Hướng xử lý an toàn khi da bé bị khô và sần cha mẹ nên biết

Da bé bị khô và sần xảy ra khá phổ biến hiện nay, có thể kèm theo ngứa ngáy, thậm chí là đau rát. Điều này khiến rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng, vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý da liễu hay gặp ở trẻ. Vậy da bé bị khô và sần là do đâu và hướng xử lý thế nào cho an toàn và hiệu quả? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Các nguyên nhân khiến da bé bị khô và sần

1.1. Do thiếu độ ẩm

Da trẻ có cấu trúc mỏng và rất nhạy cảm. Do vậy, rất dễ bị tác động hay ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là khó có thể duy trì độ ẩm trong thời gian dài. Khi gặp phải các yếu tố như nhiệt độ, hóa chất hay khi trời hanh khô sẽ khiến da bé bị khô và sần.

Da bị khô và sần do thiếu ẩm
Da bị khô và sần do thiếu ẩm

1.2. Bệnh viêm da cơ địa là nguyên nhân hàng đầu khiến da bé bị khô và sần

Đây là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến nhất ở trẻ em, hay gặp nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi. Những biểu hiện thường thấy của viêm da cơ địa là:

  • Da bé bị khô và sần.
  • Tấy đỏ, ngứa và xuất hiện các mụn nhỏ li ti như hạt kê, sau tăng lên tập chung thành từng đám dày đặc.
  • Khi mụn nước vỡ ra, theo thời gian khô dần, đóng vảy tiết màu vàng hoặc nâu nhạt.
  • Da bé bị khô nứt và bong tróc.
Bệnh viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa

Đây là căn bệnh mãn tính nên có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nhưng khi đến tuổi trưởng thành ít tái phát hơn nếu được điều trị và phòng ngừa đúng cách. Viêm da cơ địa tuy không lây nhiễm cũng không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng sẽ khiến da trẻ bị tổn thương gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe đến khi về già.

1.3. Bệnh vẩy nến

Vẩy nến là một căn bệnh phổ biến khiến suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ, tiến triển dai dẳng, hay tái phát sau những đợt tạm yên. Tổn thương cơ bản là da bị khô và sần, xuất hiện các vảy trắng như nến, trong nhiều trường hợp còn có tổn thương ở khớp và móng.

Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến

Bệnh diễn biến thất thường, sau một đợt cấp phát các triệu chứng có thể ổn định, tạm lắng một thời gian. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp dai dẳng trong nhiều tháng, nhiều năm, đặc biệt là những thương tổn tại vùng tỳ đè rất khó khỏi. Vì tiến triển khó lường nên khi hết các tổn thương cũng không thể nói được bệnh đã khỏi nên cần có một thái độ xử lý đúng.

1.4. Chàm tiết bã

Một trong số các bệnh lý da liễu thường gặp ở trẻ khiến da bé bị khô và sần là chàm tiết bã. Trên da có các mảng đỏ, vảy vàng và da đầu có nhiều gàu do sự phát triển quá mức của một loại nấm men thường sống hội sinh trên da.

Bệnh chàm
Bệnh chàm

Ở trẻ em, bệnh có thể xảy ra trong những tháng đầu tiên sau sinh. Hiện tượng “cradle cap” trên da đầu (dân gian hay gọi là bệnh cứt trâu) và nổi những mẩn đỏ sáng bóng tại vùng nếp gấp hay trong vùng quấn tã. Chàm tiết bã có thể phục hồi sau vài tuần hay vài tháng.

Xem thêm: Nguyên nhân trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt và cách điều trị.

2. Những vùng da nào của bé hay bị khô và sần

Theo các chuyên gia về da liễu, trên cơ thể có 3 vùng da dễ nhạy cảm và bị tác động từ môi trường nhiều nhất khiến da bé bị khô và sần, bao gồm:

  • Vùng da mặt: Đây là vùng da mỏng manh và có nhiều tuyến bã nhờn. Do vậy khi có một tác động nhỏ cũng tạo nên các tổn thương cho da. Đặc biệt là vào mùa đông hoặc mùa hanh khô, sẽ dễ thấy hai bên má của trẻ sần sùi, khô ráp khiến bé quấy khóc thường xuyên và chán ăn. Lâu dần nếu không được điều trị sẽ trở thành nguyên nhân chính gây ra chàm sữa ở trẻ.
  • Da lưng: Vùng da lưng là khu vực thường xuyên phải tiếp xúc với nước nóng và là nơi mà tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất. Do vậy, nên tắm cho trẻ bằng nước vừa đủ ấm và giữ cho vùng lưng luôn khô ráo, thoáng mát.
  • Da chân: Nhất là ở gót chân do không được chăm sóc cẩn thận, thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên khiến da bé bị khô và sần, nứt nẻ, chảy máu.
Da mặt trẻ bị khô
Da mặt trẻ bị khô

3. Hướng xử lý an toàn khi da bé bị khô và sần

Cha mẹ không cần quá lo lắng khi thấy da bé bị khô và sần. Với sự phát triển của y học ngày nay, chúng ta có thể tìm đến Tây y hoặc Đông y để điều trị. Dưới đây là ưu nhược điểm của từng phương pháp được đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Y dược Luân Thành nghiên cứu và chỉ ra:

3.1. Cải thiện tình trạng da bé bị khô và sần bằng phương pháp Tây Y

3.1.1. Ưu và nhược điểm của phương pháp Tây Y

Ưu điểm:

Việc dùng thuốc tân dược hiện nay khá phổ biến do mang lại nhiều lợi ích, điển hình như:

  • Đáp ứng nhu cầu điều trị nhanh chóng khi người bệnh cần.
  • Mang lại hiệu quả rõ rệt, giảm nhanh các biểu hiện khiến da trẻ bị sần.
  • Tiện lợi và dễ dàng sử dụng.

