Phương pháp phòng và điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả

Thoái hóa cột sống là một bệnh xương khớp mãn tính, không chỉ gây những cơn đau nhức, khó chịu cho người bệnh mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, bệnh đang có xu hướng “trẻ hoá” khi ngày càng nhiều người trẻ mắc phải căn bệnh thoái hóa cột sống này. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân và nắm được cách điều trị tốt nhất của bệnh có vai trò vô cùng quan trọng.

1. Thoái hóa cột sống là gì?

Cột sống có chức năng nâng đỡ cơ thể, kết nối các xương lại với nhau, từ đó giúp con người vận động linh hoạt và đa dạng. Bên cạnh đó, cột sống giúp bảo vệ tuỷ sống, hệ thần kinh trung ương. Thoái hóa cột sống là tình trạng cột sống bị viêm và tổn thương, đĩa đệm, sụn khớp cột sống bị thoái hóa gây ra những cơn đau nhức, mỏi. Đây là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, thường xảy ra ở những người cao tuổi.

Theo Viện Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, khoảng 85% những người ở độ tuổi trên 60 mắc phải bệnh thoái hóa cột sống.

Bệnh thoái hóa cột sống gây nhiều đau đớn
Thoái hóa cột sống gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh

2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường xảy ra tại 2 vị trí: cột sống cổ (thường là các đốt C5-C6-C7) và cột sống lưng (các đốt L4-L5, L5-S1). Những biểu hiện cơ bản của bệnh thoái hóa cột sống bao gồm:

  • Đau nhức: Vùng cột sống bị thoái hóa diễn ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Mỗi lúc vận động, di chuyển, mức độ đau càng tăng cao hơn. Khi tình trạng bệnh thoái hóa khớp diễn biến nặng, những cơn đau nhức sẽ lan rộng sang các vùng xung quanh: từ cổ sang bả vai gáy, cánh tay, cổ tay hoặc từ vùng thắt lưng xuống hông mông, chân, bàn chân.
  • Xương khớp kêu lục cục: Mỗi khi thay đổi tư thế hay tập luyện, xương khớp có hiện tượng kêu lạo xạo do bị khô và thoái hoá.
  • Tê nhức chân tay: Chân tay bị tê cứng, không có cảm giác, khó khăn khi cử động.
  • Vận động khó khăn, hạn chế: Cột sống bị biến dạng do quá trình thoái hoá, dẫn đến chức năng cũng bị thay đổi theo. Người bệnh sẽ cảm thấy khó gập người, vặn mình, cúi hay xoay người…

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống sinh ra bởi nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan.

3.1. Nguyên nhân khách quan

Đó chính là quá trình lão hóa tự nhiên không thể tránh khỏi của cơ thể. Tuổi càng cao thì xương khớp càng lão hoá, cấu trúc cột sống càng bị hư hại: xơ hóa dây chằng, hao mòn mô sụn, rách vỡ bao xơ đĩa đệm, mất nước ở đĩa đệm…

Bên cạnh đó, lối sống sinh hoạt cũng góp phần thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hay chậm. Có người bị thoái hóa cột sống từ năm 30-35 tuổi, cũng có nhiều người đến 50-60 tuổi xương khớp vẫn chắc khoẻ.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

  • Chế độ ăn uống: Việc thiếu hụt canxi, magie, vitamin D… hay dung nạp quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn nhanh; thường xuyên sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá… sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương, sụn khớp chậm tái tạo và nhờ đó, tốc độ thoái hóa diễn ra nhanh chóng.
  • Chấn thương: Các chấn thương như tai nạn, té ngã khi không được điều trị dứt điểm, phẫu thuật… tác động tới cột sống, khiến các đĩa đệm bị tổn thương và suy yếu dần.
  • Sai tư thế: Ngồi gù lưng, nằm gối quá cao, ngồi nhiều/đứng lâu một tư thế, quen mang vác một bên vai… Tất cả những tư thế sai trên đều khiến cột sống thoái hóa nhanh hơn.
  • Đặc thù công việc: Công việc văn phòng phải ngồi lâu một chỗ, thường xuyên mang vác đồ vật nặng, phụ nữ đi giày cao gót nhiều cũng làm cột sống mất đi đường cong sinh lý.
  • Thừa cân, béo phì: Làm tăng áp lực lên cột sống, đặc biệt là vùng thắt lưng.
  • Lười vận động: Khiến xương khớp bị suy yếu, thiếu linh hoạt, giảm trao đổi chất và giảm tuần hoàn máu đến xương khớp.
  • Tập thể thao quá sức: Tập quá sức hay không đúng phương pháp sẽ gây phản tác dụng, cấu trúc cột sống bị tổn thương.
  • Di truyền: Cấu trúc cột sống yếu hơn so với người bình thường hoặc cong vẹo cột sống, gù lưng bẩm sinh.
Thoái hóa cột sống do làm việc sai tư thế
Làm việc sai tư thế gây thoái hóa cột sống

Xem thêm bài viết: Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị.

