Bệnh khô khớp: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

Xã hội ngày càng phát triển thì càng có thêm nhiều loại máy móc, công nghệ ra đời, khiến cho con người ỉ nại, lười biếng. Đi kèm với đó là những thói quen sinh hoạt kém khoa học, lười vận động dẫn tới tỷ lệ mắc các bệnh lý về xương khớp tăng cao. Trong số đó, bệnh khô khớp là một trong những căn bệnh đáng lo ngại nhất. Vậy bệnh khô khớp là gì? Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh khô khớp? Phương pháp điều trị bệnh khô khớp hiệu quả là gì? Hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.

Mục lục bài viết

1. Bệnh khô khớp là gì?

Bệnh khô khớp là tình trạng các chất nhờn trong ổ khớp được tiết ra ít hoặc không tiết ra. Tình trạng này khiến các đầu khớp ma sát trực tiếp với nhau, gây ra nhiều đau đớn và khó khăn trong vận động cho người bệnh. Ngoài ra, các khớp sẽ phát ra tiếng kêu lục cục mỗi khi vận động. Kèm theo đó là cảm giác đau đớn, thậm chí bệnh nhân có thể bị mất cảm giác tại các khớp nếu tình trạng diễn biến nặng hơn.

Căn bệnh khô khớp
Bệnh khô khớp

2. Bệnh khô khớp có nguy hiểm không?

Không chỉ gây ra nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt thường ngày, bệnh khô khớp còn có thể để lại những biến chứng nguy hiểm đến cơ thể của chúng ta. Dưới đây là những biến chứng của bệnh khô khớp từ nhẹ tới nặng:

  • Hạn chế cử động khớp: người bệnh rất khó thực hiện các hoạt động như đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, co duỗi chân, chạy nhảy… Các khớp luôn có cảm giác mỏi, trầm trọng hơn là bị mất cảm giác.
  • Các cơn đau nhức xuất hiện nhiều và kéo dài: khi bị khô khớp lâu ngày, các sụn khớp bị dần bào mòn, khiến các đầu xương lộ ra và cọ xát trực tiếp vào nhau. Từ đó, nó gây ra những cơn đau nhức dữ dội và đeo bám người bệnh dai dẳng không dứt.
  • Teo cơ, biến dạng khớp: khi tình trạng khô khớp kéo dài, các cơ quanh khớp sẽ có thể bị teo. Nếu tình trạng này xuất hiện ở gối sẽ khiến chân bị cong vẹo, gây đi đứng khập khiễng và dễ gặp các chấn thương khi vận động.
  • Liệt khớp: khô khớp lâu ngày khiến các khớp không có đủ chất nhầy để hoạt động và dần trở nên khô cứng, gây khó vận động, mất chức năng khớp. Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của căn bệnh khô khớp, có thể khiến người bệnh bị bại liệt suốt đời và rất khó để có thể điều trị được.

Ngoài ra, khô khớp còn có thể khiến các dây thần kinh tọa bị tổn thương, từ đó gây nên chứng đau thắt lưng, nhức mỏi toàn thân.

3. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh khô khớp

3.1. Nguyên nhân gây ra bệnh khô khớp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh khô khớp và những nguyên nhân thường hay gặp là:

  • Sụn và xương dưới sụn bị tổn thương gây khô khớp

Khi gặp phải những chấn thương do chơi thể thao, tổn thương do bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp làm cho sụn và vùng xương dưới sụn bị bào mòn. Tình trạng này kéo dài làm cho sụn khớp giảm khả năng tiết dịch, khớp kém bôi trơn làm dẫn tới sự va chạm trực tiếp của các khớp xương với nhau. Lúc này tình trạng đau nhức đeo bám theo bệnh nhân và không dứt.

  • Lão hóa làm giảm khả năng tiết dịch khớp

Quá trình lão hóa làm ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch khớp. Lượng dịch khớp được tiết ra bị giảm đi làm khô khớp, giảm sự chuyển động trơn tru của khớp.

