Nấm da đầu gây rất nhiều ám ảnh cho người bệnh, khởi phát là những ngứa ngáy trên da, vùng da đầu xuất hiện vảy trắng gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh mặc cảm, mất tự tin trong cuộc sống cũng như giao tiếp với người đối diện. Có những trường hợp còn dẫn tới trầm cảm vì người bệnh bị căng thẳng trong một khoảng thời gian quá dài.
Mục lục bài viết
Bệnh nấm da đầu là gì?
Nấm da đầu là 1 bệnh lý rất phổ biến và có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi cũng như giới tính. Bệnh chủ yếu phát triển do sự xâm nhập của những sợi nấm thuộc loài microsporum và trichophyton gây nhiễm trùng, tổn thương trên vùng da đó. Tuy không quá nguy hiểm nhưng lại mang đến cho người bệnh những ảnh hưởng lớn về tâm lý, suy giảm chất lượng cuộc sống của họ.
Các loại nấm da đầu phổ biến
Nấm do chủng nấm Microsporum (18 loài)
Thường gây bệnh ở trẻ nhỏ và vật truyền bệnh trực tiếp đa phần là chó, mèo. Biểu hiện thường thấy ở người bệnh nhiễm nấm microsporum là rụng tóc mảng nhỏ, tóc rụng có màu xám và sợi tóc bị cắt gãy sát gốc.
Nấm da đầu do chủng Trichophyton (23 loài)
Thường xuất hiện các nốt nhỏ sần rải rác trên vùng da đầu, tạo thành các mảng vảy trắng mỏng, khi bị gãi bung ra thường bị nhầm là các vảy gàu. Phần tóc bị nấm cứng và rất dễ gãy rụng.
Những mảng vảy bong có thể trở thành các vùng hói tạm thời. Ngoài da đầu, người bệnh còn có thể mắc nấm ở những vị trí khác trên cơ thể như móng, nách, bẹn và mông.
Nấm Kerion
Người bệnh nhiễm nấm kerion thường ở tình trạng vô cùng tồi tệ, các vùng tổn thương nhiễm trùng hình thành các ổ mủ. Những vảy mủ lõm sâu và có dịch mủ màu vàng trên bề mặt vùng da bệnh, gây mùi hôi tạo cảm giác vô cùng khó chịu.
Nấm Pierdraiahortai và Trichosporon
Hay còn gọi là bệnh tóc hột (trứng tóc) do các chủng nấm trên gây ra. Khi mắc nấm này người bệnh sẽ xuất hiện những hạt tròn nhỏ (như hạt kê) màu đen hoặc nâu xám dính trên tóc và cách chân tóc khoảng 2-3cm.
Bệnh nấm do chủng này không gây gãy rụng tóc mà chỉ kèm theo một chút ngứa cho người bệnh. Tuy nhiên nó lại tạo cảm giác khó chịu cho bản thân người mắc, gây mất tự tin khi phải tiếp xúc với người xung quanh.
Nguyên nhân nào dẫn đến nấm da đầu?
- Lây nhiễm từ động vật: những động vật mang mầm bệnh dễ lây lan cho con người như chó, mèo…
- Từ người sang người: bệnh nấm da đầu hoàn toàn có thể lây từ người sang người.
- Vệ sinh vùng da đầu không đúng cách: việc gội đầu quá thường xuyên sẽ làm tẩy sạch dầu được tiết ra bởi tuyến bã nhờn, phá vỡ màng bảo vệ tự nhiên khiến lớp sừng da đầu dễ dàng bị tổn thương. Nhưng cũng không nên để đầu quá bẩn để tránh việc vi khuẩn có hại phát triển và sinh sôi.
- Thói quen sinh hoạt hằng ngày: để tóc ướt đi ngủ là thói quen thường gặp nhất. Nấm và vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh trong môi trường ẩm ướt, tạo cơ hội cho các bệnh nấm ra đầu phát triển.
- Bệnh lý khác trong cơ thể: nấm da đầu có thể phát triển mạnh hơn ở những người từng bị mắc bệnh lý như vảy nến, á sừng, viêm da…
- Tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất độc hại: việc tiếp xúc thường xuyên hay sống, sinh hoạt trong một môi trường có nhiều hóa chất cũng sẽ dễ dàng gây kích ứng và tạo nên cơ hội để nấm da đầu phát triển.
Những biểu hiện thường thấy của bệnh nấm da đầu
Người bị nấm da đầu thường sẽ thấy những vùng da đầu xuất hiện vảy trắng như gàu, ngứa ngáy kèm theo rụng tóc. Tiến triển tiếp theo có thể là xuất hiện mụn nhỏ lan rộng ra và hình thành nấm da đầu. Cơn ngứa kéo dài khiến người bệnh gãi vô tình làm cho vùng da đầu bị xước xát, chảy máu đóng vảy trên da đầu. Cứ thế vùng tổn thương sẽ càng nặng nề và trở nên trầm trọng hơn.
