Chàm mặt ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị chàm ở mặt là một trong những bệnh phổ biến xảy ra trong thời gian gần đây, nguyên nhân chủ yếu do mắc chàm sữa. Chàm sữa thường gặp ở trẻ sơ sinh – trẻ trong thời gian bú sữa mẹ. Mặc dù bệnh không đe dọa đến tính mạng trẻ, nhưng nếu không được điều trị sớm, chàm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến làn da của trẻ. Để phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả, các mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Chàm mặt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Chàm mặt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tổng quan về bệnh chàm mặt ở trẻ sơ sinh

Chàm da mặt ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Chàm mặt ở trẻ sơ sinh hay còn được biết đến với những tên gọi khác như: eczema, lác sữa. Thông thường, trẻ từ 3 đến 24 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh chàm ở da mặt, má, cổ…

Chàm không phải là bệnh dễ lây lan và nguy hiểm đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, chúng lại khó điều trị dứt điểm và có nguy cơ tái phát cao. Nhiều trường hợp, da bé gặp các biến chứng nguy hiểm, để lại sẹo do chàm. Vì các bậc cha mẹ thiếu kiến thức cơ bản về bệnh, chăm sóc không đúng cách, sử dụng sai sản phẩm…

Trẻ sơ sinh có tỉ lệ mắc chàm mặt lớn hơn nhiều sơ với người trưởng thành
Trẻ sơ sinh có tỉ lệ mắc chàm mặt lớn hơn nhiều sơ với người trưởng thành

Nguyên nhân gây ra chàm da mặt ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chàm ở trẻ em như:

  • Sức đề kháng của trẻ còn yếu, dễ dẫn đến các bệnh về da.
  • Trẻ nhỏ sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, mề đay hay các bệnh ứng do thời tiết. Do bệnh chàm có mang yếu tố di truyền.
  • Thực vật gây dị ứng.
  • Hóa chất trong sữa tắm, dầu rửa bát.
  • Một vài nguyên nhân đến từ không khí và động vật khác như: khói bụi, thời tiết, lông chó, mèo,
Sức đề kháng là nguyên nhân chính dẫn đến chàm mặt ở trẻ nhỏ
Sức đề kháng là nguyên nhân chính dẫn đến chàm mặt ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, chàm ở mặt cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân bé bị dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ. Chẳng hạn, mẹ ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất đạm, hải sản, nếu cơ thể bé không thích nghi được có thể dẫn đến nguyên nhân gây ra chàm. Chính vì vậy, các mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình khi đang trong thời kỳ cho con bú.

Những dấu hiệu chàm mặt ở trẻ sơ sinh

Việc nhận biết những dấu hiệu bé có bị chàm hay không cực kỳ quan trọng. Khi trẻ mới chớm bị, nếu có được phương pháp điều trị tốt sẽ giúp bé mau khỏi, tránh bị lây lan sang các khu vực da khác.

  • Dấu hiệu ban đầu: xuất hiện các vết mẩn đỏ trên má bé. Khi chạm vào có cảm giác thô ráp và gợn vảy nhỏ li ti.
  • Trẻ thường khua tay và gãi khi ngứa hoặc nghiêng mặt vào gối. Khi bị chàm bé thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon, quấy khóc, bỏ bú.
  • Sau khoảng 1 tuần, vùng da bị chàm bắt đầu lên da non. Vị trí bị chàm vẫn còn cảm giác ngứa nhiều và khó chịu. Mẹ cần chú ý không để trẻ khua tay gãi trầy da, dễ để lại sẹo.
  • Vùng da mặt bị chàm sẽ trở lại bình thường sau thời kì da non, không để lại sẹo hoặc thâm nếu như mẹ chú ý chăm sóc bé trong thời gian bị bệnh.

Làm thế nào để phòng tránh và điều trị bệnh chàm da mặt ở trẻ em?

Để có thể điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị chàm ở mặt hiệu quả và dứt điểm, mẹ có thể tham khảo các cách phòng tránh bệnh sau.

Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý để tránh mắc phải hiện tượng kích ứng, dị ứng đến từ thức ăn. Mẹ nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây dị ứng như: hải sản, cà chua,… trong thời gian cho con bú. Đối với trẻ sơ sinh từ 2 -5 tháng, mẹ nên làm các kiểm tra nhỏ để biết được độ dị ứng với thức ăn của bé.

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong thời gian 6 tháng đầu để nâng cao sức đề kháng.

Cha mẹ cũng cần rất lưu ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ
Cha mẹ cũng cần rất lưu ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ

>>> Cách điều trị bệnh chàm, tìm hiểu ngay tại link: https://yduocluanthanh.com/nhung-dieu-can-luu-y-khi-dieu-tri-benh-cham/

Sử dụng sản phẩm đặc trị dành riêng cho trẻ

Khi xác định trẻ sơ sinh bị chàm mẹ nên tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị. Tùy theo từng tình trạng bệnh của bé. Các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và cách điều trị phù hợp nhất. 

Sau khi thăm khám, mẹ nên áp dụng đúng theo đơn thuốc mà bác sĩ đã kê. Tuyệt đối không được mua các loại thuốc không có trong đơn, không sử dụng các biện pháp dân gian để trị bệnh. Khi chàm lên da non, trẻ bớt ngứa ngáy khó chịu, mẹ nên đưa bé đi thăm khám lại.

Luôn phải tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đề ra cho trẻ
Luôn phải tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đề ra cho trẻ

Trong giai đoạn sơ sinh, việc phòng tránh bệnh chàm là việc làm cần thiết của các bậc cha mẹ. Do chàm có thể gây khó chịu cho bé, dẫn đến hiện tượng chán ăn, sụt cân. Nếu da trẻ yếu và không “lành”, bệnh chàm có thể gây ra sẹo trên mặt.

Hy vọng những thông tin, lưu ý cho trẻ sơ sinh bị chàm ở mặt mà mình vừa cung cấp có thể giúp các mẹ chăm sóc bé yêu thật tốt. Nếu bé nhà đang bạn đang có những dấu hiệu của bệnh chàm trên mặt, hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để điều trị chính xác và dứt điểm.