Những điều cần biết về bệnh Lupus ban đỏ

Trong hệ thống các bệnh tự miễn ở da không thể không nhắc đến bệnh Lupus ban đỏ. Bệnh với những triệu chứng khác nhau tác động lên nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể như da, khớp, tim, thận, phổi, tế bào máu và não. Tại bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bệnh nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nhé.

Bệnh Lupus ban đỏ và các triệu chứng

Bệnh Lupus ban đỏ xảy ra khi hệ miễn dịch hoạt động một cách thái quá tác động ngược vào các mô lành mạnh của mình. Điều này dẫn đến hiện tượng viêm da và gây hại đến các mô trong cơ thể. Tỷ lệ mắc Lupus ban đỏ ở nữ giới cao hơn nam giới, độ tuổi phát bệnh từ 20-30 tuổi.

Các triệu chứng của bệnh Lupus có thể xảy ra một cách đột ngột hoặc từ từ, nhẹ nhàng hay nặng, tạm thời hay thường xuyên. Các triệu chứng thường gặp nhất có thể kể đến như:

  • Toàn thân mệt mỏi, xuất hiện những cơn sốt kéo dài.
  • Tổn thương da, các mảng đỏ dày xuất hiện trên da (tổn thương ban dạng đĩa).
  • Các mảng da đỏ, bong vảy với những hình dáng khác nhau (tổn thương da bán cấp).
  • Các ban đỏ có hình cánh bướm tại các vùng sống mũi và hai bên cánh mũi (tổn thương da cấp tính). Tình trạng này có thể đi kèm với hiện tượng rụng tóc, lở loét mũi, miệng.
  • Tổn thương khớp: các khớp nhất là ở cổ chân, cổ tay có cảm giác đau, cứng và phù.
  • Thay đổi sắc tố da (trắng hoặc xanh) khi bị lạnh hoặc cơ thể căng thẳng.
  • Đau ngực, khó thở.
  • Khô mắt.
Bệnh Lupus ban đỏ
Bệnh Lupus ban đỏ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể, các yếu tố di truyền cũng có thể phát triển bệnh khi tiếp xúc với tác nhân kích thích phát triển Lupus trong môi trường.

Một số yếu tố có thể khởi phát bệnh như:

  • Ánh nắng mặt trời: Các tia UV trong ánh nắng mặt trời gây tổn hại da và có thể khởi phát Lupus ban đỏ với những người nhạy cảm.
  • Nhiễm khuẩn: sinh hoạt trong môi trường nhiễm khuẩn có thể gây nên Lupus hay làm tái phát Lupus.
  • Lạm dụng thuốc: việc sử dụng các loại thuốc về thần kinh, huyết áp hay kháng sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ở trường hợp này, người bệnh sẽ có triệu chứng ho dai dẳng sau khi ngừng sử dụng thuốc.

Không những thế các yếu tố về giới tính và chủng tộc cũng là nguy cơ gây bệnh. Bệnh thường gặp ở nữ giới và những người Mỹ gốc Phi, người châu Á và người Tây Ban Nha.

Lupus ban đỏ nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Lupus ban đỏ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Các biến chứng thường thấy của bệnh như:

  • Máu và mạch máu: hiện tượng thiếu máu, giảm bạch cầu và tiểu cầu ảnh hưởng đến quá trình làm đông dẫn đến nguy cơ tắc mạch máu và viêm thành mạch.
  • Tim: Lupus có thể gây xơ hóa màng tim, tổn thương van, van ba lá, viêm cơ tim, gây các nguy cơ về tim mạch và các cơn đau tim.
  • Phổi: các bệnh viêm phổi mô kẽ, tràn dịch màng phổi, tăng áp động mạch phổi, tắc phổi và xuất huyết phổi.
  • Thận: Lupus có thể gây nên tiểu máu hoặc tiểu đạm nếu để lâu sẽ tiến triển thành các bệnh viêm thận, suy thận và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Các dấu hiệu thường thấy khi tổn thương thận như: ngứa khắp nơi, đau ngực, buồn nôn, chân bị phù.
  • Thần kinh: các vùng da tổn thương lây lan đến hệ thần kinh dẫn đến các tình trạng đau đầu, co giật, ảnh hưởng đến nhận thức và dễ dẫn đến trầm cảm.
  • Hệ sinh sản: Lupus ban đỏ có thể làm tăng tỷ lệ thai lưu, sảy thai. Khi Lupus bùng phát ở phụ nữ đang mang thai, tiên lượng trong cơ thể không đủ ảnh hưởng đến thai nhi. Đứa trẻ khi được sinh ra thường có biểu hiện đỏ da, nặng hơn là mắc phải các bệnh về tim và gan lá lách to.
  • Các biến chứng khác: nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch bị suy yếu, ung thư, hoại tử.
Lupus ban đỏ nguy hiểm như thế nào?
Lupus ban đỏ nguy hiểm như thế nào?

Tìm hiểu thêm các bệnh tự miễn trên da nguy hiểm khác tại link: https://yduocluanthanh.com/cac-benh-ve-da-thuong-gap/

Làm thế nào để điều trị Lupus ban đỏ?

Hiện nay tuy chưa có những nghiên cứu chính xác nào về phương pháp điều trị hoàn toàn bệnh. Tuy nhiên, nhiều phương pháp hạn chế sự phát triển và tái phát bệnh hiệu quả cũng đã được đưa ra. Là bệnh mãn tính do cơ địa từng người, do vậy thời gian và hiệu quả điều trị phụ thuộc lớn vào người bệnh.

Một số loại thuốc điều trị bệnh như:

  • Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid: những dòng thuốc này có tác dụng rất tốt cho cơ và khớp. Tuy nhiên chúng lại dễ để lại những tác dụng phụ như loét dạ dày. Do vậy các bạn cần ăn no trước khi sử dụng.
  • Thuốc Corticoid (Corticosteroid): dòng thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh hơn xong cũng để lại nhiều tác dụng phụ. Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc như loãng xương, viêm loét dạ dày, rạn da…
  • Thuốc chống sốt rét cũng có tác dụng cực tốt đối với những tổn thương ở da và khớp.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: các dòng thuốc này chỉ nên dùng với những trường hợp nặng do có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Để khắc phục những hạn chế khi sử dụng thuốc trong điều trị, Y dược Luân Thành mang đến các bạn bộ đôi sản phẩm từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả. Sự kết hợp điều trị từ trong ra ngoài, viên uống Thiên Phục Liễu và kem bôi Phục Liễu Bì đã giúp nhiều người thoát khỏi căn bệnh Lupus dai dẳng và nguy hiểm này.

Để biết thêm thông tin về các sản phẩm, đặt lịch thăm khám, tư vấn về bệnh các bạn có thể Click tại đây.

3 bình luận
  1. Trước đợt tôi bị viêm da xong cũng sợ là bệnh này, tại đọc thấy bệnh nguy hiểm lắm, cũng may là không phải

    • Vậy thì tốt quá, chúc bạn và gia đình luôn có thật nhiều sức khỏe và bình an trong cuộc sống nhé !

Bình luận của bạn