  • Thiếu khoa học trong ăn uống và sinh hoạt dẫn đến khô khớp

Thiếu các dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho sự phát triển của xương như vitamin D, collagen, canxi, phospho… sẽ khiến cho sự phát triển của xương khớp bị suy yếu. Thiếu các nguyên liệu khiến cho lượng dịch khớp tiết ra bị giảm đi dẫn đến tình trạng khô khớp. Việc sử dụng bia rượu, thuốc lá thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh xương khớp.

  • Bị khô khớp do tác dụng không mong muốn của thuốc

Sử dụng một số loại thuốc không đúng cách, đúng liều lượng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp trong đó có bệnh khô khớp.

Ở người trẻ tuổi, nguyên nhân chủ yếu gây ra khô khớp chính là thói quen lười vận động. Khi ít vận động các khớp trở nên lỏng lẻo và yếu đi. Lâu dần các chức năng của xương khớp cũng bị suy yếu và dẫn tới bệnh khô khớp.

Xem thêm bài viết: TOP 8 nguyên nhân gây khô khớp và cách điều trị hiệu quả.

3.2. Triệu chứng của bệnh khô khớp

Ở giai đoạn đầu, những biểu hiện của bệnh khô khớp thường rất khó xác định. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh kéo dài thì sẽ xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số biểu hiện thường thấy ở những giai đoạn đầu của bệnh khô khớp:

  • Biểu hiện điển hình của bệnh đó chính là căng cứng khớp gối, khó cử động, khó co duỗi mỗi buổi sáng thức dậy hay thời tiết thay đổi.
  • Khi di chuyển các khớp gối phát ra tiếng kêu răng rắc đặc biệt là mỗi khi leo lên cầu thang.
  • Xương khớp đau nhức đặc biệt là vùng đầu các khớp sau khi vận động đột ngột.
  • Ở một số ít trường hợp bệnh nhân có thể đi kèm với triệu chứng sưng đỏ vùng khớp.
Triệu chứng của bệnh khô khớp
Triệu chứng của bệnh khô khớp

4. Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh khô khớp?

Bệnh khô khớp xuất hiện phần lớn ở những người cao tuổi, tuy nhiên theo thống kê gần đây, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và rất đáng lo ngại. Nguyên nhân dẫn tới vấn đề này là do sự lười vận động và thói quen ăn uống thiếu khoa học của giới trẻ.

Dưới đây là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khô khớp:

  • Người thuộc độ tuổi từ 60 trở lên.
  • Người trẻ không bổ sung các dưỡng chất đầy đủ.
  • Những người uống bia rượu nhiều, hút thuốc lá thường xuyên.
  • Người bị béo phì, lười vận động.
  • Người lao động nặng thường xuyên, tạo áp lực lớn lên khớp gối.
  • Người bị các chấn thương ở vùng gối do lao động, bị tai nạn hoặc do chơi thể thao.
Căn bệnh khô khớp gối
Khô khớp gối gây đau đớn khi vận động

Xem thêm bài viết: Viêm khớp dạng thấp: Biến chứng và cách điều trị hiệu quả.

5. Yếu tố nào làm bệnh khô khớp trở nên trầm trọng hơn?

  • Uống nhiều bia rượu, sử dụng thuốc lá thường xuyên gây thoái hóa xương khớp

Ở những người bị bệnh về xương khớp nói chung và người bị bệnh khô khớp nói riêng thì bia rượu và thuốc lá có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Những sản phẩm này có thể làm gia tăng nguy cơ loãng xương, thoái hóa xương khớp trên bệnh nhân.

Thành phần nicotine trong thuốc lá làm mô sụn bị phá hủy, khiến mô liên kết bị tổn thương. Bên cạnh đó, các dây chằng và bao khớp cũng dần bị tổn thương bởi nicotin. Chính vì vậy, thuốc lá và bia rượu có thể làm gia tăng các cơn đau và biến chứng của các bệnh về xương khớp.

  • Ăn những đồ ăn làm gia tăng nguy cơ béo phì làm tăng tải trọng lên khớp

Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể và thực hiện nhiều tác vụ khác trong các hoạt động sinh hoạt của chúng ta. Do đó, tình trạng thừa cân, béo phì gây ra nhiều ảnh hưởng đến chức năng của khớp gối.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi cân nặng tăng khoảng 450g thì đầu gối sẽ phải chịu thêm 4 lần tải trọng. Vì vậy, thực hiện các chế độ giảm cân góp phần làm thuyên giảm những cơn đau đầu gối, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp trong đó có bệnh khô khớp gối. Bên cạnh đó, bạn nên tránh tiêu thụ những loại thực phẩm làm tăng nguy cơ béo phì, thực hiện các chế độ tập luyện điều độ để có thể duy trì cân nặng của mình ở mức ổn định.

