Một số thành phần trong các loại lá dân gian như trà, chè, trầu, khế… có tính sát khuẩn cao, giúp kháng viêm và giảm sưng đỏ. Nếu biết cách sử dụng thì sẽ mang lại kết quả đáng kinh ngạc. Chính vì thế, viêm da cơ địa tắm lá gì vẫn luôn là câu hỏi khiến người bệnh phải đau đầu và đi tìm sự giải đáp.
Mục lục bài viết
Viêm da cơ địa tắm lá gì?
Viêm da cơ địa là căn bệnh về da khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài việc lựa chọn sản phẩm điều trị, người bệnh cần lựa chọn những sản phẩm tắm rửa phù hợp để tránh gây kích ứng da. Chính vì lý do ngày, người bệnh có xu hướng lựa chọn những loại lá từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho da. Vậy viêm da cơ địa tắm lá gì? Dưới đây là một số loại lá thông dụng, được sử dụng để chữa viêm da hiệu quả.
Chữa viêm da bằng lá chè xanh
Lá chè xanh là cách chữa viêm da được tin dùng nhất hiện nay. Bởi bên trong chè xanh có chứa polyphenol, flavonoid, vitamin C, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và kháng khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó, những ai là tín đồ của chè xanh đều biết, chiết xuất chống oxy hóa của nó rất mạnh. Có thể cân bằng độ ẩm, tái tạo làn da tổn thương và phục hồi da đang bị vấn đề lão hóa.
Đặc biệt, chè xanh cực kì lành tính, áp dụng được cho cả những da mẫn cảm.
Lá trầu có khả năng chữa viêm da cơ địa nhanh chóng
Theo một số nghiên cứu khoa học, trong lá trầu có chứa eugenol, cineol… hợp chất này không những có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mà còn ức chế vết thương lan tỏa. Việc sử dụng lá trầu không để tắm giúp giảm thiểu nguy cơ viêm da dẫn đến bội nhiễm. Đồng thời, chúng có thể rút ngắn thời gian điều trị chỉ sau vài tuần.
Giảm ngứa, mẩn đỏ với lá ngải dại
Trong y học, ngải dại là loại cây thảo dược mọc hoang, trị được nhiều loại bệnh khác nhau. Ngải dại thường xuất hiện nhiều ở phía bắc, khác với ngải cứu mà dân ta vẫn hay gọi.
Ngải dại có thân hình to hơn ngải cứu, có lông và màu xanh nhạt. Ngoài tác dụng mát gan, thanh lọc, điều trị các chứng bệnh về tim mạch. Thì nó còn có khả năng diệt nấm, kháng khuẩn, giảm viêm ngứa, mụn rộp.
Xem thêm: Nguyên nhân trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt và cách điều trị.
Nước lá ổi điều trị viêm da hiệu quả
Lá ổi chứa thành phần kháng viêm, giải trừ độc tố, được y học liệt kê vào top những loại lá chữa bệnh về da hiệu quả. Theo dân gian, lá ổi có tính đắng, chát, có thể tiêu độc, giảm phù nề, đồng thời trị viêm da hiệu quả.
Tùy vào tình trạng viêm da cơ địa ở mức độ nặng hay nhẹ mà người bệnh thực hiện chế độ tắm rửa thường xuyên hoặc cách ngày. Việc tắm lá ổi, giúp vùng da tổn thương trở nên dễ chịu, mau lành.
Tắm lá khế giúp sạch khuẩn da
Trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da cơ địa tắm lá gì? Lá khế ngoài việc được dùng để chữa rôm sảy cho trẻ nhỏ thì còn được sử dụng để điều trị viêm da. Với đặc tính chát, chứa nhiều thành phần thanh nhiệt, giải độc và mát gan, lá khế quả là phương thuốc điều trị bệnh viêm nhiễm tuyệt vời.
Để chữa viêm da cơ địa với lá khế cho trẻ nhỏ, bạn nên lưu ý:
- Lá khế chứa nhiều sâu rái, không cẩn thận có thể khiến da bị kích ứng.
- Da trẻ rất nhạy cảm vì thế nên pha nước vừa ẩm tránh tình trạng phỏng da.
- Nên rửa thật sạch với nước muối pha loãng rồi sau đó dùng nước sạch rửa lại ít nhất 3 lần.
