Viêm da cơ địa ở đầu: Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả

Viêm da cơ địa ở đầu là tình trạng viêm nhiễm da đầu, gây ra nhiều mụn nước, mẩn đỏ và ngứa ngáy. Bệnh không chỉ khiến chúng ta khó chịu, đau đớn mà còn gây mất thẩm mỹ và thiếu tự tin. Dưới đây là những chia sẻ của đội ngũ chuyên gia Y dược Luân Thành giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và tìm ra hướng điều trị phù hợp.

1. Viêm da cơ địa ở đầu là gì?

Viêm da cơ địa ở đầu là bệnh lý da liễu mãn tính với các tổn thương đặc trưng như khô ngứa, nứt nẻ, bong tróc và có thể có mụn nước dưới chân tóc. Hiện nay, các phương pháp điều trị đều chủ yếu là ngăn ngừa triệu chứng, giảm tần xuất tái phát chứ không thể xử lý dứt điểm hoàn toàn.

Theo một số báo cáo, tỷ lệ mắc viêm da cơ địa chiếm khoảng từ 7-20%. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Tỷ lệ này chiếm 60% tổng số ca mắc và chỉ có khoảng 10% gặp ở độ tuổi từ 6-20.

Viêm da cơ địa ở đầu
Viêm da cơ địa ở đầu

Viêm da cơ địa ở đầu thường dai dẳng và có thể kéo dài tới tuổi trưởng thành. Biểu hiện của bệnh thay đổi theo từng giai đoạn và nguyên nhân dẫn đến bệnh thường liên quan tới yếu tố cơ địa, tiền sử bệnh dị ứng (như hen phế quản, mày đay, viêm da tiếp xúc…). Vì liên quan đến nhiều yếu tố nên việc điều trị bệnh viêm da cơ địa một cách triệt để vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da cơ địa ở đầu

Cho đến nay người ta vẫn chưa biết một cách chính xác về căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy: Sự kết hợp của một cơ địa dị ứng với những tác nhân kích thích từ bên trong hay thậm chí là bên ngoài cơ thể cũng trở thành nguyên nhân chính gây ra bệnh. Điển hình như:

  • Yếu tố di truyền: Viêm da cơ địa ở da đầu có yếu tố gia đình rõ rệt. Theo thống kê, nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có đến 80% con cái của họ bị mắc bệnh này. Trong khi đó, nếu chỉ  một trong hai người bị thì khả năng con cái mắc là 50% mà thôi.
  • Tác nhân nội sinh: Yếu tố thần kinh, đặc biệt là các sang chấn tâm lý, căng thẳng kéo dài, thay đổi nội tiết hay rối loạn chuyển hóa.
  • Tác nhân ngoại sinh: Các dị nguyên như phấn hoa, thức ăn, vi khuẩn, nấm hay do thay đổi môi trường, thời tiết, khí hậu.
  • Cơ địa dễ bị dị ứng
  • Thay đổi miễn dịch.
  • Các yếu tố khác trong cơ địa dễ bị dị ứng cũng đã được xác định có liên quan như: da khô, suy giảm hệ miễn dịch.
Viêm da cơ địa do di truyền
Viêm da cơ địa do di truyền

Tất cả các yếu tố trên, dù riêng lẻ hay phối hợp đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa ở đầu.

Xem thêm: Viêm da cơ địa là gì? Làm thế nào để điều trị bệnh một cách hiệu quả.

3. Triệu chứng báo hiệu bạn đã bị viêm da cơ địa ở đầu

Các biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa không chỉ xuất hiện trên da đầu mà có thể ảnh hưởng đến cả khuôn mặt, cổ và vai. Đôi khi có thể bị nhầm lẫn thành gàu do cơ chế của bệnh làm cho các mảng da bong tróc và ngứa. Người bệnh có thể nhận biết và phân biệt dựa trên các triệu chứng dưới đây:

  • Da nổi mẩn đỏ, ngứa: Da đỏ và ngứa, xuất hiện các mụn nhỏ li ti như hạt kê.
  • Mụn nước trên da: Trên nền da đỏ xuất hiện nhiều mụn nước tập chung thành từng đám dày đặc có kích thước bằng đầu đinh ghim.
  • Mụn da bị vỡ, chảy nước: Các mụn nước vỡ ra, tổn thương tấy đỏ, phù nề rất dễ bội nhiễm.
  • Đóng vảy trên da: Các dịch khô dần, đóng vảy tiết màu vàng nhạt, nếu có bội nhiễm thì vảy dày màu nâu.
  • Bong tróc vảy da: Vảy tiết bong để lại lớp da mỏng, dần dần bị nứt và bong ra thành các mảng vảy trắng.
Đóng vảy trên da đầu
Đóng vảy trên da đầu

Ngoài những triệu chứng điển hình trên, viêm da cơ địa ở đầu còn có một số biểu hiện ít phổ biến hơn như khô da, viêm lòng bàn tay, bàn chân.

4. Bệnh viêm da cơ địa ở đầu có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa ở đầu tuy không phải là bệnh lý ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cũng như là tâm lý của người bệnh. Ngoài ra, bệnh viêm da cơ địa cũng có thể tiến triển một cách dai dẳng thành từng đợt cấp và mạn tính. Có thể kể đến 3 giai đoạn nguy hiểm của bệnh như sau:

  • Giai đoạn cấp tính: Thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi, thương tổn chảy nhiều nước, phù nề, da đỏ và ngứa ngáy dữ dội.
  • Giai đoạn bán cấp: Da khô và phù nề hơn.
  • Giai đoạn mạn tính: Hay gặp ở trẻ trên 10 tuổi. Khoảng 50% trẻ không khỏi bệnh và chuyển sang giai đoạn này. Tổn thương là các mảng da dày, màu thâm, rất ngứa, khu trú dai dẳng và khó điều trị, có thể tồn tại đến già.

