Bệnh eczema ở người lớn là bệnh gì, phòng tránh như thế nào?

Bệnh eczema ở người lớn hay còn gọi là bệnh chàm, một tình trạng rối loạn da mạn tính. Biểu hiện cơ bản của bệnh dễ nhận biết như: nổi ban đỏ trên da, có vảy, ngứa… Hiện nay chưa có phương thuốc nào có thể chữa tận gốc được eczema mà chủ yếu là phòng ngừa tái phát và giảm nhẹ các triệu chứng. Vậy cách phòng bệnh eczema ở người lớn là như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh Eczema ở người lớn

Bệnh eczema ở người lớn là bệnh gì?

Bệnh chàm (Eczema) là căn bệnh về da thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là bệnh ngoài da dễ tiến triển sang mạn tính, có khả năng tái phát nhiều lần. So với trẻ em, bệnh chàm ở người lớn thường là tổn thương nặng, khó lành da.

Bệnh eczema mang lại những bất tiện rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của người bệnh
Bệnh eczema mang lại những bất tiện rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của người bệnh

Dấu hiệu nhận biết bệnh eczema ở người lớn

Eczema ở người lớn có một số dấu hiệu giống với nhiều bệnh ngoài da khác. Tuy nhiên, mỗi tình trạng bệnh lại có những đặc điểm, triệu chứng riêng biệt.

  • Bề mặt da dày, thâm, dấu hiệu liken hoá do viêm da.
  • Xuất hiện các đợt ngứa xuyên suốt và kéo dài trong thời gian bùng phát bệnh.
  • Bệnh nhân có các mảng đỏ lan rộng trên da hoặc mụn đỏ li ti mọng nước, đôi khi những mảng này không có ranh giới rõ ràng.
  • Trên da của bệnh nhân có các đám ban đỏ hình tròn.
  • Da có thể bị khô và dễ bong tróc. Một số trường hợp vết chàm còn có thể viêm, có mụn nước, khi bệnh nhân gãi nhiều mụn sẽ vỡ ra và chảy dịch.
  • Vị trí chàm xuất hiện chủ yếu ở những vùng da như: da sau đầu gối chân, khuỷu tay, cổ tay, mắt cá chân, bàn tay… Ở trẻ em thường xuất hiện ở mặt, cổ…
Biểu hiện của bệnh eczema thường rất dễ nhầm lẫn với những bệnh ngoài da khác
Biểu hiện của bệnh eczema thường rất dễ nhầm lẫn với những bệnh ngoài da khác

Ngoài các dấu hiệu của bệnh chàm như trên, người mắc bệnh chàm còn nhạy cảm với khói bụi, thời tiết, hóa chất, và các loại thức ăn tươi sống, dễ tái phát lại bệnh nếu đã mắc một lần.

Cách phòng bệnh eczema ở người lớn

Bệnh chàm là một tình trạng viêm da dị ứng mạn tính, tuy không nguy hiểm nhưng gây phiền toái và dễ tái phát khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da.

Để phòng ngừa và điều trị bệnh chàm, việc quan trọng nhất chính là phải tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Từ tác nhân, ta có thể đưa ra các biện pháp điều trị và phòng tránh bệnh tái phát sau khi chữa khỏi. Dưới đây là các cách phòng bệnh chàm ở người lớn đơn giản bạn có thể áp dụng.

Xác định và tránh các tác nhân gây bệnh

Những người bị eczema thường thiếu các protein nhất định trong da và một số bệnh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của họ. Nhận biết được các yếu tố gây bệnh và tránh tiếp xúc với chúng sẽ giúp phòng tránh được eczema tái phát trở lại. Dưới đây là một số tác nhân mà người bị eczema nên cảnh giác:

  • Nhiễm trùng da.
  • Các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, bọ ve, lông động vật, sợi len, mạt gỗ,… hoặc một số thực phẩm nhất định.
  • Không khí lạnh, khô vào mùa đông, và sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Các tác nhân kích thích hóa học, chất tẩy rửa,…
  • Căng thẳng, stress kéo dài.
  • Nước hoa hoặc thuốc nhuộm có kem dưỡng da hoặc xà bông tắm chứa nhiều hương liệu tổng hợp.
Người bệnh cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn những sản phẩm tắm gội cho bản thân
Người bệnh cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn những sản phẩm tắm gội cho bản thân

Chỉ nên tắm trong một khoảng thời gian ngắn 

Tắm quá lâu sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên dẫn đến khô da. Vì thế, bạn nên:

  • Tắm tối đa 10 đến 15 phút.
  • Khi tắm, hãy sử dụng nước ấm thay vì nóng. Nước nóng sẽ làm da bạn bị khô.
  • Sau khi tắm hãy dùng khăn mềm nhẹ nhàng thấm khô da.
  • Chỉ sử dụng xà phòng tắm dịu nhẹ cho da, không gây dị ứng.
  • Tránh sử dụng chất tẩy rửa có tính sát khuẩn hay chứa cồn vì có thể làm khô da.
  • Chọn sữa rửa mặt có cả công dụng dưỡng ẩm.

>>> Chàm mặt ở trẻ sơ sinh thì phải làm sao? Tìm hiểu ngay!

Dưỡng ẩm da ít nhất hai lần một ngày

Chất dưỡng ẩm giúp giữ độ ẩm cho da, từ đó giúp da luôn được bảo vệ và không bị bong tróc. Vì khi da ẩm, các tác nhân gây kích thích eczema như các sợi vải thô ráp sẽ ít gây xước da hơn, giúp ngăn ngừa bệnh bùng phát. Người bị bệnh eczema nên bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm.

Để giảm các đợt bùng phát, việc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích và dưỡng ẩm thường xuyên là quan trọng nhất.

Ngoài áp dụng các mẹo trên, người bị eczema nên kết hợp bôi thêm kem thảo dược có các thành phần bao gồm: salicylate, nano bạc, chitosan, tinh dầu hạt neem, chiết xuất vỏ thân núc nác, dầu dừa… Những sản phẩm như này sẽ giúp chống viêm, giảm ngứa ngáy, dưỡng ẩm và tăng cường sức khỏe của làn da.

Dầu dừa dưỡng ẩm rất tốt và vô cùng thân thiện với da của người bệnh
Dầu dừa dưỡng ẩm rất tốt và vô cùng thân thiện với da của người bệnh eczema

Thông qua bài viết này, mong rằng bạn đã biết thêm những cách hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị eczema ở người lớn. Hơn hết, hãy chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ, ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ để khiến cơ thể khỏe mạnh từ bên trong. Lời cuối, chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công!