Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà an toàn và tiết kiệm

Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính, người bị bệnh vảy nến sử dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau để cải thiện tình trạng bệnh. Một số phương pháp điều trị vảy nến tại nhà được các bác sĩ khuyên áp dụng: sử dụng kem dưỡng ẩm, uống thuốc, tiêm thuốc sinh học, thoa thuốc ngoài da, chiếu tia UV… Nếu kiên trì chỉ sau một thời gian bệnh sẽ thuyên giảm và có khả năng chữa trị thành công. Chỉ cần bỏ ra vài phút mỗi ngày đánh bay vẩy nến tại nhà, tại sao không thử? Hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về các cách chữa bệnh vảy nến tại nhà qua bài viết dưới đây!

Bổ sung thực phẩm cần thiết hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tại nhà

Việc duy trì một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng không chỉ duy trì sức khỏe mà còn là cơ hội làm giảm triệu chứng vảy nến từ bên trong thông qua đường ăn uống. Theo tổ chức National Psoriais Foundation tại Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về bệnh vảy nến cho rằng việc bổ sung vitamin D, E cho cơ thể người bệnh có tác dụng hỗ trợ điều trị vảy nến thể nhẹ. Giúp tăng cường sức đề kháng, đưa hệ miễn dịch về trạng thái ban đầu thoát khỏi tình trạng rối loạn, tăng sức đề kháng cho các tế bào biểu bì trên da, tạo thành lớp màng bảo vệ da.

Ngoài ra, các loại dầu thực vật từ các loại hạt giàu omega cũng có phần làm thuyên giảm bệnh vảy nến. Những axit béo omega có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của các bộ phận, kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt những tế bào bệnh vảy nến. Một số các loại thực phẩm giàu omega mà người bệnh vảy nến cần bổ sung thường xuyên bao gồm:

  • Các loại hạt, hạt lanh, hạt bí đỏ, hạt thông, hạt điều, hạt macca, hạt óc chó…
  • Tích cực ăn các loại rau củ quả có tính mát…
Các loại hạt hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tại nhà
Các loại hạt hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tại nhà

Lưu ý bệnh vảy nến sẽ trầm trọng hơn nếu bạn ăn các loại thịt đỏ (giàu đạm) như: thịt chó, thịt trâu bò,vì chúng chứa nhiều protein kích thích quá trình tăng sinh của vảy nến. Bên cạnh đó người bệnh vảy nến phải kiêng các loại sữa.

>>> Tham khảo ngay chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học tại đây.

Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng thảo dược

Với tính chất mát, phần lớn các loại thảo dược đều có xuất xứ từ thiên nhiên có tác dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể. Cơ thể bị nhiệt cũng khiến bệnh vảy nến trở nên nặng hơn, gây khó chịu cho cơ thể hơn, nếu có thể giải quyết được vấn đề này thì cách điều trị bệnh vảy nến tại nhà sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn.

Lô hội (Nha đam)

Vừa là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng lại là loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hiệu quả. Lô hội là phương thuốc có tác dụng làm dịu da trong việc giảm kích ứng. Những người bị vảy nến vùng da bị tổn thương do thiếu độ ẩm nên bị khô ráp, nứt nẻ. Trong lô hội có thành phần dưỡng ẩm cao sẽ cung cấp độ ẩm cho da và dịu da, giảm bớt cảm giác ngứa do vảy nến gây ra. Chính vì vậy lo hội chính là cách chữa bệnh vảy nến tại nhà đơn giản, hiệu quả và không mất chi phí.

Lô hội còn biết đến là thảo dược giúp ngăn ngừa sẹo do vảy nến để lại, tái tạo tế bào và làm lành vùng da bị tổn thương. Đây là một mẹo nhỏ cho người điều trị vảy nến tự làm để bôi ngoài da giúp làm dịu, giảm viêm cho vùng da bị vảy nến.

Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng Lo hội (Nha đam)
Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng Lo hội (Nha đam)

Sử dụng nghệ là một cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả

Hoạt chất curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Từ lâu nghệ đã được áp dụng vào các công trình nghiên cứu điều trị bệnh vảy nến của các nhà khoa học trên thế giới. Vì thế các loại gel chứa hoạt chất curcumin được ra đời để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến.

Ngoài việc sử dụng các loại gel chứa curcumin người bị bệnh vảy nến có thể uống một số thực phẩm chức năng làm từ nghệ và bổ sung nghệ trong bữa ăn hàng ngày. Nghệ không chỉ có tác dụng điều trị bệnh vảy nến mà còn có khả năng chống ung thư rất cao. Tùy vào thể trạng mỗi người trước khi sử dụng nghệ người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng nghệ cho phù hợp. Theo FDA liều lượng nghệ tốt nhất là 1,5-3 gam trong một ngày.

