[Giải đáp] Nổi chấm đỏ trên da và ngứa là bị bệnh gì?

Nổi chấm đỏ trên da và ngứa là hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Mặc dù chỉ là tổn thương ngoài da nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua vì có thể là dấu hiệu của một bệnh lý da liễu nào đó. Theo một nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, hiện tượng nổi chấm đỏ trên da và ngứa chiếm tỷ lệ rất cao là do mắc viêm da cơ địa. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, bạn đọc hãy dành ra ít phút để cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nổi chấm đỏ trên da và ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?

Với bất kì một bệnh lý nào, việc tìm hiểu và xác định nguyên nhân là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi khi biết được nguyên do mới có thể tìm được hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bị nổi chấm đỏ trên da và ngứa là dấu hiệu điển hình của bệnh lý viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm thể tạng hoặc chàm cơ địa.

Viêm da cơ địa xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh tiến triển dai dẳng và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Các dấu hiệu đặc trưng như nổi chấm đỏ trên da và ngứa, nổi mụn hoặc các vảy trắng xuất hiện và thay đổi theo từng giai đoạn bệnh, từng thời kỳ, lứa tuổi.

Nổi chấm đỏ trên da và ngứa
Nổi chấm đỏ trên da và ngứa

2. Nổi chấm đỏ trên da và ngứa có nguy hiểm không?

Hiện tượng nổi chấm đỏ trên da và ngứa khiến chúng ta đôi khi không tự chủ được bản thân mà gãi hoặc chà xát, gây thương tổn, trầy xước da và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Không chỉ vậy, nó còn gây ra nhiều phiền toái và khiến người bệnh tự ti về làn da của mình. Do vậy, khi gặp phải tình trạng này, chúng ta đều muốn tìm được phương pháp cải thiện triệu chứng một cách nhanh chóng mà không chú trọng vào việc điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Mặt khác, như đã nói ở trên, hiện tượng này có thể là dấu hiệu của viêm da cơ địa. Do đó, khi bạn nhận thấy tình trạng của mình ngoài bị nổi chấm đỏ trên da và ngứa còn có những biểu hiện như:

  • Da đỏ, sưng tấy và ngứa.
  • Xuất hiện nhiều mụn nước bằng đầu đinh ghim, tập trung thành từng đám dày đặc.
  • Các mảng dày màu nâu hoặc vảy tiết màu vàng.
  • Tổn thương thường ở các vị trí như cổ tay, mặt duỗi của cẳng tay hay nếp gấp như khuỷu tay, khoeo chân.
  • Nổi chấm đỏ trên chân và ngứa.
  • Khô da.
  • Sưng hoặc phù nề, rất dễ bội nhiễm.

Thì việc tìm ra giải pháp để chấm dứt hiện tượng này là vô cùng cấp thiết. Bởi nếu để kéo dài sẽ tiến triển thành viêm da cơ địa, khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều nguy cơ, điển hình:

  • Nhiễm trùng da: Bao gồm các biểu hiện đặc trưng là sốt, mệt mỏi hoặc tổn thương nội tạng, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 9% ca mắc. Trong một số trường hợp bội nhiễm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm cầu thận cấp.
  • Hen phế quản: Hơn một nửa số ca mắc sẽ phải đối diện với bệnh hen phế quản.
  • Khoảng 50% bệnh nhân mặc dù đã được điều trị nhưng các triệu chứng vẫn xuất hiện dai dẳng và có thể tồn tại đến già.
  • Hoại tử da: Đây là biến chứng sau giai đoạn bội nhiễm và liken hóa, da sẽ khó khôi phục lại như bình thường và dẫn đến viêm khớp.
  • Chàm chốc hóa.
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa

3. Cách điều trị và phòng ngừa nổi chấm đỏ trên da và ngứa

3.1. Sử dụng thuốc Tây Y

Trên thực tế, tác dụng của các thuốc Tây Y mang lại là rất hiệu quả và nhanh chóng. Giúp ngăn chặn các triệu chứng khó chịu cho người bệnh, tuy nhiên khả năng tái phát cũng rất cao. Hơn nữa, khi dùng thuốc kéo dài sẽ gây ra tác dụng phụ nguy hại cho gan, thận. Có thể kể đến một số nhóm thuốc thường dùng khi bị nổi chấm đỏ trên da và ngứa, cụ thể:

  • Thuốc làm mềm da, ẩm da: Petrolatum, aquaphor, mimyx… giúp cung cấp độ ẩm cho da, tránh bị khô và tróc vảy.
  • Nhóm corticoid: eumovate, fucicort, hydrocortisone… có tác dụng chống viêm hiệu quả, ngăn chặn và ức chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Nhóm kháng histamin: Để ức chế tác nhân gây dị ứng nhằm làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng nóng khó chịu.
  • Kem bôi làm dịu da: Thường chứa các thành phần như panthenol, vitamin E hay ceramides… giúp nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào da.

