Viêm khớp dạng thấp: Biến chứng và cách điều trị hiệu quả

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xương khớp phổ biến và dễ biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hữu hiệu nhất nhé!

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp (hay viêm đa khớp dạng thấp) là một bệnh mãn tính gây ra bởi sự rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khoẻ mạnh trong cơ thể. Bệnh thường ảnh hưởng ở cả hai bên khớp đối xứng của cơ thể. Nếu một trong hai khớp ở chân hay tay bị viêm khớp dạng thấp, khớp tương tự ở chân hay tay còn lại cũng có khả năng cao mắc bệnh. Đây cũng được xem là cách phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp với bệnh viêm đau khớp.

Căn bệnh này rất dễ gặp ở khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay, khớp gối. Bệnh phổ biến ở độ tuổi 20-40. Theo ước tính, cứ 100 người trưởng thành thì có 1 đến 5 người bị viêm khớp dạng thấp. Trong đó, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều gấp 2-3 lần nam giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Căn bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là gì?

2. Các triệu chứng thường thấy của bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh thường có các biểu hiện đặc trưng như: sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp.

  • Giai đoạn khởi phát (thường kéo dài vài tuần đến vài tháng): Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng sưng, nóng tại khớp nhỏ đối xứng (ngón tay, chân…).
  • Giai đoạn toàn phát: Viêm xuất hiện ở nhiều vị trí, từ cổ tay, bàn ngón tay, cổ chân, khớp gối… đến khuỷu, vai, háng, đốt sống cổ… Bệnh nhân thường viêm đau ở 2 khớp đối xứng, kèm theo nóng đỏ, sưng, cứng khớp vào buổi sáng.

Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, bệnh nhân bị hạn chế vận động, suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành các nốt sần da, biến dạng khớp. Các triệu chứng của bệnh sẽ diễn biến nặng hơn vào buổi sáng sau khi thức dậy hay sau khi ngồi lâu trong một tư thế ở khoảng thời gian dài.

3. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp

Rối loạn tự miễn là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, một số yếu tố sau góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2-3 lần so với người bình thường. Yếu tố di truyền khiến sự nhạy cảm với môi trường tăng lên, dễ nhiễm một số vi khuẩn, virus nhất định, từ đó làm khởi phát bệnh.
  • Giới tính: Nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
  • Hút thuốc: Khói thuốc lá chứa nhiều hoạt chất độc hại, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp. Với những người đã mắc bệnh, hút thuốc lá sẽ khiến các triệu chứng ngày một tồi tệ.
  • Béo phì: Những người có cân nặng vượt quá mức quy định sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn.

Xem thêm các bài viết về bệnh xương khớp tại tại đây.

4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp nếu như không được điều trị sớm

Viêm khớp dạng thấp tiến triển rất nhanh, vì vậy, nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ có thể chuyển biến xấu. Khoảng 90% bệnh nhân bị cứng khớp, trong đó 44% giảm chức năng vận động đáng kể, tay khó cầm nắm, khó đi lại chỉ sau 5-10 năm bệnh. Lâu ngày, bệnh có thể dẫn tới teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp, tàn phế. Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp còn có thể gây những biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Loãng xương: Viêm khớp dạng thấp và thuốc điều trị bệnh có thể có tác dụng phụ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương nếu không chữa trị đúng cách.
  • Thấp khớp: Những nốt sần cứng thường hình thành ở khuỷu tay, ngón tay hoặc ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, kể cả phổi.
  • Nhiễm trùng: Viêm khớp dạng thấp cùng với thuốc điều trị bệnh có thể tác động làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Hội chứng ống cổ tay: Xảy ra khi viêm khớp dạng thấp ở cổ tay và chèn ép dây thần kinh cổ tay, dẫn đến viêm gân.
  • Hội chứng Sjogren: Bệnh khi chuyển nặng có thể gây biến chứng hội chứng Sjogren, mắt và miệng bị khô.
  • Bệnh tim mạch: Bệnh nhân có khả năng mắc các bệnh về tim mạch cao gấp 4 lần so với người bình thường bởi lượng tiểu huyết cầu gia tăng, dẫn tới đột quỵ, tắc nghẽn động mạch…
  • Bệnh về da: Da xuất hiện các đốm nâu, hồng ban, lở loét, hoặc các khối cứng… Thường gặp ở khuỷu tay, ngón tay và vùng dưới móng.
Viêm khớp dạng thấp gây ra nhiều đau đớn
Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm tuổi thọ trung bình từ 3-7 năm và tăng tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân gặp biến chứng tim mạch, nhiễm trùng, ung thư và các hệ quả do thuốc điều trị. Do đó, bệnh cần được điều trị tích cực ngay từ đầu để giảm thiểu tối đa các triệu chứng, làm ngừng hay chậm tiến triển của bệnh, hạn chế khả năng tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

