Bệnh chàm ở phụ nữ mang thai và những điều cần biết

Chàm là bệnh da liễu mãn tính rất khó điều trị dứt điểm. Do vậy, bệnh chàm ở phụ nữ mang thai khiến nhiều người lo sợ, bởi bất cứ tác động nào cũng có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Để có những cách phòng tránh và điều trị bệnh một cách tốt nhất, cùng chúng tôi tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé.

Biểu hiện của bệnh chàm ở phụ nữ mang thai

Bệnh chàm có thể hoành hành người bệnh trong thời gian dài. Nó xuất hiện tại hầu hết các bộ phận trên cơ thể và không bỏ qua đối tượng nào, kể cả bà bầu. 

Thai kỳ là giai đoạn khiến phụ nữ có nhiều biến đổi trên cơ thể. Chính điều này là cơ hội cho nhiều căn bệnh bùng phát, trong đó có bệnh chàm. Biểu hiện của căn bệnh này ở phụ nữ mang thai cũng giống với những đối tượng khác. Bao gồm:

  • Những vết phát ban đỏ mọc thành từng mảng.
  • Bề mặt vết thương khô ráp, có thể bong vảy liên tục.
  • Các mụn nước kèm mủ li ti xuất hiện trên bề mặt da mắc bệnh.
  • Các cơn ngứa ngáy dữ dội tại vết thương.

Tuy nhiên, các tổn thương này tồn tại trên da của bà bầu lâu hơn hẳn người bình thường bởi các biến đổi nội tiết trong cơ thể. Do đó, chàm ở phụ nữ mang thai sẽ khó điều trị hơn.

Chàm ở phụ nữ mang thai sẽ khó điều trị hơn
Chàm ở phụ nữ mang thai sẽ khó điều trị hơn

Tại sao phụ nữ mang thai mắc bệnh chàm?

Hầu hết các tổn thương do chàm gây ra chỉ tồn tại trên da. Tuy nhiên, cơ chế hình thành nên nó lại xuất phát từ nhiều yếu tố. Đối với phụ nữ mang thai, những yếu tố từ bên trong cơ thể là tác nhân chủ yếu. Theo các chuyên gia về da liễu, một số nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở phụ nữ mang thai được tóm tắt dưới đây.

Sức đề kháng của bà bầu thường bị suy giảm, đặc biệt là những tháng đầu tiên của thai kỳ. Theo lý giải của các bác sĩ, hiện tượng này là hậu quả của việc cơ thể phải chịu các áp lực từ việc mang bầu và nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, người mẹ dễ dàng bị các tác nhân gây hại xâm nhập.

Thai kỳ là khoảng thời gian mà người phụ nữ cần đặc biệt chú ý tới sức khỏe, đặc biệt là vấn đề tâm lý. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra rằng, bệnh trầm cảm khi mang thai là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh chàm da.

Hai hormone progesterone và estrogen ở nữ giới luôn duy trì  hàm lượng nhất định để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng khi mang thai, số lượng hormone tăng lên nhiều lần. Chính sự mất cân bằng nội tiết tố khiến chức năng của da gặp vấn đề. Lúc này, chàm bắt đầu tấn công và phát bệnh.

Do hệ miễn dịch suy yếu nên cơ thể bà bầu dễ nhạy cảm với nhiều yếu tố bên ngoài. Các tác nhân như mỹ phẩm, hóa chất, lông chó mèo, thời tiết,… có thể khiến phụ nữ mang thai dễ bị kích ứng. Do đó, tiếp xúc với chúng trong thời gian dài khiến bệnh chàm xuất hiện. 

Rối loạn miễn dịch vẫn luôn là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh da tự miễn
Rối loạn miễn dịch vẫn luôn là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh da tự miễn

Điều trị bệnh chàm ở phụ nữ mang thai

Theo các chuyên gia, bệnh chàm không gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe. Mặc dù vậy, những vết thương và cảm giác ngứa ngáy liên tục khiến mẹ bầu gặp biến chứng tâm lý. Bệnh chàm nếu không có những phương pháp điều trị phù hợp còn dễ dẫn đến tình trạng chàm bội nhiễm ở bà bầu nữa đó. Để chữa khỏi căn bệnh này, các bà bầu có thể phải mất khá nhiều thời gian và công sức. Dưới đây là các phương pháp điều trị mà các bà bầu có thể áp dụng.