Nhược điểm:

  • Gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ.
  • Do da trẻ nhạy cảm và dễ kích ứng nên các sản phẩm kem bôi da phải lựa chọn thật kỹ càng và dưới sự theo dõi, giám sát của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
  • Chưa giải quyết dứt điểm được triệu chứng bệnh, tần xuất tái phát bệnh tăng lên.
  • Dùng kéo dài có thể gây lạm dụng, phụ thuộc vào thuốc.

3.1.2. Một số nhóm thuốc thường được tư vấn và sử dụng khi da bé bị khô và sần

  • Nhóm thuốc làm mềm da: Có thể là kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ nhũ hóa giúp làm dịu da, duy trì độ ẩm, tránh khô và nứt nẻ cho da.
  • Corticoid bôi tại chỗ: Điển hình là hydrocortisone 0,1% và fluocinolon acetonid 0,0025% ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm xảy ra.
  • Kháng sinh: Thường được dùng trong khoa nhi là erythromycin và flucloxacillin dùng tối thiểu trong vòng 10 ngày.
  • Thuốc làm khô: Khi các mụn nước hoặc rỉ vỡ ra sẽ được làm khô bằng cách ngâm vùng da tổn thương trong dung dịch thuốc tím ít nhất 15 phút, vừa làm khô vừa có tác dụng sát trùng.
Fluocinolon acetonid
Fluocinolon acetonid

Xem thêm: Nổi chấm đỏ trên da và ngứa là bị bệnh gì?

3.2. Hướng điều trị da bé bị khô và sần bằng Đông Y an toàn và hiệu quả

3.2.1. Ưu và nhược điểm của phương pháp Đông Y

Ưu điểm:

  • Khi sử dụng kem bôi da có thành phần từ dược liệu sẽ giải quyết được căn nguyên gây bệnh từ bên trong, tránh tái phát nhiều lần.
  • Do thành phần là các thảo dược nên hoàn toàn lành tính, không gây kích ứng da, phù hợp cho cả trẻ nhỏ.
  • Không xảy ra tác dụng phụ khi dùng kéo dài nên rất thích hợp trong điều trị các bệnh lý mãn tính.
  • Chi phí hợp lý.

Nhược điểm: Tuy mang lại nhiều lợi ích song việc dùng thuốc Đông y mang lại tác dụng chậm nên cha mẹ cần phải kiên trì điều trị để thấy được hiệu quả.

3.2.2. Kem bôi da Phục Liễu Bì – Hướng xử lý an toàn khi da bé bị khô và sần

Kem bôi da Phục Liễu Bì
Kem bôi da Phục Liễu Bì

Tác dụng:

  • Làm sạch và cung cấp độ ẩm tuyệt đối cho da nhờ vào cơ chế hoạt động của các tinh chất trong dược liệu.
  • Kháng khuẩn, nấm và virus gây bệnh hiệu quả.
  • Cải thiện chức năng và tăng phục hồi da, kích thích tái tạo tế bào da mới.
  • Bảo vệ và ngăn ngừa các yếu tố tác động bên ngoài gây tổn thương da.

Đối tượng dùng: Các trường hợp tổn thương ngoài da như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, các bệnh lý về da liễu như viêm da cơ địa, vẩy nến, tổ đỉa, chàm bã tiết…

Cách dùng: Được nghiên cứu và bào chế dưới dạng tuýp bôi nên rất dễ sử dụng và thuận tiện cho cha mẹ khi bôi thuốc cho bé. Thoa một lớp kem mỏng trên da 3-4 lần/ngày, sau một thời gian sẽ thấy được sự cải thiện rõ rệt.

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại đây.

4. Những điều nên và không nên làm khi da bé bị khô và sần

Nên:

  • Cung cấp đủ lượng nước cho trẻ khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
  • Sử dụng sữa tắm hoặc dầu gội chiết xuất từ thảo dược, có khả năng làm sạch và giữ ẩm cho da.
  • Dùng xà phòng và nước xả vải dành riêng cho trẻ.
  • Đeo bao tay hoặc tất chân cho trẻ khi trời lạnh.

Không nên:

  • Để bé tiếp xúc với các chất gây kích ứng da.
  • Tắm bằng nước quá nóng cho trẻ.
  • Dùng quạt sưởi ở nhiệt độ quá cao.
Bổ sung nước cho cơ thể
Bổ sung nước cho cơ thể

5. Da bé bị khô và sần – Khi nào cần đưa bé đi thăm khám?

Da bé bị khô và sần bắt nguồn từ các bệnh lý tiềm ẩn như viêm da cơ địa, vẩy nến… Vì vậy nếu cha mẹ nhận thấy các triệu chứng không thuyên giảm sau khi đã dùng thuốc hoặc các biện pháp tại nhà, hãy đưa trẻ đến bệnh viện da liễu để được thăm khám và chữa trị kịp thời nếu:

  • Nếu thương tổn chảy nhiều nước và phù nề.
  • Vùng da đỏ lan rộng, trẻ ngứa ngáy dữ dội.
  • Trẻ bị sốt cao hoặc ớn lạnh.
  • Bội nhiễm da.
  • Da bị nứt nẻ, chảy máu gây đau cho trẻ.