5.1. Điều trị viêm khớp bằng Y học hiện đại

5.1.1. Sử dụng thuốc Tây Y để điều trị viêm khớp

Các loại thuốc Tây có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh nhanh chóng, giảm đau, chống viêm và ngăn sự tiến triển của bệnh. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs): Có tác dụng giảm đau và giảm viêm. Tác dụng phụ: kích ứng dạ dày, tổn thương thận và tim, tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Corticosteroid: Giảm viêm, giảm đau, làm chậm tổn thương xương khớp. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này có thể khiến người bệnh bị loãng xương, tăng cân và tiểu đường.
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Làm chậm sự tiến triển của bệnh và giúp các khớp và mô khác tránh khỏi tổn thương vĩnh viễn. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây tổn thương gan, ức chế tủy xương hay nhiễm trùng phổi.
  • Thuốc sinh học: Đem lại hiệu quả với các trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được với các thuốc khác, cải thiện tình trạng bệnh. Mặc dù vậy, các thuốc này có thể gây tác dụng phụ đáng quan ngại là lao và các nhiễm khuẩn cơ hội, nhiễm virus, ung thư. Do đó, trước khi được chỉ định dùng thuốc sinh học, buộc phải sàng lọc, khảo sát các phản ứng, theo dõi chặt chẽ trước, trong và sau khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn.

Có thể thấy, phương pháp điều trị bằng các loại thuốc Tây y không những không tác động trực tiếp đến nguyên nhân bệnh mà còn có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

5.1.2. Phẫu thuật khớp

Khi dùng thuốc Tây không đem lại hiệu quả điều trị như ý, phẫu thuật là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Phương pháp này có thể giúp khôi phục khả năng sử dụng khớp, giảm đau nhưng lại khá tốn kém trong khi hiệu quả không tuyệt đối, vẫn có xác suất thất bại và các biến chứng vẫn có thể xảy ra.

Tập luyện giúp giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Tập luyện thường xuyên giúp thuyên giảm viêm khớp dạng thấp

5.2. Điều trị viêm khớp bằng Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp thuộc phạm trù chứng tý – đau nhức, sưng mỏi các cơ khớp ở tay chân do khí huyết không lưu thông tốt, gây bế tắc kinh lạc. Căn cứ vào đó, các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị viêm khớp dạng thấp tập trung loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh, đem lại hiệu quả từ từ nhưng ổn định, lâu dài.

Hơn nữa, vì có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên phương pháp chữa trị bằng Y học cổ truyền thường không gây tác dụng phụ cho người bệnh, cơ thể dễ dàng hấp thụ và thanh thải.

5.3. Kết hợp chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bệnh viêm khớp dạng thấp

Để tăng tối đa hiệu quả điều trị, bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp nên:

  • Tập các bài tập có lợi, giúp cải thiện bệnh, ví dụ như: yoga, đạp xe, kéo căng cơ, v.v…
  • Tránh các động tác có hại cho khớp.
  • Không đứng hay ngồi nguyên một tư thế quá lâu, chú ý giữ tư thế thẳng, cân đối.
  • Tránh mang vác, cầm đồ vật nặng.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D giúp xương chắc khoẻ và các sản phẩm từ sữa, cá, trứng, rau xanh…
  • Không sử dụng rượu, thuốc lá.
  • Hạn chế việc căng thẳng, áp lực thúc đẩy bệnh tiến triển nhanh hơn.
Viêm khớp dạng thấp gây biến dạng khớp
Bệnh viêm khớp dạng thấp chuyển biến xấu gây biến dạng khớp

