Bị cước chân vào mùa đông thì phải làm sao?

Sự thay đổi của thời tiết khi tiết trời giao mùa từ thu sang đông tạo điều kiện thuận lợi để các bệnh về da hình thành và phát triển nhất là với người có làn da nhạy cảm. Một trong số những bệnh phổ biến vào mùa đông gây ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh chính là cước chân. Vậy cước chân là gì, bị cước chân vào mùa đông phải làm sao? Tìm hiểu ngay tại bài viết này cùng Y dược Luân Thành nhé!

Bệnh cước chân là gì?

Bệnh cước chân hay y học hiện đại gọi đây là bệnh dị ứng thời tiết tại chỗ, thường xuất hiện khi nhiệt độ xuống thấp. Bệnh cước khiến các đầu ngón tay, ngón chân chuyển màu đỏ sẫm, đôi khi có mụn nước và tình trạng xuất huyết. Bệnh cước mặc dù không nguy hiểm nhưng ít nhiều gây ra những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt người bệnh.

Triệu chứng bệnh cước chân
Triệu chứng bệnh cước chân

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bị cước chân vào mùa đông

Khi thời tiết chuyển lạnh, nếu chân và tay không được giữ ấm, các mạch máu dưới da bị co lại khiến máu lưu thông chậm gây thiếu oxy tại nơi cần nuôi dưỡng. Lúc này, khi ta làm ấm các vùng da một cách đột ngột, mạch máu sẽ bị vỡ gây hiện tượng sưng đỏ, gây ngứa và đau.

Ngoài ra, những người có tuần hoàn máu kém, chân tay thường lạnh ngay cả trong thời tiết ấm áp cũng là nguyên nhân gây nên bệnh cước. Việc tuần hoàn máu kém khiến các vùng xa tim không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết dẫn đến nhạy cảm hơn với nhiệt độ.

Các triệu chứng thường thấy khi bị cước chân vào mùa đông:

  • Các đầu ngón chân sưng đỏ.
  • Cảm giác nóng rát, da ngứa như bị châm chích.
  • Sắc tố da thay đổi, chuyển sang màu đỏ đậm kèm cảm giác đau nhức.
  • Một vài trường hợp nặng, vùng chân bị sưng phồng, lở loét thậm chí có mủ.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh cước?

Cước là căn bệnh phổ biến vào mùa đông nhưng đây cũng là bệnh rất dễ phòng tránh. Cần làm gì để không bị cước chân vào mùa đông này?

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân và tay nơi thường xuyên tiếp xúc với nước lạnh. Nên đeo đầy đủ tất chân, tất tay trước khi ra ngoài.
  • Với những người có cơ địa nhạy cảm, nên sử dụng thêm các dụng cụ sưởi ấm di động khác như túi ấm, túi chườm để bảo vệ cơ thể tốt hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất liệu dễ gây kích ứng cho da như bông, len…
  • Nên sử dụng gang tay khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa (bột giặt, nước rửa chén, nước lau nhà…).

Cách chữa cước chân vào mùa đông

Phải làm gì khi bị cước chân vào mùa đông? Một số cách chữa cước chân vào mùa đông các bạn có thể dễ dàng thực hiện, mang lại hiệu quả cao như:

Ngâm gừng chữa cước chân nhanh chóng
Ngâm gừng chữa cước chân nhanh chóng

Chữa cước chân nhanh chóng với gừng tươi

Rửa sạch củ gừng tươi, thái thành các lát mỏng rồi xát lên vùng da bị cước. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần, những cơn ngứa ngáy sẽ dần dịu đi và bệnh cước sẽ từ từ biến mất. Ngoài ra, việc thể đun nước gừng với một ít muối và ngâm chân cũng có thể chữa cước chân hiệu quả.

Sử dụng lá lốt chữa cước chân

Thái nhỏ lá lốt tươi đã làm sạch, sau đó đem đun sôi với nước kèm một ít muối rồi lấy nước ngâm chân. Ngâm hàng ngày trước khi đi ngủ từ 20-30 sẽ cảm thấy đỡ dần và khỏi hẳn cước chân.

Chữa cước chân bằng rượu

Lấy bông sạch thấm một ít rượu anh đào lên vùng da bị bệnh sẽ làm giảm nhanh chóng những cơn ngứa ngáy của bệnh. Thực hiện sau một thời gian sẽ đánh bay bệnh cước.

Trên đây là một số kiến thức chia sẻ về bệnh cước chân. Áp dụng ngay những phương pháp phòng tránh và điều trị khi bị cước chân vào mùa đông để trải qua một mùa đông không ngứa ngáy, đau rát nhé. Mọi chi tiết thắc mắc, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.