Bệnh chàm sữa ở trẻ em và những điều ba mẹ cần quan tâm

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, ba mẹ còn cần để ý về những bệnh da liễu thường gặp ở trẻ như chàm sữa. Tuy không gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể nhưng sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc, lười ăn… Bệnh chàm sữa ở trẻ em là gì, có nguy hiểm và lây lan không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh chàm ở trẻ em là gì?
Bệnh chàm ở trẻ em là gì?

Bệnh chàm sữa ở trẻ em là bệnh gì?

Ngoài chàm sữa, bệnh còn được biết đến với tên gọi thứ hai là lác sữa – là bệnh chàm thể tạng nhưng ở những giai đoạn đầu. Nhiều bà mẹ lầm tưởng rằng, bệnh này chỉ xuất hiện ở một số bé sơ sinh có sức đề kháng yếu, gặp tác nhân kích thích. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra rằng, kể cả bé sơ sinh bình thường, có sức khỏe tốt vẫn có nguy cơ mắc bệnh chàm sữa. Trẻ em trên 6 tháng chính là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, các bậc phụ huynh cần chú ý những thay đổi của bé trong thời gian này.

Khu vực mà bệnh “tấn công” đầu tiên là ở trên da mặt của trẻ sơ sinh (khu vực má) và dần lan rộng ra những khu vực khác như tay, chân,… Diễn biến của bệnh bắt đầu từ những nốt hồng nhạt xuất hiện trên da rồi dần biến thành nốt mụn nước và chảy dịch rồi bong tróc tương tự những thể chàm khác. 

Đến thời điểm 2 tuổi trở lên, bé sẽ dần khỏi bệnh do sức đề kháng ở độ tuổi này tốt hơn nhiều so với thời điểm trẻ sơ sinh. Bệnh gây nhiều cảm giác khó chịu, bức bối cho trẻ nên việc sinh hoạt, ăn uống cũng sẽ không được điều độ, thoải mái như khi chưa bị chàm sữa. 

Triệu chứng của bệnh chàm sữa ở trẻ em

Chàm sữa ở trẻ rất dễ bị nhầm tưởng sang các căn bệnh về da khác. Do vậy, các bậc cha mẹ cần nắm rõ những triệu chứng của bệnh để nhận biết chính xác và điều trị phù hợp. Những triệu chứng thường thấy của bệnh như:

  • Những mảng da hồng nhạt và đậm dần lên theo thời gian trên da bé. Tại vùng da bị tổn thương xuất hiện các mụn nước, sờ vào có cảm giác sần sùi, thô ráp.
  • Chàm sữa thường xuất hiện ở hai bên má sau đó lan dần sang các vị trí khác, cũng có ít trường hợp chàm toàn thân. Vùng mặc bỉm và nách là hai vùng da ít xuất hiện chàm sữa nhất.
  • Chàm sữa gây các cảm giác ngứa ngáy, khi trẻ gãi tác động vào những mụn nước gây vỡ và tạo nên hiện tượng dày sừng.
  • Vùng da tổn thương sẽ có xu hướng lan rộng theo thời gian gây ảnh hưởng đến giấc ngủ sức khỏe của trẻ.
Triệu chứng bệnh chàm sữa ở trẻ
Triệu chứng bệnh chàm sữa ở trẻ

Bệnh chàm sữa có nguy hiểm không?

Tương tự như các bệnh da liễu khác hay các bệnh cùng thuộc thể chàm, chàm sữa hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên, việc chủ quan, không chữa trị sớm sẽ khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống của trẻ về sau. Một số ảnh hưởng chính của bệnh chàm sữa ở trẻ đó là:

  • Gây ửng đỏ, khô và ngứa da.
  • Nếu để lâu ngày không chữa trị hoặc chăm sóc da sai cách sẽ dẫn tới chảy máu.
  • Viêm nhiễm vùng da, sưng tấy, gây đau nếu bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Trẻ khó ngủ, cơ thể khó chịu, hay quấy khóc và lười ăn hơn.

>>> Tìm hiểu thêm về trẻ sơ sinh bị chàm da mặt và những phương pháp điều trị hiệu quả tại link: https://yduocluanthanh.com/benh-cham-mat-o-tre-so-sinh/

Bệnh chàm sữa có lây không?

Bên cạnh những nỗi lo về biến chứng của bệnh, bệnh chàm sữa có lây không cũng được các bậc phụ huynh quan tâm. Để trả lời chính xác cho câu hỏi này ta cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân chính gây ra chàm sữa ở trẻ em là do rối loạn hệ miễn dịch, tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng, môi trường bị ô nhiễm,… không hề liên quan đến vi khuẩn hay virus nên bệnh không có tính chất lây lan từ người sang người nhưng lại có tính di truyền. 

Cách chăm sóc bệnh chàm sữa ở trẻ em

Bên cạnh sự tư vấn và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ nên lưu ý những điều dưới đây để quá trình điều trị bệnh chàm sữa trẻ em thuận lợi và tiến triển nhanh hơn.

