Hiện nay, số lượng người mắc các bệnh xương khớp ngày càng trở nên gia tăng. Các bệnh xương khớp tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của người bệnh nhưng lại làm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm. Trong số các bệnh xương khớp thì điển hình nhất là căn bệnh thoái hóa khớp. Căn bệnh có thể gây ra đau đớn và nhiều biến chứng không thể ngờ đối với bệnh nhân. Dưới đây là những thông tin giúp ta hiểu rõ hơn về bệnh và cách phòng ngừa, điều trị bệnh.
Mục lục bài viết
1. Thoái hóa khớp và nguyên nhân dẫn tới bệnh
1.1. Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là thể mạn tính của bệnh xương khớp hay gặp ở độ tuổi từ 40 trở lên và phổ biến nhất ở tuổi sau 60. Thoái hóa khớp là tình trạng đĩa đệm và sụn khớp bị thoái hóa, dần suy giảm chức năng kèm theo những biểu hiện như viêm, dịch khớp giảm. Điều này làm ảnh hưởng đến việc di chuyển, vận động của khớp khiến các khớp đau, cứng.
Bất cứ khớp nào của cơ thể đều có nguy cơ bị thoái hóa và hay gặp nhất là những khớp sau:
- Khớp gối
- Khớp vai
- Khớp cổ chân
- Đốt sống lưng
- Khớp háng
- Khớp ngón tay, ngón chân
1.2. Nguyên nhân dẫn tới bệnh thoái hóa khớp
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc bị thoái hóa khớp gồm nguyên nhân nguyên phát và thứ phát.
1.2.1. Nguyên nhân nguyên phát
- Tuổi tác: sự lão hóa tự nhiên diễn ra bên trong cơ thể liên quan nhiều đến tuổi tác. Tuổi càng cao thì khả năng mắc các bệnh xương khớp càng lớn, sự tiến triển của thoái hóa khớp càng nặng. Các sụn khớp sẽ bị bào mòn, sức đàn hồi và khả năng chịu lực kém.
- Do nội tiết và quá trình chuyển hóa của cơ thể: Khi nội tiết thay đổi làm nồng độ hormone cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể dẫn tới các bệnh xương khớp. Ngoài ra, các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường cũng gây ảnh hưởng đến các hormon bên trong cơ thể và biến chứng trên xương khớp của bệnh cũng diễn ra khá phổ biến.
- Do di truyền: Nguyên nhân này khá ít người biết đến. Tuy nhiên theo các chuyên gia, trong gia đình có người bị bệnh thì tỷ lệ gặp phải căn bệnh xương khớp này sẽ cao hơn so với người bình thường.
1.2.2. Nguyên nhân thứ phát
- Giới tính: Việc Hormone Estrogen bị suy giảm liên quan đến sự hình thành các bệnh xương khớp. Vì vậy, phái nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
- Thừa cân, béo phì: Lúc này, áp lực lên hệ xương khớp sẽ lớn hơn nếu diễn ra trong thời gian dài có thể gây ra biến dạng khớp. Từ đó dẫn đến các bệnh xương khớp như thoái hóa khớp.
- Xuất hiện các viêm nhiễm, tổn thương tại ổ khớp: Chấn thương hay viêm nhiễm ở các khớp sẽ tác động gây các tổn thương đến dây chằng, các gân và túi dịch khớp. Dẫn tới chức năng khớp cũng sẽ thay đổi.
- Chế độ dinh dưỡng: Nếu bệnh nhân không bổ sung Vitamin D, canxi, các chất tốt cho xương khớp thường xuyên thì nguy cơ gặp phải bệnh xương khớp khá cao.
2. Bệnh thoái hóa khớp có triệu chứng ra sao? Biến chứng bệnh là gì?
2.1. Triệu chứng của thoái hóa khớp
Tiến triển của bệnh thoái hóa khớp chậm nên ở giai đoạn đầu của bệnh các biểu hiện thường không rõ. Tuy nhiên, nếu để tình trạng bệnh kéo dài thì những triệu chứng sẽ ồ ạt xuất hiện gây khó khăn cho điều trị. Các dấu hiệu như sau:
- Đau nhức: Đây là biểu hiện đặc trưng nhất, bệnh nhân thường đau xung quanh các khớp. Theo thời gian các cơn đau tăng dần và càng ngày càng nặng hơn. Đau nhiều nhất khi bệnh nhân đi lại, leo cầu thang. Các cơn đau như vậy hay xuất hiện vào ban đêm.
- Vị trí khớp bị sưng: Khớp của bệnh nhân sẽ sưng lên do sự tràn dịch.
- Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi khớp bị sưng. Gặp phải tình trạng này chứng tỏ bệnh thoái hóa khớp của bệnh nhân đã tiến triển nặng. Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện vào lúc sáng sớm hay khi bắt đầu đi ngủ.
2.2. Biến chứng của bệnh thoái hóa khớp
Các bệnh xương khớp trong đó có thoái hóa khớp nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời thì bệnh có thể dẫn tới những biến chứng như sau:
- Teo cơ
- Bại liệt
- Tàn phế
Xem thêm bài viết: Phương pháp phòng và điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả.