4. Tại sao cần phải điều trị bệnh thoái hóa cột sống sớm?

Thoái hóa cột sống nếu không điều trị sẽ để lại những biến chứng rất nguy hiểm:

  • Đau đớn: Gây những cơn đau ngày càng dữ dội hơn, khiến người bệnh vận động khó khăn. Đau dây thần kinh tọa, vôi hóa cột sống, cong vẹo biến dạng cột sống…
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi cột sống bị thoái hóa chịu tác động đủ mạnh thì đĩa đệm dễ bị thoát vị. Người bệnh không chỉ phải chịu đựng những cơn đau mà còn có nguy cơ teo cơ, rối loạn đại tiểu tiện, tàn phế.
  • Gai cột sống: Thoái hóa cột sống khiến đĩa đệm bị xẹp lún, dây chằng chùng giãn, cơ thể tự tăng cường lượng canxi để làm dày dây chằng và canxi lắng đọng thành gai xương.
  • Rối loạn tiền đình: Các triệu chứng của thoái hóa cột sống khiến người bệnh luôn thấy mệt mỏi, lo lắng, chán ăn, dễ suy giảm thị lực…
  • Bại liệt, tàn phế: Dây thần kinh cột sống bị chèn ép, lâu dần dẫn đến nguy cơ bại liệt và tàn phế.

5. Những phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả hiện nay

Thoái hóa cột sống là quá trình lão hóa diễn ra từ từ của cơ thể và nặng dần theo thời gian. Bởi vậy, cần có biện pháp phòng ngừa sớm cũng như kiểm soát các triệu chứng của bệnh, làm chậm quá trình thoái hóa để tránh các biến chứng không mong muốn.

5.1. Điều trị thoái hóa cột sống bằng Y học hiện đại

Y học hiện đại điều trị thoái hóa cột sống theo các hướng sau:

  • Dùng thuốc: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc chống viêm không steroid (Aspirin, Indomethacin…) hoặc thuốc giảm đau (Paracetamol), Corticoid.
  • Phẫu thuật: Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nặng và kéo dài mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả thì sẽ được chỉ định làm phẫu thuật.

Điều trị bằng Y học hiện đại có ưu điểm là tác dụng nhanh, tuy nhiên lại dễ để lại những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Các loại thuốc Tây thường có tác dụng phụ, gây viêm loét dạ dày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, suy tim…
  • Phẫu thuật dễ gây tổn thương rễ thần kinh, chảy máu trong, bệnh vẫn có thể tái trong khi chi phí bỏ ra rất tốn kém.
Thoái hóa cột sống gây nhiều đau đớn
Bệnh thoái hóa cột sống gây ra nhiều khó khăn khi vặn động

5.2. Điều trị thoái hóa cột sống bằng Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, thoái hóa cột sống là bệnh nằm trong trong phạm vi chứng Tý (bế tắc) do dinh dưỡng của cơ thể không đầy đủ, chức năng tạng phủ suy yếu, không chống đỡ được ngoại tà, thấp nhiệt, phong hàn xâm nhập vào cơ, xương khiến khí huyết tắc nghẽn.

Bởi vậy, cái bài thuốc Y học cổ truyền tập trung bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể nhằm nâng cao hệ miễn dịch, bồi bổ can thận, khu trừ tà, từ đó phục hồi dần các tổn thương cột sống và ngăn ngừa bệnh quay lại. Với đặc tính sử dụng các loại thảo dược tự nhiên lành tính, các bài thuốc nam Y học cổ truyền giúp làm chậm quá trình lão hóa cột sống mà không gây tác dụng phụ hay phản tác dụng.

Một số bài thuốc được tin dùng hiện nay bao gồm:

  • Xoa bóp với lá lốt, ngải cứu, giấm.
  • Chườm nóng bằng hỗn hợp xương rồng, cám gạo, lá chuối hột.
  • Xoa rượu hạt gấc.