- Việc tắm cho trẻ rất quan trọng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành.
Lá bàng giúp chữa viêm da cơ địa nhanh chóng
Theo Đông y, trong lá bàng có chứa nhiều dưỡng chất flavonoid, tanin, phytosterol… với tác dụng làm lành vết thương ngoài da và ngăn ngừa viêm nhiễm. Ngoài ra, chất tanin trong lá có tác dụng sát khuẩn, chống mưng mủ. Do vậy khi sử dụng lá bàng trong điều trị mề đay sẽ giúp làm lành các vết thương nhanh chóng, tránh lây lan sang các vùng da khác. Cùng với đó là những cảm giác ngứa ngáy, khó chịu sẽ được thuyên giảm theo từng ngày.
Lưu ý: nên sử dụng lá bàng non hoặc lá bánh tẻ để đạt chất lượng tốt nhất nhé.
Xem thêm: Ngứa lòng bàn chân ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị.
Hướng dẫn cách tắm bằng lá cho bệnh viêm da cơ địa
Việc sử dụng phương pháp dân gian để điều trị viêm da không phải là cách mới mẻ gì. Tuy nhiên, nếu không biết lựa chọn nguyên liệu và tắm đúng cách thì bệnh không những không thuyên giảm mà còn trở nặng hơn.
Nguyên liệu:
- 2 lít nước.
- 300 gram lá.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá tắm, nên dùng nước muối pha loãng để tiệt trùng.
- Bước 2: Mang hỗn hợp lá và nước đi đun sôi.
- Bước 3: Sau 1-2 tiếng khi nước nguội hoàn toàn thì tắm trực tiếp lên người.
Lưu ý: Vì là cách dân gian nên không thể ngày một, ngày hai mà hết sưng đỏ hay ngứa ngáy được. Người bệnh phải kiên trì tắm lá thường xuyên ít nhất 4 ngày mỗi tuần để phương pháp này phát huy tác dụng tối đa.
Những lưu ý bắt buộc phải nhớ khi điều trị viêm da cơ địa bằng lá
Tắm lá là phương pháp đơn giản và an toàn có thể áp dụng cho cả người lớn lẫn trẻ em, cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng hiệu quả 100%. Có nhiều trường hợp cũng xảy ra tình trạng kích ứng, nổi mẩn thậm chí nhiễm trùng. Vì da người bệnh phản ứng với các thành phần trong lá.
Để điều trị viêm da hiệu quả với nước lá, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Viêm da cơ địa xuất phát từ bệnh trong cơ thể. Vì thế, ngoài tắm lá, việc ăn uống, sinh hoạt, bôi thuốc hoặc uống thuốc cũng quan trọng không kém.
- Nên tìm hiểu các loại thảo dược lành tính, tránh sử dụng lá tắm không phù hợp gây dị ứng trên da.
- Tắm lá tuy dễ làm, nhưng thời gian hiệu quả thì rất lâu. Cho nên, người bệnh phải có tính kiên nhẫn, thực hiện đều đặn. Tránh trường hợp tắm một, hai lần chưa thấy gì mà bỏ cuộc.
- Trong quá trình tắm nên dùng bông sát khuẩn vệ sinh vùng da bị viêm nhẹ nhàng. Không kì cọ mạnh tay hoặc tắm chung với xà phòng, sữa tắm gây kích ứng, làm giảm tác dụng lá.
- Pha nước tắm ở nhiệt độ bình thường, không quá nóng hoặc quá lạnh khiến vết thương trên da bị phỏng hoặc sưng đỏ nghiêm trọng.
Viêm da cơ địa tắm lá gì đã được giải đáp chính xác qua bài viết. Tuy nhiên, người bị bệnh viêm da cơ địa không chỉ chăm chăm đi tìm lá tắm phù hợp mà còn phải có chế độ chăm sóc sức khỏe cực kỳ kỹ lưỡng. Để có một làn da khỏe mạnh, người bệnh không những bôi đúng thuốc, uống đủ liều, ăn đúng cữ, sinh hoạt đúng mực mà còn phải điều trị đúng nơi. Những thuốc viêm da cơ địa được sử dụng nhiều nhất hiện nay, tìm hiểu ngay tại đây.