3. Cách trị bệnh thoái hóa khớp
3.1. Trị bệnh thoái hóa khớp bằng y học hiện đại
- Vật lý trị liệu, điều trị bảo tồn
Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh sẽ được điều trị bằng vật lý trị liệu như xung điện, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, luyện tập khớ, cơ, xoa bóp… giúp làm giảm đau, kháng viêm. Đi cùng với đó, người bệnh phải được nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.
- Các thuốc điều trị
Ở tình trạng nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định bằng các thuốc tiêm, kháng viêm, thuốc giảm đau, giãn cơ. Tuy nhiên, các thuốc này khó được duy trì lâu dài vì có nhiều tác dụng không mong muốn nghiêm trọng. Các thuốc được sử dụng qua đường bôi, uống, dán tại chỗ, hoặc tiêm vào ổ dịch khớp.
- Phẫu thuật
Ở những trường hợp nặng như khớp biến dạng, cứng khớp không thể cử động được… không can thiệp được bằng các phương pháp thông thường. Lúc này, bác sĩ sẽ được tư vấn cho bệnh nhân thực hiện các phẫu thuật như: cấy ghép các tế bào sụn, mổ để thay khớp…
3.2. Điều trị thoái hóa khớp bằng Y học cổ truyền
Nhiều người bệnh chữa trị bệnh bằng thuốc Tây Y trong một thời gian dài đã gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, để chữa các bệnh xương khớp thì người bệnh có xu hướng chuyển sang chữa bệnh bằng các bài thuốc Y học cổ truyền. Một số loại thảo dược có khả năng chữa các bệnh về xương khớp rất tốt như: ngưu tất, dây đau xương, ngải cứu, đỗ trọng, lá lốt…
Ngoài ra, người bệnh còn được sử dụng các liệu pháp kết hợp với thuốc như bấm huyệt, châm cứu… Tuy nhiên đối với phương pháp này, người bệnh nên tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn những cơ sở uy tín cũng như mua các loại thảo dược có nguồn gốc rõ ràng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
3.3. Người bị thoái hóa khớp nên lưu ý gì?
Việc thay đổi thói quen sống ở bệnh nhân bị thoái hóa khớp cũng giúp ích rất nhiều cho việc giảm nhẹ bệnh. Một số gợi ý cho bạn đọc như sau:
- Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E, D, C, và K, các thực phẩm có công dụng làm tăng chất nhờn trong ổ dịch khớp và hạn chế những thực phẩm gây tăng khả năng viêm.
- Thiết lập cho bản thân một chế độ tập luyện, sinh hoạt nhẹ nhàng như đi bộ, bơi… Thực hiện đúng tư thế khi làm việc, vận động, hạn chế khuân vác nặng, làm những động tác quá sức.
- Duy trì mức độ cân nặng hợp lý.
- Hạn chế đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đồ uống chứa cồn và các chất kích thích.
Xem thêm bài viết: Giải pháp điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả nhất hiện nay.
4. Sản phẩm hỗ trợ Xương khớp Luân Thành
4.1. Xương khớp Luân Thành có công dụng gì?
Kết hợp với việc sử dụng thuốc điều trị thì bệnh nhân có thể dùng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ giúp bệnh xương khớp của người được cải thiện, ngăn nguy cơ bệnh tái phát.
Viên uống Xương khớp Luân Thành đang là sản phẩm được ưu tiên lựa chọn hiện nay. Vậy tại sao sản phẩm này lại được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn như vậy?
Xương khớp Luân Thành có công dụng:
- Bổ sung thêm chất nhầy tại ổ khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp, bảo vệ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe gân cốt, giúp làm giảm đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp.
4.2. Công dụng của các thành phần có trong Xương khớp Luân Thành
Xương khớp Luân Thành là một sản phẩm được phát triển bởi Y dược Luân Thành qua nhiều giai đoạn thử nghiệm nghiêm ngặt. Sản phẩm Xương khớp Luân Thành gồm các thành phần chính như sau:
4.2.1. Glucosamine HCl
Là thành phần tự nhiên có trong sụn khớp của người khỏe mạnh. Thành phần này có vai trò kích thích sự sản sinh mô liên kết trong xương, tái tạo các sụn khớp. Từ những vai trò đó Glucosamine được ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp.
4.2.2. Cao Tang ký sinh
Được biết đến là các loại thực vật sống ký sinh trên cây dâu tằm. Tang ký sinh có tác dụng bồi bổ gan thận, tăng cường sức khỏe gân cốt, trừ bệnh phong thấp, trị đau nhức xương khớp. Chính nhờ những tác dụng này mà tang ký sinh có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp.
4.2.3. Cao Dây đau xương
Vị thuốc này có vị đắng, tính mát, quy vào can. Dây đau xương được sử dụng để khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc, lợi gân cốt. Vị thuốc được dùng chữa chứng thấp khớp, tê bại, đau nhức xương khớp, đau mình mẩy. Phục hồi các tổn thương sau ngã như đau nhức do ứ máu, bong gân, sai khớp.
