỗ trợ điều trị mề đay, táo bón, chán ăn…
Thành phần của viên uống được chọn lọc và chiết xuất từ các loại dược liệu thiên nhiên. Vì vậy, độ lành tính và hiệu quả mà Thanh nhiệt giải độc Luân Thành mang lại là cực kỳ cao. Ngoài ra, sản phẩm cũng đã trải qua kiểm định nghiêm ngặt của Bộ Y Tế trước khi đến tay người dùng. Do đó, bạn có thể hoàn tan an tâm sử dụng Thanh nhiệt giải độc Luân Thành để hỗ trợ điều trị tình trạng nổi mụn cho con.
Trên đây là toàn bộ bài viết chia sẻ về cách xử lý khi trẻ bị mụn nhọt trên đầu. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý, sưng mụn ở đầu là bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy, cha mẹ nên cho bé tới thăm khám bác sĩ để điều trị ngay khi các nốt mụn mủ mới xuất hiện. Chúc cho các bé luôn khỏe mạnh và hay ăn chóng lớn.