Bepanthen là thuốc bôi ngoài da được truyền tai nhau với nhiều công dụng tuyệt vời. Tại bài viết này, hãy cùng các chuyên gia da liễu của Y dược Luân Thành tìm hiểu về thuốc Bepanthen là thuốc gì, tác dụng của Bepanthen và liều dùng ra sao nhé!
Mục lục bài viết
1. Bepanthen là thuốc gì? Tác dụng của Bepanthen ra sao?
Thuốc Bepanthen có tên gốc là Dexpanthenol, là thuốc nằm trong phân nhóm sản phẩm làm mềm, sạch và bảo vệ da. Bepanthen là thuốc được biết đến và sử dụng nhiều nhất trong trị hăm cho bé.
Tác dụng:
- Bepanthen có tác dụng tạo lớp màng không thấm nước giúp làm giảm các kích ứng trên da.
- Dưỡng ẩm, cung cấp độ ẩm cho da.
- Chăm sóc và làm lành vết thương khi bị hăm tã, mòn da, da khô nứt nẻ, viêm da, lở loét…
2. Thành phần của thuốc Bepanthen
Dạng bào chế Bepanthen: dạng kem.
Quy cách đóng gói: hộp tuýp 30g.
Thành phần chứa trong Bepanthen: Nước, lalonin, parafinum, liquidum, paraffinum liquidum, petrolatum, ozokerite, petrolatum, panthenol, prunus amygdalus dulcis oil, glycerin oleate, lanolin alcohol, stearyl alcohol, cera alba, cetyl alcohol.
3. Hướng dẫn sử dụng và liều dùng của thuốc Bepanthen
3.1. Liều dùng
- Làm sạch vùng da bị thương và thoa một lượng kem vừa đủ từ 1-2 lần/ngày.
- Tổn thương ngoài da: Bôi một lớp kem mỏng lên vùng da bị thương, có thể mát xa nhẹ nhàng để thuốc ngấm đều trên da.
- Trẻ em: sau khi thay tã, rửa sạch da và lau khô bằng khăn sạch sau đó bôi một lớp kem mỏng vào vùng da bị hăm.
- Phụ nữ cho con bú: sau khi cho con bú, lau sạch và thoa trực tiếp lên núm vú.
3.2. Cách dùng
Dùng thuốc Bepanthen như thế nào là đúng cách?
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên sử dụng quá liều hoặc ít hơn.
- Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Lưu ý: khi bạn chót quên 1 liều, không nên dùng gấp đôi liều đã quy định vào liều kế tiếp.
3.3. Tác dụng phụ của thuốc Bepanthen
Bepanthen có thể gây ra các tác dụng phụ trên da như: nóng rát da, kích ứng, nổi ban đỏ và gây ngứa ngáy.
Chú ý: trong quá trình sử dụng nếu thấy có tác dụng phụ cần phải thông bào ngay cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế gần nhất để được xử lý.
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Bepanthen
Khi sử dụng thuốc Bepanthen, người bệnh nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Đang mang thai hoặc cho con bú (cần tham khảo các ý kiến của người có chuyên môn để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết).
- Bạn bị dị ứng thực phẩm, lông động vật, hóa chất.
- Bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe.
- Liệt kê danh sách những thuốc bạn đang dùng cho bác sĩ, dược sĩ để tránh tương tác thuốc gây nên các tác dụng phụ.
4.1. Dược lực
- Bepanthen là dẫn xuất của axit pantothenic (thành phần của Vitamin B), tham gia các phản ứng chuyển hóa cần thiết cho các hoạt động thường ngày của cơ thể.
- Giúp tăng sinh nguyên bào sợi và tái tạo biểu mô trong hỗ trợ điều trị vết thương. Ngoài ra, Dexpanthenol còn có tinh chất dưỡng ẩm, bảo vệ da tại chỗ.
- Các thành phần khác có trong Bepanthen có tác dụng tạo lớp màng thấm nước, bảo vệ da.
4.2. Dược động
Bepanthen thẩm thấu tốt qua da, ít hấp thụ vào vòng tuần hoàn chung.
Trên đây là những kiến thức về thuốc Bepanthen và công dụng của thuốc Bepanthen. Để sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng hoặc ngưng sử dụng thuốc. Mọi thắc mắc liên hệ ngay với các chuyên gia của Y dược Luân Thành để được giải đáp nhé!