Bột nghệ
Bột nghệ

Bột yến mạch

Bột yến mạch rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, dùng bột yến mạch để tắm lên vùng da bị vảy nến có thể loại bỏ các vảy nến, kháng viêm. Bạn có thể sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có thành phần từ yến mạch. Mỗi ngày bạn có thể tắm với bột yến mạch, chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến sẽ giảm bớt sưng tấy, dịu da nhanh chóng. Ngoài ra bạn có thể ăn bột yến mạch để bổ sung chất xơ rất tốt cho người bị bệnh vảy nến.

Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng giấm táo

Giấm táo chứa axit lactic có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa, loại bỏ các mảng bám trên da giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến.

Cách làm: lấy một lượng giấm táo thoa lên khu vực da bị bệnh. Chờ khoảng 15 phút sau khi bề mặt da khô tự nhiên, bạn hãy rửa lại với nước sạch.

Lưu ý: tránh thoa giấm táo lên các vùng da đang có vết nứt hoặc chảy máu, giấm táo khiến bạn bị xót và có cảm giác bỏng, rát.

Giấm táo hỗ trợ chữa bệnh vảy nến tại nhà
Giấm táo hỗ trợ chữa bệnh vảy nến tại nhà

Tắm muối Epsom

Muối Epsom có thành phần chính là muối Magie Sulfat (MgSO4). Trong đó magie có tác dụng giảm viêm nhiễm, chống nấm tại các vùng da vảy nến, sulfat có tác dụng đào thải độc tố, giảm đau. Do đó, muối Epsom có tác dụng tốt trong việc chữa lành các vết thương trên da một cách nhanh chóng.

Cách dùng: thêm một lượng muối Epsom vừa đủ vào bồn nước ấm, ngâm mình trong vòng 20 phút để làm dịu các kích ứng và giảm ngứa trên da. Bạn nên mát xa toàn thân trong quá trình ngâm nước để giúp lưu thông máu, đưa các dưỡng chất chữa lành vết thương.

Phương pháp này được đánh giá cao trong chữa lành các tình trạng vảy nến ngoài da và cả viêm khớp vảy nến.

Chữa vảy nến bằng phương pháp tắm nắng

Nghiên cứu cho thấy, trong ánh nắng có chứa các tia cực tím giúp hỗ trợ các triệu chứng của bệnh vảy nến. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh vảy nến nên tắm nắng mỗi ngày một lần trong khoảng  từ 5-10 phút.

Trong ánh nắng mặt trời chứa các tia UV trong đó UVB có tác dụng rất tốt cho người bị vảy nến. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên tắm nắng trong khoảng thời gian ngắn, những vùng da không bị thương nên được thoa kem và bảo vệ. Nếu quá lạm dụng phương pháp này sẽ khiến da bị tổn thương và nghiêm trọng hơn là mắc ung thư da. Vậy có nên điều trị vảy nến bằng UVB, tham khảo ngay nhé!

Tắm nắng từ 5-10 phút rất tốt cho người vảy nến
Tắm nắng từ 5-10 phút rất tốt cho người vảy nến

Ngoài những cách chữa bệnh vảy nến ở nhà kể trên các bạn cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên dưỡng ẩm cho da, luyện tập thể dục thể thao tăng sức đề kháng và hạn chế stress. Mọi chia sẻ hay thắc mắc cần giải đáp xin vui lòng liên hệ ngay với Y dược Luân Thành qua số điện thoại: 096.567.1087 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về căn bệnh ngoài da mãn tính này nhé.

8 bình luận
  1. Mình muốn hỏi bị vảy nến tắm lá gì là tốt nhất ạ?

  2. Cảm ơn nhà thuốc vì đã chia sẻ bài viết rất hay !

    • Cảm ơn bạn, luôn theo dõi website để cập nhật những thông tin mới nhất về bệnh nhé.

  3. Toi thay tren nhieu nhom co cach dung vo cay sa cu de tam thay hieu qua lam day

    • Vỏ cây sà cừ có tác dụng kháng viêm và làm sạch vùng da trên cơ thể rất tốt, chính vì thế mà bao nhiêu năm qua luôn được tin dùng cho bệnh nhân bị ghẻ nước cũng như những bệnh về viêm da cơ địa. Việc sử dụng cũng chỉ giúp hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế được các biện pháp đặc trị bạn nhé.

  4. Mình cũng hay sử dụng các thực phẩm này, kết hợp với tập thể dục nữa cũng thấy khá hơn rất nhiều.

    • Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng sản phẩm, những biện pháp ngoài trị liệu như thể dục, chế độ ăn uống và ngủ nghỉ kèm theo giữ 1 tâm lí thoải mái sẽ giúp hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị của người bệnh vẩy nến.

Bình luận của bạn