[Chia sẻ] 6 biểu hiện của tiểu đường thai kỳ cần lưu tâm

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý phổ biến với các bà bầu hiện nay. Căn bệnh này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do vậy, cần chú ý và phát hiện sớm những biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ để có phương hướng điều trị hợp lý.

1. Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng bà bầu bị tiểu đường tạm thời trong thời gian mang thai. Đây là một căn bệnh mãn tính, xuất hiện trong khoảng tuần thai từ 24 đến 28. Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi tuyến tụy của cơ thể bà bầu không sản xuất đủ lượng insulin để điều hòa lượng đường có trong máu. Lâu dần, tình trạng này sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

tieu-duong-thai-ky-la-gi
Tiểu đường thai kỳ là gì?

2. Tiểu đường thai kỳ gây ra những ảnh hưởng gì?

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả bà bầu và thai nhi, do đó, không nên chủ quan và coi thường căn bệnh này. Dưới đây là những biến chứng mà mẹ và bé có thể gặp phải khi không điều trị những biểu hiện của tiểu đường thai kỳ sớm.

2.1. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến thai nhi

  • Hệ tim mạch, thần kinh có thể bị dị tật bẩm sinh.
  • Rối loạn tăng trưởng, phổi yếu.
  • Sảy thai, tỷ lệ tử vong cao.
  • Chết lưu do đường huyết tăng cao.
  • Trẻ bị vàng da sau sinh.
  • Sinh non.

2.2. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến mẹ bầu

  • Gây rối loạn hệ tuần hoàn và hệ hô hấp.
  • Đa ối, trương phì tử cung.
  • Chuyển dạ kéo dài, sinh khó.
  • Sang chấn tâm lý.
  • Băng huyết sau sinh, tăng tỷ lệ tử vong.
  • Rối loạn đường trong máu, gây hôn mê.
  • Gia tăng tỷ lệ sinh mổ.

Tuy nhiên, nếu phát hiện tiểu đường thai kỳ sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi; không để lại bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Xem thêm bài viết: Viêm da cơ địa khi mang thai, giải pháp an toàn cho mẹ và bé.

3. Top 6 biểu hiện của tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu cần lưu ý

Quá trình mang thai rất vất vả và các bà bầu thường xuyên gặp phải tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Vì vậy, họ thường không để ý hoặc không phát hiện được rằng mình đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Dưới đây là một số biểu hiện của tiểu đường thai kỳ, các mẹ bầu hãy tham khảo để xem mình có gặp phải biểu hiện nào không nhé.

  • Tiểu tiện nhiều: khi mang thai, lượng glucose trong máu sẽ tăng cao và vì vậy, thận sẽ phải hoạt động mạnh hơn để đẩy lượng glucose thừa ra ngoài. Từ đó, khiến các mẹ bầu phải đi tiểu nhiều hơn.
  • Thường xuyên có cảm giác khát nước: lượng glucose thừa được đẩy ra ngoài theo đường tiểu tiện, khiến cơ thể bị mất nước và cần phải được bù đắp lượng nước đã mất. Do đó, bạn sẽ thường xuyên có cảm giác khát nước.
  • Vùng kín bị nấm, nhiễm trùng, đau rát khi đi tiểu, màu sắc của nước tiểu bị thay đổi.
  • Cơ thể mệt mỏi, luôn có cảm giác thèm ăn: do tụy không sản xuất đủ lượng insulin cho quá trình chuyển hóa năng lượng nên mẹ bầu luôn có cảm giác mệt mỏi, đói bụng.
  • Gặp hiện tượng mờ mắt ngắn: do lượng glucose trong máu tăng đột ngột, khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, gây cảm giác choáng váng và mờ mặt trong khoảng thời gian ngắn.
  • Nhiễm trùng da, viết thương lâu phục hồi hơn.
bieu-hien-cua-tieu-duong-thai-ky
Biểu hiện của tiểu đường thai kỳ

4. Nguyên nhân trực tiếp gây nên những biểu hiện của tiểu đường thai kỳ?

Glucose đóng một vai trò rất quan trọng trong sự chuyển hóa năng lượng phục vụ cho các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, để có thể chuyển hóa glucose thì tuyến tụy cần phải tiết ra đủ lượng insulin để điều hòa lượng đường trong máu. Khi mang thai, bà bầu thường bị rối loạn hormone và từ đó, khiến tụy không tiết ra đủ lượng insulin, gây ra tiểu đường thai kỳ.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra sự thiếu hụt insulin:

  • Cơ thể người mẹ đã sản sinh các chất kháng insulin từ trước khi mang bầu, khiến việc chuyển hóa glucose không còn hiệu quả.
  • Mẹ bầu có tình trạng thừa cân, béo phì hoặc mang thai khi đã có tuổi (trên 35 tuổi).
  • Tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết khiến lượng đường trong máu tăng cao.
  • Các hormone của nhau thai gây ảnh hưởng tới sự chuyển hóa của insulin.

Xem thêm: Bệnh chàm ở phụ nữ mang thai và những điều cần biết.

5. Các phương pháp giúp mẹ bầu phòng tránh những biểu hiện của tiểu đường thai kỳ

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ là mẹ bầu cần phải duy trì lượng đường trong máu ở mức vừa phải, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

5.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Các bà bầu nên lựa chọn tiêu thụ những thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo như rau củ, ngũ cốc, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm khác để thực đơn đa dạng và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.

5.2. Tập thể dục thường xuyên

Thường xuyên tập luyện không chỉ giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức hợp lý mà còn giúp bà bầu ngủ ngon hơn, dễ đẻ hơn. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng và tuyệt đối không được tập luyện quá sức hoặc quá lâu.

5.3. Thực hiện xét nghiệm thường xuyên

Các bà bầu cần lưu ý phải đến gặp bác sĩ để thăm khám thai định kỳ. Điều này giúp các bác sĩ có thể nắm được tình trạng thai nhi phát triển một cách sát sao và nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào dù là nhỏ nhất. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những phương hướng điều trị hợp lý nhất.

Trên đây là những thông tin mà các mẹ bầu cần nắm được về bệnh tiểu đường thai kỳ. Để phòng tránh những biểu hiện của tiểu đường thai kỳ, các bà bầu cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt khoa học, hợp lý.

Xem thêm những thông tin hữu ích khác tại đây.