Bệnh chàm có bị lây không, những con đường lây lan của bệnh

Chàm là loại bệnh tự miễn mãn tính trên da. Chúng làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh thường lo lắng liệu bệnh chàm có bị lây không, lây lan qua những đường nào và đâu là phương pháp chữa khỏi bệnh chàm? Tất cả các thắc mắc về bệnh sẽ được chúng tôi giải đáp ngay tại bài viết, tìm hiểu ngay nào!

Bệnh chàm là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh?

Chàm là bệnh da liễu khá phổ biến. Đây là căn bệnh có thể xuất hiện ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể con người. Theo nghiên cứu thì có rất nhiều loại chàm đã từng xuất hiện như chàm đỏ, chàm tổ đỉa, chàm khô,… Viêm da dị ứng cũng được cho là một dạng của bệnh chàm.

Một số dạng chàm phổ biến

Bệnh chàm được chia thành nhiều dạng dựa vào vị trí và triệu chứng điển hình của nó. Dưới đây là một số dạng phổ biến nhất.

  • Chàm ướt: Loại chàm này thường xuất hiện ở tay, chân, đầu với những mụn nước mưng mủ.
  • Chàm khô: Đặc trưng của chàm khô là sự căng, nứt nẻ ở da. Chính vì vậy thường xuất hiện các vảy trắng bong tróc trên da.
  • Chàm đỏ: Đây là chứng rối loạn sắc tố melanin khiến các vùng da bị bệnh có các mảng màu đỏ và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Chàm môi: Là hiện tượng môi bị phát ban đỏ, nứt nẻ, khô cứng. Ngoài ra, chàm môi có thể gây ra tình trạng lở loét khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng.
Các dạng của bệnh chàm
Các dạng của bệnh chàm

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Thông thường, biểu hiện của bệnh chàm là những vết đỏ có mụn nước trên da kèm theo các cơn ngứa ngáy dữ dội. Khi sờ tay vào thì bề mặt rất khô ráp và có thể bong vảy trắng.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh chàm

Hiện tại, chưa có tài liệu nào chỉ ra nguyên nhân chính xác gây nên bệnh chàm. Tuy nhiên, dưới đây là một vài yếu tố có thể khiến bệnh chàm xuất hiện:

  • Di truyền: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh ngoài da. Thông thường, khi bố hoặc mẹ mắc bệnh chàm, khả năng 60% con của họ cũng sẽ mắc bệnh.
  • Sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch suy giảm là nguyên nhân khiến cơ thể mắc nhiều bệnh khác, không riêng bệnh chàm. Vì lúc này, hàng rào bảo vệ cơ thể không hoạt động hiệu quả, dẫn đến tình trạng xâm lấn của vi khuẩn khiến bệnh bùng phát.
  • Cơ địa: Nếu bạn sở hữu một làn da mỏng, nhạy cảm, dễ phản ứng với mỹ phẩm thì bạn khả năng mắc bệnh chàm rất cao.
  • Tác nhân bên ngoài: Chàm có thể xuất hiện khi cơ thể thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, thuốc trừ sâu và các loại hóa chất công nghiệp khác. 

Với những biểu hiện và nguyên nhân được kể trên thì liệu bệnh chàm có bị lây không? Bạn đọc hãy theo dõi phần dưới đây.

Vậy bệnh chàm có bị lây không?

Bệnh chàm có bị lây không?
Bệnh chàm có bị lây không?

Theo nghiên cứu, căn bệnh có thể xuất hiện ngay từ mới sinh. Tuy nhiên, bệnh sẽ biến thể thành các dạng khác khi trẻ đến độ tuổi trưởng thành. Vì vậy, đa số trường hợp mắc bệnh chàm đều là mãn tính. 