  • Thay đổi thời tiết

Bệnh xương khớp có đặc điểm là rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Mỗi khi trời trở lạnh, đặc biệt khi áp suất của không khí giảm, bệnh nhân sẽ cảm thấy vùng xương khớp của mình trở nên đau hơn, đi lại cũng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, điều bệnh nhân cần làm là giữ ấm cơ thể, hạn chế vận động mạnh, sử dụng các loại cao xoa bóp trong khoảng thời gian này.

  • Lao động nặng, khuân vác vật nặng ảnh hưởng đến khớp

Thường xuyên lao động, khuân vác nặng sẽ khiến các khớp xương phải chịu áp lực quá mức giới hạn, gây ra các tổn thương, suy giảm chức năng hoạt động của khớp. Lâu dần, nó sẽ gây ra tình trạng khô khớp, thoái hóa khớp.

6. Các phương pháp điều trị bệnh khô khớp thường được áp dụng hiện nay

6.1. Điều trị theo Y học hiện đại

Tùy thuộc vào mức độ khô khớp, mức độ tổn thương của các khớp xương mà các bác sĩ có thể đưa ra cho người bệnh các phác đồ điều trị khác nhau. Các loại thuốc thường được chỉ định trong việc điều trị bệnh khô khớp có thể kể đến như:

  • Các thuốc thuộc nhóm giảm đau chống viêm

Các thuốc này có thể là: aspirin, ibuprofen, corticoid nói chung hay paracetamol… Việc sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm, làm tăng tiết chất nhờn khiến khớp đỡ khô phải được làm theo đúng với hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn sử dụng quá liều hoặc uống thuốc sai cách sẽ dẫn tới những hệ quả nguy hiểm.

Khớp bình thường và khớp bị khô
Khớp bình thường và khớp bị khô
  • Tiêm vào khớp chất nhờn Acid Hyaluronic

Chất nhờn có tác dụng làm khớp bớt khô và giảm sự cọ sát giữa các đầu xương giúp khớp chuyển động trơn tru và giảm đau. Tuy nhiên, sau khi tiêm chất nhờn này chỉ ở trong khớp trong thời gian ngắn nên buộc phải thực hiện tiêm lại nhiều lần. Kỹ thuật tiêm chất nhờn này nhất định phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa về xương khớp có nhiều kinh nghiệm. Do kỹ thuật này chỉ cần có 1 sai sót nhỏ cũng có thể dẫn tới khớp bị nhiễm trùng, thậm chí là teo cơ.

  • Vật lý trị liệu

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra những bài tập vật lý trị liệu khác nhau. Thường xuyên tập vật lý trị liệu cùng với sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho khớp. Từ đó, chức năng xương khớp sẽ được cải thiện và điều tiết dịch khớp trở nên đều đặn hơn giúp bệnh khô khớp được cải thiện từ bên trong.

  • Can thiệp phẫu thuật khớp

Những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp nặng như thoái hóa khớp, xương, sụn hao hụt không phục hồi thì bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật can thiệp này sẽ chỉnh hoặc ghép sụn giả với mục đích khôi phục hoạt động bình thường của xương khớp.

Tuy các bệnh xương khớp gây ra rất nhiều đau đớn nhưng bạn không nên quá lo lắng. Cần kiên trì, giữ vững tinh thần lạc quan và sử dụng những phương pháp điều trị phù hợp thì tình trạng bệnh của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.

6.2. Điều trị theo Y học cổ truyền

Bệnh khô khớp có thời gian chữa trị kéo dài, nếu sử dụng các thuốc Tây Y thì nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn sẽ khá cao. Chính vì vậy, nhiều người bệnh có xu hướng chuyển sang chữa bệnh bằng phương pháp Đông Y.