Viêm da vùng tổn thương, lở loét và gây ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm lý là giai đoạn nặng nhất của nấm da đầu. Chính vì thế ngay từ đầu khi có những biểu hiện người bệnh cần đi đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị hợp lý nhất từ bác sĩ chuyên khoa.
Nấm da đầu có lây được không?
Như đã nói ở phần nguyên nhân gây bệnh, nấm da đầu hoàn toàn có thể lây được từ động vật sang người, ngay cả từ người sang người. Nấm da đầu lây từ người này sang người khác qua con đường tiếp xúc trực tiếp, dùng chung quần áo, khăn mặt, khăn tắm, mũ nón, lược chải đầu…
Chúng ta đôi khi cũng có thể bị nhiễm nấm khi tiếp xúc với các nơi có chứa tế bào nấm (sàn nhà, bếp ăn, nhà vệ sinh…). Các vảy da chứa tế bào nấm rơi ra từ người nhiễm bệnh bám vào các đồ vật hoặc lơ lửng trong không gian cũng có khả năng lây lan cho người xung quanh.
Cần làm gì khi bị nấm da đầu?
- Tránh để vùng da bệnh tiếp xúc với hóa chất, dầu gội, xà bông chứa nhiều xút, chất tẩy rửa mạnh, thuốc nhuộm tóc…
- Hạn chế đội mũ, khăn… để vùng da bệnh được thông thoáng hơn.
- Giảm tinh bột, đường, hạn chế đồ ăn cay nóng, hải sản, bia rượu và các chất kích thích.
- Tránh để tóc ướt trước khi ngủ.
- Cắt móng tay để tránh gãi mạnh gây tổn thương vùng da bệnh, tắm rửa thường xuyên bằng nước lá, vỏ cây (lá khế, trà xanh, vỏ núc nác, vỏ xà cừ…) hoặc những sản phẩm dầu gội chuyên trị nấm da đầu, dầu gội thảo dược.
Phân biệt giữa nấm da đầu và vảy nến da đầu
Hai bệnh lý này đều xuất hiện trên vùng da đầu và những triệu chứng cơ bản giống nhau nên có không ít người nhầm lẫn. Do đó dẫn tới nhiều bệnh nhân bỏ qua việc thăm khám tại các cơ sở ý tế mà tự mua thuốc điều trị tại nhà, kéo theo những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Vậy làm sao để phân biệt được 2 bênh lý kể trên?
- Nấm da đầu: Cách phân biệt đơn giản nhất có thể thấy là người bệnh nấm da đầu thường rụng rất nhiều tóc còn vảy nến thì không. Nấm da đầu cũng đa dạng tổn thương hơn vảy nến, còn lại những biểu hiện là khá tương đồng.
- Vảy nến: Các triệu chứng phổ biến của vảy nến là da đỏ viêm thành từng mảng, trên bề mặt vùng da tổn thương có những lớp vảy màu trắng bong tróc, nứt nẻ và đôi khi còn chảy máu. Diễn biến của bệnh vảy nến cũng sẽ dai dẳng hơn rất nhiều so với điều trị nấm da đầu thông thường.
Phân tích chi tiết sự khác nhau giữa nấm da đầu và vảy nến da đầu. Các bạn tham khảo ngay tại link: https://yduocluanthanh.com/phan-biet-vay-nen-da-dau-va-nam-da-dau/
Phương pháp điều trị nấm da đầu
Y học hiện đại
- Thuốc bôi trị nấm: tuy có tác dụng giảm ngứa, diệt trừ nấm ngoài da nhưng thường không được ưu tiên sử dụng nhiều vì kem bôi rất khó để thẩm thấu qua vùng da bệnh để tới được gốc nấm. Một số loại kem bôi phổ biến như: miconazol, ketoconazole, clotrimazol…
- Thuốc uống chữa nấm da đầu: thường được sử dụng nhiều trong điều trị nhiễm trùng da đầu, thời gian điều trị thường kéo dài từ 1-2 tháng. Ưu điểm của những loại thuốc này là có thể trị nấm từ sâu bên trong cơ thể. Các loại thuốc uống chống nấm có thể kể đến như: griseofulvin, fluconazole, griseofulvin, terbinafine…
Phương pháp dân gian
Điều trị nấm da đầu bằng phương pháp dân gian luôn chiếm được sự tin tưởng của người bệnh vì những lợi ích và sự hiểu quả mà nó đem lại. Sau đây mình sẽ giới thiệu một vài cách chữa nấm da đầu tại nhà đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí mà lại rất hiệu quả nhé.