 Song song với điều trị, bệnh nhân nên áp dụng những thói quen tốt dưới đây để góp phần làm chậm quá trình thoái cột sống cũng như tăng hiệu quả điều trị:

  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có cồn, chất kích thích…
  • Bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, kali, magie… và tránh thực phẩm nhiều chất béo, chiên xào…
  • Ngồi đúng tư thế, không đúng hay ngồi quá lâu ở một tư thế.
  • Tránh những công việc quá sức, mang vác nặng và sai tư thế.
  • Tập luyện thể thao điều độ, vừa sức với cơ thể.

6. Xương khớp Luân Thành – Sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống an toàn, hiệu quả cao

Bên cạnh việc lựa chọn một phương pháp phù hợp và chế độ sinh hoạt khoa học, sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Viên uống Xương khớp Luân Thành là sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống của Công ty TNHH đầu tư và phát triển Y dược Luân Thành, được đánh giá cao bởi các chuyên gia xương khớp. Sản phẩm có tác dụng bổ sung chất nhầy dịch khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp, bảo vệ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt. Hỗ trợ mạnh gân cốt, giúp giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp.

Sản phẩm viên uống Xương khớp Luân Thành
Viên uống Xương khớp Luân Thành

6.1. Thành phần chính của sản phẩm viên uống Xương khớp Luân Thành

  • Glucosamin

Công dụng: Kích thích sản xuất sụn (đóng vai trò quan trọng nhất trong điều trị viêm khớp), tăng chất nhầy dịch khớp, giảm đau khớp và chống viêm hiệu quả…

  • Tang ký sinh

Công dụng: Bổ can thận, trừ phong thấp, mạnh gân xương, trị đau nhức xương khớp do phong thấp tý, đau mỏi vùng cột sống thắt lưng, đau do cứng khớp thoái hóa khớp, viêm xương khớp…

  • Dây đau xương

Công dụng: Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc, lợi gân cốt, giảm đau, chống viêm…

  • Huyết giác

Công dụng: Tiêu huyết ứ, hoạt huyết, sinh cơ hành khí…

  • Ngưu tất

Công dụng: Bổ can ích thận, cường gân tráng cốt, kháng viêm, chữa đau lưng mỏi gối, tay chân co quắp hay bại liệt…

  • Độc hoạt

Công dụng: Khu phong hàn, trừ thấp, giảm đau…

  • Thiên niên kiện

Công dụng: Trừ phong thấp, mạnh gân xương, hỗ trợ điều trị vôi hóa đốt sống, thoái hóa xương khớp, gai đốt sống…

  • MSM (Methyl Sulfonyl Methane)

Công dụng: Chống viêm, chống thấp khớp, giảm đau mạnh, tăng cường cơ chế tự miễn dịch của cơ thể…

  • Vỏ liễu trắng

Công dụng: Giảm viêm, giảm đau tự nhiên…

  • Bromelain

Công dụng: Chống viêm, tăng cường chức năng miễn dịch để giảm viêm, chống khối u, điều trị viêm xương khớp…

  • Chiết xuất Cây móng quỷ

Công dụng: Ức chế các chất trung gian gây viêm, các enzym phá hủy sụn khớp, chống viêm, chống oxy hoá…

  • Chondroitin Sulfate

Công dụng: Giúp khớp chịu lực, giúp xây dựng toàn bộ các mô liên kết trên cơ thể, hỗ trợ điều trị loãng xương…

6.2. Tại sao nên sử dụng viên uống Xương khớp Luân Thành trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thực phẩm chức năng cả Tây Y và Đông Y có tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, tuy nhiên, sản phẩm viên uống Xương khớp Luân Thành luôn được các chuyên gia đánh cao, khuyến khích sử dụng và nhiều người bệnh tin dùng bởi:

  • Sản phẩm có đầy đủ giấy tờ cấp phép từ Bộ y tế.
  • Được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên, không tác dụng phụ, an toàn với người bệnh.
  • Hiệu quả cao, ổn định lâu dài.
  • Sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý, mạng lưới phân phối lớn giúp người bệnh dễ dàng tiếp cận sản phẩm.

Viên uống Xương khớp Luân Thành được chắt lọc tinh chất từ thảo dược thiên nhiên cùng các hoạt chất hỗ trợ điều trị xương khớp khác, được Bộ y tế cấp giấy chứng nhận công bố thực phẩm bảo vệ sức khoẻ số 3299/2021/ĐKSP, an toàn tuyệt đối. Ngoài ra, sản phẩm được sản xuất bởi nhà máy đạt chuẩn GMP–ISO 22000 theo tiêu chuẩn quốc tế, nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm dùng sản phẩm.

Giấy chứng nhận sản phẩm Xương khớp Luân Thành
Giấy chứng nhận công bố sản phẩm Xương khớp Luân Thành

Tags: ,