4.2.4. Cao Huyết giác
Có vị ngọt, chát, tính bình, quy vào hai kinh là tâm và can. Vị thuốc này có tác dụng tiêu trừ máu ứ đọng, hoạt huyết, hành khí, tăng sinh cơ. Huyết giác được sử dụng để làm lành các vùng bị thương, tụ máu như tím bầm, ngã, bong gân, đau nhức xương khớp…
4.2.5. Cao Ngưu tất
Theo Đông y, ngưu tất có vị đắng, chua, có tính bình, quy vào hai kinh can, thận. Trong dạng bào chế của Xương khớp Luân Thành thì ngưu tất có có tác dụng bồi bổ gan thận, làm mạnh gân xương. Ngưu tất chữa chứng đau lưng, mỏi gối, co quắp tay chân hay bại liệt.
4.2.6. Cao Độc hoạt
Độc hoạt có công dụng chữa chứng phong thấp, đau khớp, đau mỏi lưng gối, tê bì, co quắp tay chân…
4.2.7. Cao Thiên niên kiện
Thiên niên kiện có tác dụng bài trừ phong thấp, tăng cường sức khỏe gân cốt. Dùng chữa chứng thấp khớp, nhức mỏi tay chân và các khớp xương hoặc co quắp, tê bại. Thiên niên kiện rất tốt đối với người cao tuổi, già yếu, hỗ trợ trong quá trình điều trị vôi hóa đốt sống, thoái hóa khớp, gai đốt sống.
4.2.8. MSM (Methylsulfonylmethane)
Là một thành phần được tìm thấy trong sữa bò và nhiều thực phẩm khác như hải sản, thịt, hoa quả và rau củ. MSM góp phần hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe, trong đó đặc biệt là thoái hóa khớp.
4.2.9. Cao Vỏ liễu trắng
Thành phần hoạt chất trong Vỏ liễu trắng có cơ chế hoạt động rất giống aspirin, vì vậy nó có khả năng làm giảm đau. Các triệu chứng bao gồm nhức đầu, đau nhức cơ, viêm khớp dạng thấp, xương khớp viêm, bệnh gout và một số bệnh xương khớp khác.
4.2.10. Bromelain
Thành phần này đã được chứng minh tác dụng điều trị viêm xương khớp, chống viêm, tăng cường khả năng miễn dịch, chống hình thành khối u, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm cân.
4.2.11. Chiết xuất móng quỷ
Trong móng quỷ có chứa thành phần glycosid iridoid có tác dụng chống viêm rất tốt. Hoạt chất trong móng quỷ đã được nghiên cứu như một phương thuốc tiềm năng cho các vấn đề liên quan đến viêm, như bệnh gout, bệnh thoái hóa khớp.
4.2.12. Chondroitin sulfate
Hoạt chất này được tìm thấy ở xương, sụn khớp, giác mạc mắt, da và thành các động mạch của cơ thể người. Chondroitin sulfate giúp các khớp chịu lực tốt, giúp cấu tạo các mô liên kết trong cơ thể bao gồm cả ở các khớp xương và đường tiêu hóa.
4.3. Ai nên sử dụng sản phẩm Xương khớp Luân Thành? Cách dùng sản phẩm như thế nào?
Xương khớp Luân Thành sử dụng cho các đối tượng:
- Người bị các bệnh xương khớp như bệnh khô khớp, viêm khớp, thoái hóa các khớp,cứng khớp gây vận động khó khăn.
- Người vận động nặng kéo dài, người cao tuổi có nguy cơ thoái hóa xương khớp.
Cách sử dụng:
- Dùng bổ trợ: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên
- Dùng duy trì: Ngày uống 1 viên.
Uống sau ăn 1h. Sử dụng cùng với nước đun sôi để nguội hay nước lọc.
4.4. Xương khớp Luân Thành có tốt không?
Sản phẩm Xương khớp Luân Thành được bào chế từ nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, được kiểm định nghiêm ngặt. Thành phần chủ yếu của sản phẩm là các loại cao dược liệu quý nên đảm bảo về độ an toàn và lành tính trên người sử dụng. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xương khớp Luân Thành được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP – ISO 22000.
Ngoài ra, sản phẩm Xương khớp Luân Thành đã được Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe số 3299/2021/ĐKSP nên càng khẳng định được độ lành tính, sự hiệu quả của sản phẩm.
4.5. Cần lưu ý gì khi sử dụng Xương khớp Luân Thành
- Xương khớp Luân Thành là sản hỗ trợ, không có khả năng thay thế hoàn toàn các thuốc chữa bệnh.
- Không dùng đối với người có độ tuổi dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho trẻ bú, người có mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong sản phẩm.
- Bảo quản: Nơi có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Đảm bảo khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Để xa tầm tay của trẻ nhỏ.
Tags: bệnh xương khớp, thoái hóa khớp