  • Hạn chế sử dụng kháng sinh liều cao cho trẻ sơ sinh bởi những rủi ro tiềm ẩn của loại thuốc này. Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng như bị bội nhiễm, nếu trẻ cần dùng kháng sinh loại nặng thì ba mẹ cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ.
Hạn chế sử dụng chất kháng sinh để giảm thiểu tác dụng phụ
Hạn chế sử dụng chất kháng sinh để giảm thiểu tác dụng phụ
  • Không dùng thuốc bôi corticosteroid (corticoid) của người lớn để sử dụng cho trẻ sơ sinh vì những ảnh hưởng nghiêm trọng có thể xảy đến như: teo da, da bị mất màu, tuyến thượng thận cũng có thể bị tác động tiêu cực với loại thuốc bôi này. Thay vào đó, ba mẹ cần chọn những loại kem bôi ngoài da dịu nhẹ, lành tính vì làn da của trẻ rất nhạy cảm. 
  • Vào mùa hè, trẻ thường xuyên ở trong phòng điều hòa nhiều giờ trong ngày. Điều này sẽ khiến da bé bị khô nên việc đảm bảo độ ẩm trong những trường hợp như vậy rất quan trọng. Ba mẹ nên trang bị thêm các thiết bị như máy phun sương hay chậu nước để trong phòng. 
  • Để bé được sống trong môi trường ổn định và hạn chế tối đa sự thay đổi nhiệt độ xảy ra. Trong quá trình điều trị chàm sữa trẻ em, ba mẹ cũng cần đảm bảo bé luôn được ở trong không gian sạch sẽ, thoáng mát, tránh xa bụi bẩn, nấm mốc. 
  • Loại bỏ các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như đậu phộng, hải sản,… ra khỏi thực đơn hàng ngày của bé. 
  • Mặc đồ thoáng khí, rộng rãi cho bé để khi bị nóng, da bé không bị bết dính do nhiều mồ hôi. Các loại đồ cần sử dụng hàng ngày như bỉm (tã lót) nên được thay thường xuyên để bé không bị khó chịu. 
  • Duy trì độ ẩm cho bé bị chàm sữa bằng cách thường xuyên xoa kem dưỡng ẩm cho con. Một số loại kem lành tính, phù hợp dùng cho bé và những người có làn da nhạy cảm sẽ là lựa chọn tốt. 

Cách phòng ngừa bệnh chàm sữa trẻ em

Phòng bệnh lúc nào cũng quan trọng hơn chữa bệnh. Nếu con mình chưa từng bị chàm sữa, ba mẹ nên đọc ngay những điều cần lưu ý dưới để để phòng bệnh chàm sữa ở trẻ hiệu quả. 

Giữ cơ thể bé luôn sạch sẽ

Ngoài việc tắm gội thường xuyên, cẩn thận, ba mẹ còn cần để tâm đến các loại sản phẩm mà bé sử dụng hàng ngày như sữa tắm, dầu gội. Các loại hóa mỹ phẩm như sữa tắm, dầu gội chỉ nên xoa trên da bé trong khoảng thời gian ngắn và tắm sạch lại với nước để da tránh được nguy cơ dị ứng từ những sản phẩm đó. Bên cạnh đó, ba mẹ nên sử dụng nước ấm, nước mát tắm cho bé để da không bị khô, ngứa.

Dầu tắm gội dược liệu Diệp Hồng Nhan - dành cho làn da nhạy cảm
Dầu tắm gội dược liệu Diệp Hồng Nhan – dành cho làn da nhạy cảm

Về chế độ ăn uống

Việc bé ăn uống như thế nào sẽ có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe toàn diện của trẻ. Do vậy, để hạn chế, không mắc phải các bệnh phổ biến thì ba mẹ cần để tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng của con. 

Đường ruột của trẻ cũng không khỏe mạnh như người trưởng thành nên ba mẹ cần tránh những thực phẩm lên men để hệ tiêu hóa luôn ở trạng thái tốt, sức đề kháng cũng ổn định. Các loại thực phẩm như hải sản, đậu phộng, trứng cũng nên được loại khỏi thực đơn hàng ngày của bé vì nó dễ gây kích ứng lên da. 

Ngoài ra, để phòng tránh bệnh chàm ở trẻ một cách tốt nhất, các bạn nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, tránh để trẻ tiếp xúc với khói bụi, động vật. Nên lựa chọn những trang phục thoáng mát, dễ thấm hút.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh chàm sữa ở trẻ em để ba mẹ tham khảo và bổ sung thêm vào cẩm nang nuôi con của mình. Nếu trẻ bắt đầu có những dấu hiệu đầu của bệnh, ba mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ và nhận tư vấn, chỉ định từ họ. Hy vọng, bài viết đã cung cấp kiến thức bổ ích cho nhiều ba mẹ đang xoay sở với việc chăm con hàng ngày.