Tình trạng mọc mụn nhọt luôn gây nhiều phiền toái cho chúng ta và đôi khi chúng còn sưng tấy, gây đau nhức kéo dài. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng mụn nhọt lại khiến chúng ta cảm thấy tự ti và không thoải mái. Đôi khi, chúng ta cũng vô tình sờ lên mụn nhọt và khiến chúng bị vỡ, gây viêm nhiễm cho những vùng da xung quanh. Vậy mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao? Hãy cùng Y dược Luân Thành tìm lời giải đáp qua bài viết này nhé!
Mục lục bài viết
1. Tình trạng mụn nhọt bị vỡ là gì?
Mụn nhọt bị vỡ xảy ra khi mụn đã mọc đến giới hạn và sẽ tự vỡ hoặc do các tác động bên ngoài. Khi bị vỡ, các dịch mủ bên trong mụn sẽ trào ra bề mặt da và tạo ra điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm nhiễm những vùng da xung quanh.
2. Mụn nhọt bị vỡ có nguy hiểm không?
Tình trạng mụn nhọt bị vỡ là hiện tượng thường thấy vì vậy, bạn không cần quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, cần có những cách xử trí nhanh chóng khi mụn nhọt bị vỡ để không để lại sẹo trên da cũng như tránh tình trạng viêm nhiễm lây lan.
3. Mụn nhọt có lây không?
Theo nghiên cứu, mụn nhọt có nguyên nhân từ khuẩn Staphylococcus aereus hay còn gọi là Tụ cầu vàng. Chúng sống ký sinh trên da của chúng ta, đặc biệt là những nơi như nếp gấp rãnh mũi, rãnh liên mông, các nang lông…
Khi da bị tổn thương hoặc hệ miễn dịch suy yếu sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho khuẩn Tụ cầu vàng phát triển từ đó, gây ra mụn nhọt. Do vậy, nếu vùng da khỏe mạnh tiếp xúc với vùng da bị mụn nhọt thì vùng da khỏe mạnh hoàn toàn có thể sẽ mọc mụn nhọt.
Xem thêm bài viết: Bật mí cách chữa mụn nhọt nhanh nhất.
4. Mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao?
Khi tình trạng mụn nhọt bị vỡ xảy ra, bạn nên nhanh chóng thực hiện những bước sau để tránh tình trạng nhiễm trùng da:
Bước 1: Vệ sinh tay thật kĩ càng
Bàn tay của chúng ta thực hiện rất nhiều thao tác và thường xuyên cầm nắm, chạm vào nhiều nơi, do đó chúng mang theo rất nhiều vi khuẩn. Nếu không vệ sinh tay kĩ càng có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương hở, khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, cần phải vệ sinh tay thật kĩ càng trước khi thực hiện xử lý mụn nhọt, có thể sát khuẩn tay bằng cồn.
Bước 2: Lau sạch vùng mụn nhọt bị vỡ bằng khăn giấy hoặc bông sạch
Sử dụng khăn giấy hoặc bông gòn để lau máu và dịch mủ từ mụn nhọt chảy ra, tránh tình trạng viêm nhiễm lây sang các vùng da khác.
Bước 3: Nặn phần nhân của chỗ mụn nhọt bị vỡ
Khi mụn nhọt bị vỡ, chỉ có một phần ít mủ trào ra ngoài, nhân và phần mủ còn lại vẫn tồn tại trong nang lông. Do đó, để tránh tình trạng viêm trở lại, cần đẩy hết phần nhân mụn ra ngoài. Bạn nên lót một miếng bông gạc sạch xung quang vùng da bị mụn và dùng đầu móng tay ấn nhẹ. Từ từ di chuyển ngón tay dần vào phần trung tâm nhân mụn. Sau khi thấy không còn mủ chảy ra ngoài, sử dụng khăn giấy hoặc bông sạch để hút hết phần mủ và nhân vừa đẩy ra.
Lưu ý không nên nặn mụn quá mạnh tay, nếu không sẽ gây tổn thương cho da và có thể để lại sẹo thâm, lõm trên da.
Bước 4: Vệ sinh da sau khi nặn mụn nhọt
Sau khi đã nặn hết mủ và nhân, sử dụng dung dịch sát khuẩn hoặc thuốc đỏ để vệ sinh lại vùng da bị mụn nhọt. Rửa lại tay bằng xà phòng hoặc cồn sát khuẩn.
Bước 5: Sử dụng miếng dán mụn
Dán miếng dán mụn lên vùng da mụn nhọt vừa vệ sinh xong để bảo vệ vết thương khỏi các tác nhân bên ngoài. Ngoài ra, miếng dán mụn cũng sẽ hút dịch mụn còn sót lại và hỗ trợ làm lành da nhanh chóng.
5. Cách phòng tránh tình trạng mụn nhọt xuất hiện
Để tránh tình trạng khuẩn Tụ cầu vàng phát triển và tấn công làn da, chúng ta nên hình thành cho bản thân những thói quen sau:
- Luôn vệ sinh cá nhân thường xuyên, không tắm rửa quá nhiều vì sẽ khiến da bị khô.
- Tránh nặn mụn, gãi gây tổn thương cho da. Thường xuyên cắt móng tay.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, khoa học cho bản thân.
- Nếu đang gặp phải các bệnh lý mạn tính về da như vảy nến, á sừng thì cần thăm khám và thực hiện nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm các bài viết khác về mụn nhọt TẠI ĐÂY.
Tags: mụn nhọt, thanh nhiệt giải độc