Bệnh chàm có lây cho người khác không? và bệnh chàm lây qua đường nào? Với những nguyên nhân gây bệnh, ta có thể xác định bệnh không phải do vi khuẩn hay virus nào gây nên, do đó bệnh không hề có tính lây lan. Tuy nhiên nếu trong gia đình bạn có tiền sử bị chàm thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn là rất lớn. Bên cạnh đó, cộng thêm sự tác động của các yếu tố gián tiếp như môi trường, hệ miễn dịch,… khiến cho bệnh chàm bùng phát mạnh mẽ.

Ngoại trừ yếu tố di truyền thì bệnh chàm không có khả năng lây sang người khác. Nhưng nếu người mắc bệnh không được điều trị đúng cách thì chàm có thể lây lan sang nhiều vùng của cơ thể. Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Một số giải pháp điều trị bệnh chàm 

Để điều trị bệnh chàm, các bác sĩ đã đưa ra một số giải pháp dưới đây. Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ có thể làm thuyên giảm và kéo dài thời gian tái phát chứ không thể chữa dứt điểm bệnh chàm.

Sử dụng thuốc đặc trị

Một số loại thuốc được sử dụng trong đặc trị bệnh chàm như:

  • Thuốc Goudron: Thành phần của loại thuốc mỡ này có nguồn gốc từ gỗ thông. Nó có tác dụng làm mềm, dịu da. Tuy nhiên, thuốc Goudron lại có mùi nồng, khá khó chịu. 
  • Thuốc Corticoid: Đây là thuốc chống dị ứng và kiểm soát viêm da.
  • Thuốc Histamin: Thuốc này có nhiệm vụ làm giảm bớt cảm giác ngứa ngáy và tình trạng lở loét có thể xảy ra.
  • Thuốc bôi có chứa kẽm: Loại kem này giúp hạn chế sự tiết dịch ở các vết thương. Ngoài ra, nó còn có tác dụng sát khuẩn và làm dịu các cơn ngứa.
  • Một số loại kháng sinh: Các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân dùng thêm một số loại kháng sinh nhằm ngăn chặn nhiễm trùng.
Sử dụng thuốc đặc trị có tác dụng nhanh chóng
Sử dụng thuốc đặc trị có tác dụng nhanh chóng

Sử dụng thuốc đặc trị giúp bệnh thuyên giảm một cách nhanh chóng, tuy nhiên lại mang tới những tác dụng phụ không mong muốn như khô da, teo da, ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận,… Do vậy để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc.

Sử dụng ánh sáng

Như chúng ta đã biết, tia UVA hay UVB có trong ánh nắng mặt trời rất có hại cho da. Nhưng, chúng lại được sử dụng trong liệu pháp ánh sáng nhằm điều trị bệnh chàm. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân chàm da dùng thuốc không đạt hiệu quả thì bác sĩ mới yêu cầu sử dụng phương pháp này. 

Lưu ý: Phương pháp này có khả năng gây ung thư. Do vậy, người bệnh cần thảo luận trước với các chuyên gia.

Vậy liệu pháp nào là an toàn và hiệu quả nhất cho người bệnh đảm bảo hiệu quả và không để lại tác dụng phụ? Chỉ có thể là bộ đôi sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên của Y dược Luân Thành.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh chàm?

Theo thống kê, có đến gần 60% số bệnh nhân mắc chàm là do di truyền. Nhưng cũng không vì thế mà chúng ta xem nhẹ các khả năng gây bệnh khác. Vì vậy, để phòng ngừa hoặc hạn chế nguy cơ tái phát thì mọi người cần chú ý một số điều dưới đây:

  • Chăm sóc và vệ sinh làn da đúng cách.
  • Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa).
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin (C, E, B) để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh như ngủ đủ giấc, thường xuyên luyện tập thể thao, tránh xa các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá).
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui tươi.
  • Khi bị chàm, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu không được bác sĩ kê đơn.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Với những kiến thức chúng tôi đã cung cấp, hy vọng các bạn có thể trả lời chính xác bệnh chàm có bị lây không, lây qua con đường nào và có những cách phòng tránh và điều trị tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về bệnh và những sản phẩm hỗ trợ điều trị, liên hệ với chúng tôi ngay.