Sử dụng nha đam

Lá cây nha đam có 3 lớp. Trong đó, lớp gel ở giữa được sử dụng như mẹo chăm sóc da của nữ giới. Theo nghiên cứu, nha đam chứa nhiều vitamin B12, khoáng chất canxi và chất chống oxy hóa. Các chất này có nhiệm vụ cấp ẩm, chống viêm và làm mềm dịu da.

Cách sử dụng nha đam để chữa bệnh chàm ở phụ nữ mang thai cũng khá đơn giản. Đầu tiên, bà bầu cần làm sạch vùng da bị bệnh. Lấy một lượng gel nha đam vừa đủ và bôi lên bề mặt vết thương. Với loại gel này, mẹ bầu có thể để qua đêm và rửa lại với nước.

Nha đam giúp giảm viêm nhiễm, kháng khuẩn và dưỡng ẩm rất tốt cho vùng da bệnh chàm
Nha đam giúp giảm viêm nhiễm, kháng khuẩn và dưỡng ẩm rất tốt cho vùng da bệnh chàm

Sử dụng lá tắm từ trầu không

Y học đã chỉ ra rằng, lá trầu không có chứa hàm lượng lớn các chất như estragol, chavicol, eugenol,… Bên cạnh đó, thành phần của lá cây này còn bao gồm nhiều axit amin và vitamin. Do đó, lá trầu không giúp chống khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa và tiêu diệt virus. Ngoài ra, loại lá này khá lành tính nên còn sử dụng cho cả trẻ nhỏ. 

Để sử dụng phương pháp này, mẹ bầu cần chuẩn bị một vài lá trầu không đã rửa sạch. Sau khi vò, mẹ bầu đem số lá này đun sôi với 2 lít nước và một chút muối tinh. Mẹ bầu hãy dùng nước này để tắm thường xuyên cho tới khi bệnh thuyên giảm.

Thực hiện đều đặn tuần 3,4 lần mỗi tuần để cảm nhận sự thay đổi nhé
Thực hiện đều đặn tuần 3-4 lần mỗi tuần để cảm nhận sự thay đổi nhé

Sử dụng thuốc Tây y

Theo khuyến cáo, hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh chàm đều tiềm ẩn các tác dụng phụ. Do đó, với bệnh chàm ở phụ nữ mang thai, việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị cần đặc biệt chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ khi sử dụng. Một số loại thuốc Tây được dùng như:

  • Kem bôi chứa khoáng chất kẽm: Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh chàm với khả năng sát khuẩn và điều trị viêm da hiệu quả. Hơn nữa, nó còn an toàn với phụ nữ đang mang thai.  
  • Thuốc chống Histamin H1: Histamin là chất gián tiếp gây nên dị ứng và viêm da trên cơ thể. Do đó, thuốc chống Histamin H1 giúp ức chế các kích ứng, kiểm soát các phát ban trên da của bà bầu.

Cách phòng bệnh chàm ở phụ nữ mang thai

Chuyên gia đã nhận định rằng, bệnh chàm có thể tái phát lại nhiều lần. Do vậy, để kéo dài thời gian cho tới lần tái phát tiếp theo và việc điều trị hiệu quả hơn, các mẹ bầu cần lưu ý các điều dưới đây:

  • Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. 
  • Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái trong thai kỳ.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các hóa chất gây dị ứng.
  • Bổ sung kem dưỡng ẩm và cấp nước cho da.
  • Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cần bổ sung nhiều loại vitamin C, B để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo hoạt động cho các cơ quan trong cơ thể.
  • Sử dụng máy phun sương để tạo ra môi trường ẩm thích hợp cho da.
  • Lựa chọn trang phục mềm, nhẹ, thoáng khí và thấm hút mồ hôi.
  • Tránh gãi, cọ xát mạnh vào vết thương để tránh lở loét, nhiễm trùng. Thay vào đó, các mẹ bầu có thể massage nhẹ nhàng hoặc chườm lạnh để giảm ngứa.

Trên đây là các thông tin về bệnh chàm ở phụ nữ mang thai. Nếu có bất kỳ dấu hiệu của bệnh, mẹ bầu không được chủ quan và đến ngay bệnh viện để kiểm tra nhé. Chúc thai kỳ của các mẹ diễn ra suôn sẻ!