3.2. Các phương pháp điều trị tại nhà

  • Chườm lạnh: Dùng khăn lạnh chườm lên vùng da nổi nốt đỏ trong khoảng 15-20 phút sẽ thấy dễ chịu hơn, giảm ngứa ngáy và sưng nóng tạm thời.
  • Dùng tinh chất nha đam: Trong gel nha đam có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào sẽ giúp làm dịu da, giảm kích ứng và viêm nhiễm nhanh chóng.
  • Tắm lá chè xanh: Khi các nốt mẩn đỏ ngứa lan rộng, có thể tắm bằng lá chè xanh để giảm ngứa và tiêu viêm nhờ vào hoạt chất flavonoid và polyphenol có trong lá trà xanh.

Xem thêm: Viêm da cơ địa tắm lá gì để nhanh khỏi?

3.3. Phòng ngừa nổi chấm đỏ trên da và ngứa bằng kem bôi da Phục Liễu Bì

Với sự kết hợp hoàn hảo từ 6 dược liệu quý, Kem bôi da Phục Liễu Bì đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các bệnh về da liễu. Sản phẩm luôn được người bệnh tin tưởng và lựa chọn khi gặp phải các tổn thương ngoài da như nổi chấm đỏ trên da và ngứa.

Kem bôi da Phục Liễu Bì
Kem bôi da Phục Liễu Bì

Là một trong số ít các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP quốc tế. Được tổng cục đo lường kiểm nghiệm các thành phần hoàn toàn lành tính, không gây kích ứng da và đặc biệt không chứa corticoid. Được chứng minh có hiệu quả rõ rệt trong hỗ trợ và phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa, vảy nến, tổ đỉa và các tổn thương ngoài da nhờ vào tinh chất của 6 vị dược liệu, cụ thể:

  • Tinh chất ngải dại: Được biết đến là dược liệu có công dụng đặc hiệu trong việc chống viêm, kháng khuẩn và nấm, loại bỏ các tác nhân gây hại nhanh chóng.
  • Phytophin (Dịch chiết cây thông đỏ): Giúp bảo vệ và cải thiện chức năng da, giảm thâm nám, sạm da.
  • Dầu hạnh nhân: Làm chậm quá trình thoái hóa, mờ sẹo và tái cấu trúc bề mặt da.
  • Dịch chiết lá bàng: Sát khuẩn và kháng nấm mạnh, chống mưng mủ cho các tổn thương ngoài da.
  • Dầu dừa: Làm mềm và cung cấp độ ẩm giúp dưỡng da, tránh bị khô hay bong tróc vảy.
  • Dịch chiết hạt nho: Có công dụng là chống oxy hóa, ức chế vi khuẩn và phục hồi da.

Với Kem bôi da Phục Liễu Bì bạn không cần phải lo lắng về các tổn thương ngoài da hay bệnh lý da liễu nữa. Chỉ cần thoa một lớp kem mỏng lên vùng cần chăm sóc và tiến hành lặp lại 3-4 lần mỗi ngày, hiệu quả sẽ đến với bạn ngay sau một tuần sử dụng.

4. Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị nổi đỏ trên da và ngứa

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng nên chú ý thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt để ngăn ngừa nổi chấm đỏ trên da và ngứa một cách hiệu quả.

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C hoặc rau xanh để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để tránh khô da.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cua…
  • Đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là sau khi tắm xong nên chú ý lau thật khô người rồi mới mặc quần áo vì vi khuẩn sẽ khu trú và phát triển thuận lợi trong môi trường ẩm ướt.
  • Nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi tránh cọ xát vào cơ thể gây tổn thương cho da.
  • Giữ ẩm cho da thường xuyên, tránh tắm nước quá nóng, gãi hoặc chà xát mạnh lên da.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ gây kích ứng như phấn hoa, hóa chất, côn trùng…