Bệnh chàm bội nhiễm là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng ngừa 

So với các loại bệnh ngoài da khác, chàm bội nhiễm ít xuất hiện hơn nhưng để lại hệ quả rất lớn. Muốn phòng và điều trị hiệu quả, cần hiểu rõ bệnh chàm bội nhiễm là gì và những tác nhân gây ra bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ mọi thông tin quan trọng về căn bệnh ngoài da này.

Bệnh chàm bội nhiễm là gì?

Chàm bội nhiễm hay còn được gọi là bệnh eczema herpeticum, một căn bệnh ngoài da với những tổn thương nặng do virus Herpes Simplex xâm nhập. Điều khác biệt của chàm bội nhiễm so với các thể khác của bệnh chàm không phải chỉ ở biểu hiện mà chúng còn có khả năng lây lan. Sự tiếp xúc trực tiếp với người khác sẽ khiến virus lây nhiễm, truyền bệnh. Chàm bội nhiễm có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. 

Có thể xem, bệnh chàm bội nhiễm ở người lớn là giai đoạn sau của các chứng bệnh da liễu thông thường. Chẳng hạn như bệnh: chàm thể tạng, chàm Eczema, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,… Một người bị chàm ở giai đoạn bội nhiễm sẽ đối mặt với nhiều nguy hiểm và cần chăm sóc đặc biệt hơn. Bên cạnh đó, khả năng lây lan khiến cho cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng lớn.

Chàm bội nhiễm là gì?
Chàm bội nhiễm là gì?

Những ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh

Khi đã bị chàm bội nhiễm ở người lớn, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều mối nguy hiểm đe dọa. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ suy tạng, tử vong.

  • Ảnh hưởng tới khả năng thị lực: Virus gây bệnh lây lan từ vùng da này sang vùng da khác. Nguy cơ chúng tấn công giác mạc, làm tổn thương mắt, gây ảnh hưởng xấu tới thị lực rất cao.
  • Tổn thương nặng cho da: Chàm bội nhiễm không chỉ gây ngứa, khô da mà còn khiến mô da tổn thương nặng, lở loét, viêm nhiễm.
  • Viêm mô tế bào: Đây là hiện tượng xảy ra khi lớp sâu nhất của da bị tổn thương, bị virus xâm nhập. Lúc này, việc chăm sóc và điều trị vô cùng khó khăn.
  • Nhiễm trùng máu: Người bệnh chàm bội nhiễm nghiêm trọng sẽ bị nhiễm trùng máu. Ảnh hưởng tới sự hoạt động của các cơ quan chức năng khác trong cơ thể.

Những ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm thực sự rất nguy hiểm nếu không có những phương pháp điều trị bệnh kịp thời, chàm bội nhiễm ở bà bầu càng nguy hiểm hơn. Tìm hiểu chi tiết những triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị chàm bội nhiễm ở bà bầu tại: https://yduocluanthanh.com/cham-boi-nhiem-o-ba-bau-anh-huong-va-cach-khac-phuc/

Biểu hiện của bệnh chàm bội nhiễm ở người lớn

Như đã nói, chứng bệnh ngoài da này có biểu hiện không khác biệt gì so với chàm thông thường. Tuy nhiên, sự xâm nhập của virus Herpes Simplex sẽ khiến bệnh có một số chuyển biến khác biệt. Người bệnh căn cứ vào đó để theo dõi, xác định xem bản thân có bị chàm bội nhiễm hay không:

  • Bề mặt vùng da bị chàm sẽ xuất hiện những nốt mụn nhỏ, bên trong có dịch lỏng.
  • Màu sắc của mụn nước là màu đỏ, đen hoặc đỏ tía, kích thước mụn tương tự nhau.
  • Từ 7 cho tới 10 ngày, mụn nước có hiện tượng lây lan sang các vùng da khác.
  • Dù không có sự tác động ngoại lực nào nhưng mụn nước sẽ tự vỡ ra. Phần dịch tiết đóng vảy, làm bề mặt da khô cứng, nứt nẻ, thậm chí là chảy máu.
  • Đặc điểm của bệnh chàm bội nhiễm đó là mức độ ngứa dữ dội hơn, kèm với đó là đau và làm dày da.
  • Một số người bệnh còn cảm thấy cơ thể bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi đi kèm.

Ngoài ra, chàm bội nhiễm ở trẻ em có dấu hiệu nhận biết khác như: Trẻ thường xuyên quấy khóc, trên da bị ửng đỏ. Vùng da dễ mắc bệnh thường ở vùng da mặt, da đầu, chân, tay, sau tai, má,… Từ triệu chứng của bệnh, bất cứ ai cũng nên có sự cảnh giác, đề phòng. Tốt nhất là hạn chế gãi, chăm sóc da đúng cách, điều trị nhanh chóng để hạn chế biến chứng, lây lan.

Chàm bội nhiễm ở trẻ nhỏ chủ yếu xuất hiện trên vùng mặt
Chàm bội nhiễm ở trẻ nhỏ chủ yếu xuất hiện trên vùng mặt

Nguyên nhân dẫn tới bệnh eczema herpeticum là gì?

