Nguyên nhân đau cơ bắp chân khi chơi thể thao và cách trị

Chắc hẳn bạn đã từng ít nhất một lần cảm thấy các cơ bắp chân trở nên đau nhức khi bắt đầu tập luyện một bài tập mới hoặc đẩy nhanh cường độ tập luyện. Thực tế thì điều này là hoàn toàn bình thường và thường xuất hiện 1-2 ngày sau ngày tập luyện và cũng không kéo dài. Tuy nhiên, việc phải chịu những cơn đau cơ hoàn toàn không dễ chịu một chút nào. Trong bài viết này, Y dược Luân Thành sẽ giúp bạn tìm hiểu cách điều trị đau cơ bắp chân khi chơi thể thao hiệu quả nhất.

1. Đau cơ bắp chân khi chơi thể thao là gì?

Tình trạng đau cơ bắp chân thường xuất hiện khi bạn luyện tập thể thao. Tình trạng đau có thể tăng lên nhưng cơ bản sẽ giảm dần khi bạn dừng luyện tập. Tuy nhiên, nếu bạn tập luyện thể thao với cường độ cao và xuất hiện tình trạng đau cơ bắp ở chân thì đây được gọi là loại đau cơ chậm. Sau khoảng 2-3 ngày thì cơn đau sẽ xuất hiện, đi kèm với tình trạng các sợi cơ bị rách nhỏ hoặc tình trạng viêm cơ. Dẫu vậy, các cơn đau sẽ giảm dần đi khi bạn đã quen dần với cường độ tập luyện.

Đau cơ bắp chân khi chơi thể thao
Đau cơ bắp chân khi chơi thể thao

2. Nguyên nhân gây đau cơ bắp chân khi chơi thể thao

Theo các chuyên gia thể thao thì nguyên nhân gây đau cơ bắp chân thường bắt nguồn từ việc bạn chuẩn bị không kỹ càng và tập luyện với thể trạng không tốt. Cụ thể thì các nguyên nhân gây chính được liệt kê dưới đây:

2.1. Vận động quá mạnh

Trong các nguyên nhân gây đau cơ bắp chân khi chơi thể thao, đây được coi là nguyên nhân hàng đầu. Những trường hợp vận động quá sức có thể kể đến là mang vác nặng, thường xuyên leo cầu thang hay chơi thể thao với cường độ cao. Lâu dần, những vận động này gây áp lực tới cơ bắp và khung xương, dẫn đến những cơn đau nhức ở bắp chân. Không chỉ vậy, tình trạng đau cơ bắp chân còn xảy ra khi người bệnh tập luyện không điều độ, khiến cơ thể không quen với cường độ và mức độ tập luyện.

2.2. Khởi động không kỹ trước khi vận động

Nguyên nhân này đặc biệt đúng với những người không chơi thể thao  thường xuyên, chơi theo ngẫu hứng. Họ thường không chú trọng công tác khởi động trước khi chơi một môn thể thao nào đó. Ngoài ra, những cá nhân này thường là dân thể thao không chuyên, không được các huấn luyện viên hướng dẫn nên hay tập luyện quá giới hạn ngay khi mới bắt đầu rèn luyện.

Điều này dẫn đến khả năng bị co giãn xương khớp bất thường, gây đau mỏi và đau nhức cơ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các vận động viên chuyên nghiệp không bị đau cơ bắp chân. Ngược lại, chỉ cần họ chủ quan trong việc khởi động, nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra.

Nguyên nhân đau cơ bắp chân khi chơi thể thao
Nguyên nhân đau cơ bắp chân khi chơi thể thao

2.3. Chấn thương trong tập luyện

Tỷ lệ đau cơ bắp khi chơi thể thao tỷ lệ thuận với số lần gặp chấn thương khi tập luyện. Lý do là bởi khi chấn thương, các cơ bị tác động xấu, đồng thời các cơ và mạch máu bị tổn thương, gây ra cảm giác đau nhức. Ngoài ra, các cơn đau này cũng sẽ tái diễn khi việc tập luyện bị gián đoạn.

Xem thêm: Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị.

3. Cách phòng tránh đau cơ bắp chân khi chơi thể thao

Cách tốt nhất để phòng tránh triệu chứng đau cơ bắp chân là hãy khởi động thật kỹ trước khi tập luyện. Khởi động kỹ đồng nghĩa với việc bạn đang làm nóng các cơ và hạn chế nguy cơ dẫn đến chấn thương. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý tập luyện với cường độ tăng dần từ thấp tới cao để cơ bắp có một khoảng thời gian nhất định thích nghi với những thay đổi bất thường. Tuyệt đối tránh việc dồn quá nhiều sức lực cho những bài tập đầu tiên, gây sốc cho cơ bắp.

Khởi động trước khi tập luyện
Khởi động trước khi tập luyện

4. Cách điều trị đau cơ bắp chân khi chơi thể thao

Chúng tôi hiểu rằng các triệu chứng đau cơ bắp chân khi chơi thể thao hoàn toàn không dễ chịu một chút nào tuy nhiên, phần lớn các cơn đau đều dần biến mất sau vài ngày. Trong trường hợp các cơn đau diễn ra trong một khoảng thời gian dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị đau cơ bắp chân để cải thiện tình trạng này và hoạt động bình thường trở lại.

4.1. Chườm lạnh

Đây là phương pháp thường được sử dụng trong môi trường thể thao chuyên nghiệp. Nó đặc biệt tỏ ra hữu hiệu khi điều trị các chấn thương cấp. Chườm lạnh sẽ giúp lưu thông máu, làm giảm sưng tấy quanh vùng bị chấn thương và nhanh chóng giảm các cơn đau. Các lưu ý khi chườm lạnh gồm:

  • Bọc các viên đá trong khăn và chườm khoảng 15 phút, lặp lại điều này sau mỗi giờ nghỉ.
  • Tuyệt đối không chườm trực tiếp đá lạnh lên vùng cơ bị đau.
  • Việc chườm lạnh có thể được thực hiện nhiều lần trong một ngày, trong vòng từ 1 đến 3 ngày sau chấn thương.
  • Chỉ chườm đá lạnh khoảng 15 phút, không chườm quá lâu để tránh tình trạng tụ máu xảy ra.
  • Người tuần hoàn kém không nên áp dụng cách điều trị này.
  • Không chườm đá lạnh vào những vùng da bị rách hoặc trầy xước.
Chườm lạnh bắp chân
Chườm lạnh bắp chân

Tham khảo thêm các thông tin hữu ích về bệnh xương khớp tại đây.

4.2. Nghỉ ngơi

Trước tiên, hãy luôn luôn ghi nhớ rằng phải lập tức trì hoãn việc tập luyện khi bị đau hoặc căng cơ khi chơi thể thao. Sau khi có dấu hiệu hồi phục, người bệnh có thể quay trở lại tập luyện với cường độ nhẹ và tăng dần khi cơ thể đã đủ thích nghi.

Trong trường hợp tình trạng đau cơ không có dấu hiện thuyên giảm, hãy đến khám ở các cơ sở y tế hoặc các bệnh viện chuyên khoa để có được phác đồ điều trị phù hợp nhất. Bạn cần đặc biệt lưu ý, với những cơn đau kéo dài trên 2 tuần, bạn không nên chần chừ việc thăm khám bác sĩ để tránh hệ quả là những biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là toàn bộ bài viết về cách xử lý tình trạng đau cơ bắp chân khi chơi thể thao. Chúc bạn có thể trang bị cho mình những kiến thức bổ ích trong phòng ngừa và điều trị triệu chứng này.