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn tới khô khớp là do sự ứ trệ kinh mạch dẫn tới việc chức năng của tạng phủ bị suy giảm, giảm tiết dịch khớp gây ra bệnh về xương khớp trong đó có bệnh khô khớp.

Sử dụng những bài thuốc Đông Y giúp các chứng đau nhức thuyên giảm đồng thời bồi bổ các tạng phủ và khí huyết lưu thông, giảm ứ trệ. Một số vị thuốc trong dân gian có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh khô khớp cao, kích thích khớp sản sinh dịch như:

  • Cây nho dại: Người ta thường dùng rễ nho để điều trị chứng phong thấp, đau mỏi khớp, khô khớp, nhức khớp. Rễ nho đem phơi khô rồi sắc lấy nước để uống, lá nho thì đun lấy nước để ngâm chân rất tốt cho việc giảm đau.
  • Cây kê huyết đằng: Có tác dụng bổ huyết, giảm đau, đây là một vị thuốc có mặt nhiều trong những bài thuốc cổ xưa chữa chứng viêm đau khớp, khô dịch khớp và các bệnh về xương khớp khác.

Xem thêm bài viết về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm khớp tại đây.

7. Những lưu ý khi điều trị bệnh khô khớp

7.1. Cẩn trọng khi tiêm chất nhờn Acid Hyaluronic

Hiện nay, rất nhiều người có suy nghĩ tiêm bổ sung chất nhờn Acid Hyaluronic vào khớp là cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đem lại tác dụng bôi trơn và giảm ma sát cho khớp trong thời gian ngắn. Acid Hyaluronic khi được tiêm vào khớp chỉ tồn tại trong khoảng một tuần và khi lượng chất nhờn này mất đi, những triệu chứng khô khớp sẽ tái phát trở lại.

Bên cạnh đó, phương pháp này cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn thuộc khoa cơ xương khớp. Nếu tự ý thực hiện, khớp sẽ có thể bị nhiễm trùng trong quá trình tiêm chất nhờn và dẫn tới những bệnh lý như dính khớp, teo cơ và thậm chí là bại liệt vĩnh viễn.

7.2. Tránh dùng thuốc giảm đau bừa bãi

Lạm dụng thuốc giảm đau và sử dụng thuốc không đúng giờ giấc sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày và chức năng của thận, gan. Cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, tránh làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

7.3. Tập luyện điều độ

Khi bị khô khớp, người bệnh thường cảm thấy đau đớn và thường cố gắng vận động ít nhất có thể. Tuy nhiên, ít vận động lại khiến cho bệnh khô khớp lâu khỏi hơn. Do vậy, cần kết hợp thực hiện những bài tập luyện nhẹ nhàng thường xuyên để có thể phục hồi chức năng khớp một cách tốt nhất.

Những bài tập tốt cho hệ xương khớp có thể kể đến là đi bộ, bơi lội… Tuy nhiên cần lưu ý chỉ nên tập luyện tối đa 30 phút mỗi ngày và  không tập luyện quá sức, tránh để lại chấn thương cho khớp.

7.4. Ăn uống, sinh hoạt khoa học

Chế độ dinh dưỡng góp phần rất lớn trong quá trình phục hồi chức năng khớp của người bệnh. Người bệnh cần thực hiện những điều sau để hỗ trợ khớp phục hồi nhanh chóng:

  • Uống nhiều nước để tăng độ ẩm cho khớp.
  • Kiểm soát cân nặng của cơ thể để giảm áp lực mà các khớp phải chịu.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo vì chúng làm bệnh khô khớp trở nên trầm trọng hơn.

8. Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh khô khớp hiệu quả nhất hiện nay

8.1. Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Xương khớp Luân Thành

Khi sử dụng các loại thuốc Tây Y một khoảng thời gian dài sẽ làm cho bệnh nhân dễ có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Để duy trì tình trạng ổn định của cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát thì đa số bệnh nhân đã tìm đến các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thiên nhiên. Xương khớp Luân Thành là một lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân. Vậy Xương khớp Luân Thành là gì? Tác dụng của sản phẩm này ra sao?