Khi đã hiểu bệnh chàm bội nhiễm là gì, mức độ nguy hiểm ra sao thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để biết cách phòng bệnh. Mặc dù hiện tại chưa có bất cứ một nghiên cứu nào chứng minh nguyên do chính dẫn tới căn bệnh này. Tuy nhiên, dưới đây là một số yếu tố tăng nguy cơ mắc chàm bội nhiễm mà người bệnh cần lưu ý:

  • Do bị bệnh chàm thông thường nhưng vệ sinh, chăm sóc da không đúng cách.
  • Nguyên nhân từ việc dùng quần áo, chăn màn kém vệ sinh.
  • Tiếp xúc với các chất hóa học gây kích ứng da hoặc môi trường bụi bẩn.
  • Sử dụng nước nhiễm khuẩn thường xuyên.
  • Tổn thương da nhưng chưa biết cách vệ sinh, chăm sóc sao cho hiệu quả,…
  • Quan trọng nhất, chàm bội nhiễm chỉ hình thành khi có sự tấn công của virus Herpes Simplex.

Cách phòng tránh bệnh chàm bội nhiễm hiệu quả

Chính vì bệnh eczema herpeticum ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống. Vì thế, việc phòng bệnh vô cùng cần thiết. Điều ngày hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như các tổn thương nặng ngoài ý muốn:

  • Giữ gìn vệ sinh cho da thật tốt, tránh xa các loại chất hóa học gây kích ứng cho da.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, nguồn nước có nhiều vi khuẩn.
  • Dùng mũ, áo chống nắng, gang tay, tất chân khi ra đường, tránh ánh nắng mặt trời và khói bụi từ xe cộ, công trình xây dựng, nhà máy,…
  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên để tăng cường sức khỏe từng mô tế bào.
  • Khi bị bệnh ngoài da tuyệt đối không nên gãi, cạy vảy vùng da đang bị bệnh.
  • Điều trị các bệnh ngoài da ngay từ khi mới xuất hiện để tránh chuyển sang giai đoạn bội nhiễm.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thể dục thể thao đều đặn. Điều này nhằm nâng cao hệ miễn dịch.
  • Không tùy tiện sử dụng các loại hóa mỹ phẩm có chứa thành phần hóa học cao.
Tuyệt đối không được gãi để tránh làm tổn thương thêm các vùng da bệnh
Tuyệt đối không được gãi để tránh làm tổn thương thêm các vùng da bệnh

Bằng việc chăm sóc, bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ gây bệnh thì khả năng bị chàm bội nhiễm sẽ giảm đi đáng kể. Bề mặt da là nơi tiếp nhận rất nhiều ảnh hưởng từ môi trường nên cần một chế độ bảo vệ đặc biệt.

Những phương pháp điều trị bệnh chàm bội nhiễm hiệu quả

Khi có những dấu hiệu của bệnh chàm bội nhiễm, các bạn cần điều trị sớm để tránh sự lây lan và diễn biến nặng nề. Một vài phương pháp điều trị bệnh chàm bội nhiễm hiệu quả hiện nay như:

Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây là phương pháp điều trị bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ. Các loại thuốc có thể chỉ định như:

  • Thuốc kháng Virus: Chàm bội nhiễm chủ yếu do virus gây ra, do đó những thuốc kháng virus sẽ được bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, những dòng thuốc này chống chỉ định cho người bệnh bị suy giảm chức năng gan.
  • Thuốc kháng sinh: đây là nhóm thuốc có thể điều trị bệnh do virus gây ra.
  • Thuốc kháng Histamin: nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn chặn sự lây lan trên da.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: khác với bệnh chàm thông thường, chàm bội nhiễm thường có những triệu chứng sốt, đau nhức và mệt mỏi đi kèm. Khi đó những dòng thuốc giảm đau, hạ sốt sẽ được chỉ định.
Các loại kháng sinh mạnh được dùng chủ yếu trong điều trị bệnh
Các loại kháng sinh mạnh được dùng chủ yếu trong điều trị bệnh

Chữa chàm bội nhiễm bằng Đông y

Những phương pháp Đông y sẽ đánh sâu vào căn nguyên gây bệnh. Theo đông y, bệnh chàm do phong nhiệt, thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể gây nên tình trạng tổn thương da. Khi các tác nhân này được loại bỏ, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện. Chính vì vậy, khi điều trị bằng phương pháp này sẽ hạn chế được tối đa sự tái phát của bệnh. Ngoài ra, các bài thuốc đông y sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên do vậy cực kỳ an toàn cho người sử dụng.

Mặc dù vậy, phương pháp này lại có một nhược điểm lớn chính là thời gian điều trị. Phương pháp này cần thời gian dài để điều trị, do vậy người bệnh cần kiên trì để có được kết quả tốt nhất nhé!

>>> Chi tiết về những cách chữa bệnh chàm an toàn và hiệu quả, các bạn tìm hiểu ngay tại đây.

Như vậy, chúng ta đã biết bệnh chàm bội nhiễm là gì, hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện của bệnh. Đồng thời, qua bài viết, mọi người hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh nên hãy tự chăm sóc, bảo vệ mình thật tốt. Duy trì các thói quen lành mạnh để phòng chàm bội nhiễm hình thành, làm phiền cuộc sống con người. 

2 bình luận
  1. Bệnh này khỏi hẳn không ạ?

    • Chào bạn, bệnh có thể khỏi hẳn và không tái phát nếu có các chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý bạn nhé!

Bình luận của bạn