1. Sử dụng bồ kết trị nấm da đầu
Nói tới bồ kết người ta nghĩ ngay tới các mẹ, các bà từ ngày xa xưa đã sử dụng nó như một loại thuốc nhuộm đen tự nhiên. Không những thế, bồ kết còn giúp tóc suôn mượt, chắc khỏe, kích thích mọc tóc và bất ngờ hơn nữa là loại quả này có tác dụng trị nấm da đầu rất hiệu quả. Saponin trong bồ kết là chất kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt cho người bệnh về da nói chung. Một số chất khác giúp cân bằng độ pH trên da dầu, chặn đứng sự phát triển của nấm cũng như ngăn nó quay trở lại.
- Phơi khô bồ kết rồi đem nướng qua đến khi tỏa mùi thơm.
- Bẻ vụn bồ kết, thả vào nồi nước rồi đun sôi sau đó bắc ra khỏi bếp.
- Để nước bồ kết nguội sau đó dùng để gội đầu, mát xa nhẹ nhàng trong khoảng 5-10 phút.
- Gội đầu đều đặn với bồ kết sẽ giúp cải thiện rõ dệt tình trạng nấm da đầu của bạn.
2. Trị nấm da đầu bằng lá ổi
Lá ổi có khả năng kháng khuẩn, diệt nấm vô cùng tốt. Hơn thế nữa vì dược tính ôn hòa nên rất phù hợp cho các mẹ bầu, phụ nữ sau sinh hay cả trẻ nhỏ. Sử dụng phương pháp này đều đặn mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả vô cùng bất ngờ.
- Rửa sạch 1 nắm lá ổi tươi (vì trong lá ổi đôi khi có lông bọ nẹt).
- Vò nát và thả vào nồi đun sôi cùng với khoảng 1-2 lít nước.
- Khi đã sôi thì bắc ra để nguội sau đó cho thêm 1 chút muối vào và khuấy đều.
- Sử dụng nước để gội đầu kèm theo mát xa nhẹ nhàng trong khoảng 5-10′.
3. Trị nấm da đầu bằng cây chó đẻ
Cây chó đẻ được sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh ngoài da như vảy nến, viêm da cơ địa, mụn nhọt, rôm sảy, nấm…
- Lấy 1 nắm lá chó để, rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi trong khoảng 5 phút.
- Để nguội sau đó cho thêm 1/2 nắm muối rồi khuấy tan.
- Sử dụng nước lá chó đẻ để gội đầu, mát xa nhẹ nhàng quanh vùng da nấm.
- Kiên trì thực hiện 3-4 lần mỗi tuần sẽ thấy bệnh giảm rõ rệt.
4. Vỏ bưởi điều trị nấm da đầu
Từ thời xa xưa, các cụ đã sử dụng tinh dầu bưởi như 1 loại dầu dưỡng tự nhiên làm sạch da và giúp tóc bóng mượt, cung cấp độ ẩm cần thiết cho tóc và da đầu. Không những thế tinh chất trong vỏ bưởi còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nấm vô cùng hiệu quả mà không phải ai cũng biết.
- Đem vỏ bưởi phơi khô.
- Rửa sạch phần vỏ bưởi đã phơi rồi đun sôi với khoảng 1-2 lít nước.
- Chờ nước nguội sau đó vớt phần vỏ bưởi ra và dùng phàn nước để gội đầu, nhớ xoa bóp nhẹ nhàng để tinh dầu được thấm đều lên tóc và da đầu.
5. Sử dụng lá trầu không trị nấm da đầu
Trong lá trầu không có hàm lượng lớn các khoáng chất cũng như tính kháng khuẩn, chống viêm rất mạnh. Vì thế phương pháp này chỉ nên sử dụng 2-3 lần trong tuần để tránh tình trạng kích ứng vùng da nấm nhé.
- Ngâm 15-20 lá trầu trong nước muối sau đó rửa sạch.
- Đem lá trầu giã nát rồi chắt lấy phần nước cốt.
- Sau khi đã gội sạch đầu với dầu gội, chúng ta sử dụng nước lá trầu không gội lại lần nữa và mát xa cho tinh dầu thấm đều lên vùng da nấm.
Ngoài ra giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh như động vật hay người đang mắc bệnh cũng là 1 giải pháp cực kì hiệu quả để phòng tránh bệnh nấm da đầu. Chúng ta cũng tuyệt đối không được cào hay gãi quá mạnh vào vùng da đầu tránh gây tổn thương khiến vi khuẩn và nấm có cơ hội phát triển.