Xương khớp Luân Thành là một sản phẩm được bào chế và sản xuất bởi Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Y dược Luân Thành. Sản phẩm có công dụng bổ sung dịch khớp, hỗ trợ việc làm trơn ổ khớp, bảo vệ các khớp, giúp sự vận động của các khớp trở nên linh hoạt. Hỗ trợ mạnh cân cốt, giúp làm giảm các bệnh về xương khớp như bệnh khô khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp…

Sản phẩm viên uống Xương khớp Luân Thành
Viên uống Xương khớp Luân Thành

8.2. Các thành phần có trong viên uống Xương khớp Luân Thành

  • Glucosamine HCl: Kích thích sự tăng sinh mô liên kết trong xương, tăng tái tạo lại các sụn khớp.
  • Tang ký sinh: Bồi bổ chức năng gan thận, tăng cường sức khỏe xương khớp, trừ chứng phong thấp, đau nhức xương khớp.
  • Dây đau xương: Chữa chứng thấp khớp, chân tay tê bại, xương khớp đau nhức, mình mẩy đau mỏi. Phục hồi các tổn thương xương khớp sau ngã như ứ máu, sai khớp, bong gân.
  • Huyết giác: Làm lành các vùng bị thương, tụ máu như tím bầm, ngã, bong gân, đau nhức xương khớp…
  • Ngưu tất: Bồi bổ chức năng gan thận, làm khỏe gân xương, chữa các triệu chứng như mỏi gối, đau lưng, co quắp tay chân hay bại liệt.
  • Độc hoạt: Chữa bệnh phong thấp, tê bì, co quắp tay chân, đau khớp, đau mỏi lưng gối…
  • Thiên niên kiện: Bài trừ phong thấp, tăng cường sức khỏe gân cốt, điều trị bệnh vôi hóa đốt sống, thoái hóa xương khớp, gai đốt sống.
  • MSM (Methylsulfonylmethane): góp phần hỗ trợ quá trình điều trị các vấn đề về xương khớp trong đó có bệnh khô khớp.
  • Vỏ liễu trắng: Có khả năng giảm đau, kháng viêm có lợi cho bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp.
  • Bromelain: Điều trị chứng viêm xương khớp, chống viêm, tăng cường sức đề kháng, chống hình thành u, bướu, cải thiện hệ tiêu hóa và giảm cân.
  • Chiết xuất móng quỷ: Chứa thành phần kháng viêm khá tốt nên được sử dụng để làm giảm đau, chống viêm nhiễm cho bệnh nhân đang gặp bệnh về xương khớp.
  • Chondroitin sulfate: Tăng khả năng chịu lực tốt của các khớp, góp phần cấu tạo mô liên kết trong cơ thể trong đó có cả ở các khớp xương.

8.3. Sản phẩm Xương khớp Luân Thành có thực sự tốt? Tại sao nên lựa chọn Xương khớp Luân Thành?

Trước khi được đưa ra thị trường thì Xương khớp Luân Thành đã trải qua những giai đoạn thử nghiệm khắt khe. Được kiểm soát từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra cuối cùng. Mỗi bước tạo ra sản phẩm Xương khớp Luân Thành đều phải được kiểm định chặt chẽ.

Chính điều này đã cho ra một sản phẩm Xương khớp Luân Thành với đầy đủ sự tự tin là đem đến sự hiệu quả và tính an toàn cho người bệnh sử dụng. Đó cũng là lý do bạn nên cho Xương khớp Luân Thành vào danh sách những sản phẩm ưu tiên lựa chọn của mình.

Giấy chứng nhận sản phẩm Xương khớp Luân Thành
Giấy chứng nhận công bố sản phẩm Xương khớp Luân Thành

Một điều đáng chú ý ở đây là việc Xương khớp Luân Thành đã nhận được giấy phép đăng ký lưu hành trên thị trường Việt Nam của Bộ y tế với số 3299/2021/ĐKSP. Điều này làm cho Xương khớp Luân Thành ngày càng tự tin hơn về độ hiệu quả và lành tính của mình. Sẵn sàng tiến đến với người bệnh và khẳng định vị thế của mình. Chắc chắn rằng Xương khớp Luân Thành sẽ chiếm trọn lòng tin của người sử dụng.

Tags: ,