Ngoài ra, viêm da cơ địa ở đầu có thể chuyển thành các biến chứng nguy hiểm, điển hình như bội nhiễm, chàm chốc hóa. Một số trường hợp có thể bị viêm cầu thận cấp nếu như không được phát hiện và xử lý sớm.

5. Phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở đầu hiệu quả

Việc điều trị viêm da cơ địa ở đầu nên được tiến hành một cách càng sớm càng tốt để có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và trở thành các biến chứng nguy hiểm.

5.1. Điều trị viêm da cơ địa bằng phương pháp Tây Y

Phương pháp này mang lại hiệu quả khá tốt cho người bệnh, khắc phục nhanh chóng các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn người bệnh cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

  • Nhóm thuốc uống: Gồm nhóm kháng Histamin và fluconazole để ức chế sự phát triển của nấm đồng thời giảm tình trạng ngứa ngáy.
  • Nhóm thuốc bôi: Nhóm làm kem bôi làm mềm da, corticoid, tacrolimus, pimecrolimus… giúp chống viêm, chống dị ứng và cung cấp độ ẩm cho da.
  • Nhóm thuốc rửa: Điển hình như thuốc tím hoặc hắc ín vừa có tác dụng làm khô vừa để sát trùng, chống ngứa hiệu quả.

Ngoài những nhóm thuốc kể trên, người bệnh cũng cần sử dụng thêm dầu gội đặc trị để tăng cường hiệu quả.

Sử dụng kem bôi chứa corticoid để điều trị viêm da cơ địa
Sử dụng kem bôi chứa corticoid để điều trị viêm da cơ địa

5.2. Điều trị viêm da cơ địa sử dụng liệu pháp Đông Y

Các thuốc Đông y dùng trong điều trị có thể sử dụng lâu dài mà vẫn đảm bảo an toàn cho người bệnh. Mặt khác, nhóm thuốc này có thể giải quyết nguyên nhân từ bên trong gây nên.

  • Dùng dầu gội: Cần dùng các loại dầu gội chứa các vị dược liệu như núc nác, lá bàng, ngải dại…để gội đầu hàng ngày. Vừa giúp làm sạch da đầu, giảm bong tróc các vảy và chống viêm tốt.
  • Dùng thuốc uống: Nên sử dụng một số vị thuốc như: tang bạch bì, hoàng cầm, kim ngân hoa, bồ công anh… giúp thanh nhiệt, tiêu độc, giảm mụn ngứa.
  • Thuốc bôi ngoài da: Các kem bôi tại chỗ thường dùng trong hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở đầu như Kem bôi da Phục Liễu Bì có chứa thành phần là tinh chất trong các vị dược liệu. Là nguyên liệu điển hình của các bài thuốc chữa bệnh da liễu trong Y học cổ truyền như thông đỏ, ngải dại, dầu hạnh nhân… Mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khô da và viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên.
Kem bôi da Phục Liễu Bì
Kem bôi da Phục Liễu Bì

6. Những lưu ý và kiêng kỵ khi bị bệnh viêm da cơ địa ở đầu

Để tránh tình trạng tái phát xảy ra liên tục và diễn biến nặng, bên cạnh việc điều trị chúng ta cũng nên lưu ý tránh và điều chỉnh một số thói quen như:

  • Xây dựng một lối sống lành mạnh, hạn chế căng thẳng, stress kéo dài, duy trì tinh thần luôn thoải mái và thư giãn.
  • Tránh để da đầu tiếp xúc với các loại hóa chất.
  • Không nên gội đầu bằng nước quá nóng, sử dụng các loại dầu gội được khuyến cáo cho người bị viêm da cơ địa ở đầu.
  • Tránh gãi hoặc chà xát mạnh khi gội, nên massage nhẹ nhàng cho da đầu.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều nước và vitamin C để tăng cường đề kháng cho cơ thể.

7. Cách chăm sóc và đề phòng bệnh tái phát

Viêm da cơ địa ở đầu là căn bệnh da liễu rất phổ biến hiện nay. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc nghiên cứu và điều trị sử dụng những phương pháp hiện đại, song cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh hoàn toàn. Ngoài việc điều trị bệnh, việc thực hiện những biện pháp ngăn ngừa tái phát là rất cần thiết.

Hiện nay, dầu gội dược liệu Diệp Hồng Nhan là giải pháp tốt nhất được các chuyên gia về da liễu lựa chọn cho trường hợp bị viêm da cơ địa ở đầu. Sản phẩm là sự kết hợp của các vị dược liệu quý như núc nác, ngải dại, hương nhu, bồ kết… được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về da liễu, đem tới tác dụng chính bao gồm:

  • Bảo vệ da ngăn ngừa những tác động gây bệnh từ môi trường.
  • Làm sạch da, dịu da khi bị mụn nhọt, mẩn ngứa do viêm nhiễm gây ra.
Dầu tắm gội Diệp Hồng Nhan
Dầu tắm gội Diệp Hồng Nhan

Dầu gội dược liệu Diệp Hồng Nhan sử dụng cho các trường hợp như viêm da cơ địa, nổi mụn, ngứa ngáy da đầu. Đã được Sở Y Tế Hà Nội công nhận về các thành phần có hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lý viêm da cơ địa ở đầu. Y dược Luân Thành hy vọng đã đem đến cho quý độc giả những thông tin bổ ích để có thể bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất. Chúc các bạn cùng gia đình thật nhiều sức khỏe!