6. Xương khớp Luân Thành – Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp an toàn, hiệu quả và nhanh chóng

Trước những ưu điểm của phương pháp Y học cổ truyền, nhiều người bệnh đã lựa chọn các sản phẩm có chiết xuất từ tự nhiên, an toàn và hiệu quả, đơn cử như Viên uống Xương khớp Luân Thành. Với cơ chế điều trị dứt điểm triệu chứng, phục hồi các tổn thương và tăng cường sức đề kháng, viên uống Xương khớp Luân Thành bổ sung chất nhầy dịch khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp, bảo vệ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn góp phần làm mạnh gân cốt, giúp giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Người bệnh hoàn toàn có thể an tâm về độ hiệu quả cũng như tính an toàn của sản phẩm bởi Viên uống Xương khớp Luân Thành được sản xuất bởi nhà máy đạt chuẩn GMP – ISO 22000 theo tiêu chuẩn quốc tế và Bộ Y Tế cấp phép công nhận thực phẩm bảo vệ sức khoẻ số 3299/2021/ĐKSP.

Xương khớp Luân Thành là sản phẩm an toàn tuyệt đối với người bệnh, nhận được nhiều đánh giá cao từ các chuyên gia đầu ngành, sự tin tưởng từ các bệnh nhân đã qua sử dụng.

Giấy chứng nhận sản phẩm Xương khớp Luân Thành
Giấy chứng nhận công bố sản phẩm Xương khớp Luân Thành

6.1. Thành phần chính của viên uống Xương khớp Luân Thành

  • Glucosamin

Công dụng: Kích thích sản xuất sụn (đóng vai trò quan trọng nhất trong điều trị viêm khớp), tăng chất nhầy dịch khớp, giảm đau khớp và chống viêm hiệu quả…

  • Tang ký sinh

Công dụng: Bổ can thận, trừ phong thấp, mạnh gân xương, trị đau nhức xương khớp do phong thấp tý, đau mỏi vùng cột sống thắt lưng, đau do cứng khớp thoái hóa khớp, viêm xương khớp…

  • Dây đau xương

Công dụng: Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc, lợi gân cốt, giảm đau, chống viêm…

  • Huyết giác

Công dụng: Tiêu huyết ứ, hoạt huyết, sinh cơ hành khí…

  • Ngưu tất

Công dụng: Bổ can ích thận, cường gân tráng cốt, kháng viêm, chữa đau lưng mỏi gối, tay chân co quắp hay bại liệt…

  • Độc hoạt

Công dụng: Khu phong hàn, trừ thấp, giảm đau…

  • Thiên niên kiện

Công dụng: Trừ phong thấp, mạnh gân xương, hỗ trợ điều trị vôi hoá đốt sống, thoái hoá cột sống, xương khớp, gai đốt sống…

  • MSM (Methyl Sulfonyl Methane)

Công dụng: Chống viêm, chống thấp khớp, giảm đau mạnh, tăng cường cơ chế tự miễn dịch của cơ thể…

  • Vỏ liễu trắng

Công dụng: Giảm viêm, giảm đau tự nhiên…

  • Bromelain

Công dụng: Chống viêm, tăng cường chức năng miễn dịch để giảm viêm, chống khối u, điều trị viêm xương khớp…

  • Chiết xuất Cây móng quỷ

Công dụng: Ức chế các chất trung gian gây viêm, các enzym phá hủy sụn khớp, chống viêm, chống oxy hoá…

  • Chondroitin Sulfate

Công dụng: Giúp khớp chịu lực, giúp xây dựng toàn bộ các mô liên kết trên cơ thể, hỗ trợ điều trị loãng xương…

6.2. Tại sao nên sử dụng sản phẩm của Y dược Luân Thành để điều trị viêm khớp dạng thấp?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thực phẩm chức năng cả Tây Y và Đông Y có tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hoá khớp, tuy nhiên, sản phẩm viên uống Xương khớp Luân Thành luôn được các chuyên gia đánh cao, khuyến khích sử dụng và nhiều người bệnh tin dùng bởi:

  • Sản phẩm có đầy đủ giấy tờ cấp phép từ Bộ y tế.
  • Được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên, không tác dụng phụ, an toàn với người bệnh.
  • Hiệu quả cao, ổn định lâu dài.
  • Sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý, mạng lưới phân phối lớn giúp người bệnh dễ dàng tiếp cận sản phẩm.

Tags: ,