Theo nhiều nghiên cứu hiện nay, có khoảng 20% dân số phải đối mặt với tình trạng chân bị nứt nẻ chảy máu. Tình trạng này xuất hiện cả ở người lớn cũng như trẻ em và ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn là nam giới. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng nứt nẻ, chảy máu chân là gì? Làm cách nào để cải thiện và chấm dứt tình trạng này an toàn mà không gây tốn kém? Bạn đọc hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về tình trạng này và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé!
Mục lục bài viết
1. Những nguyên nhân khiến cho chân bị nứt nẻ chảy máu
Biểu hiện đầu tiên của chân bị nứt nẻ chảy máu là xuất hiện những mảng da khô, dày ở vùng xung quanh gót chân. Khi chúng ta đi bộ sẽ khiến lớp mỡ đệm dưới gót chân nở ra, làm cho lớp da bị nứt nẻ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do yếu tố bệnh lý hoặc do các yếu tố nguy cơ gây ra.
1.1. Bệnh vảy nến
Gây ra tổn thương có sự phân chia ranh giới rõ ràng, có vảy và những nốt mụn mủ vô trùng to bằng đầu kim lớn. Sau một thời gian, những mụn này sẽ khô lại, sậm màu khiến vùng da gót chân dày lên và làm chân bị nứt nẻ. Hậu quả là dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát kèm ngứa và đau.
1.2. Viêm da dị ứng
Là một loại bệnh lý của chàm, diễn biến mạn tính gây khô da, nổi mẩn đỏ và khiến da chân bị nứt nẻ, bong vảy. Viêm da phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và ít gặp hơn ở người lớn.
1.3. Nhiễm trùng do nấm
Khi da bị nhiễm nấm có thể dẫn đến phát ban, khô, bong tróc và tăng khả năng chân bị nứt nẻ chảy máu.
1.4. Các bệnh lý khác
Viêm da bàn chân, dày sừng lòng bàn chân hoặc do thiếu hụt các chất dinh dưỡng như Omega 3, Omega 6, vitamin nhóm B (B3, B6, Folate) cũng làm tăng nguy cơ nứt chân chảy máu nhưng ít phổ biến.
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ khiến chân bị nứt nẻ chảy máu
- Do tính chất công việc phải đứng liên tục trong nhiều giờ.
- Tắm nước nóng hoặc chân tiếp xúc với nước nóng thường xuyên.
- Thói quen đi chân trần hoặc mang dép hở gót.
- Dùng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh sẽ khiến lớp dầu tự nhiên trên da biến mất.
- Mang giày chật hoặc không đủ để bảo vệ gót chân.
- Do thời tiết lạnh hoặc hanh khô quá mức.
Chúng ta nên thường xuyên dưỡng ẩm cho chân để chúng không bị khô, nứt nẻ gây mất thẩm mỹ và thiếu tự tin khi đeo dép hoặc mang giày hở gót. Không những vậy nếu để tình trạng chân bị nứt nẻ chảy máu trở nên nghiêm trọng thì có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như chân bị mất cảm giác, nhiễm trùng nặng do viêm mô tế bào gây nên hoặc lở loét chân.
Xem thêm: Bệnh chàm khô ở tay, chân và cách điều trị hiệu quả.
3. Những phương pháp điều trị chân bị nứt nẻ chảy máu đơn giản và hiệu quả
3.1. Dùng kem dưỡng ẩm
Đây là phương pháp đi đầu trong điều trị chân bị nứt nẻ chảy máu. Những loại kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần giúp sạch da, kháng khuẩn, dưỡng ẩm và làm mềm da, điển hình như: Ure, acid salicylic hay saccharide isomerate… Hoặc các sản phẩm có chứa nguồn gốc dược liệu từ thiên nhiên an toàn, không gây kích ứng da như:
- Tinh chất ngải dại.
- Dầu dừa.
- Dầu hạnh nhân.
- Dịch chiết hạt nho.
Khi sử dụng kem dưỡng ẩm có thể lưu ý một số điều sau:
- Nên thoa kem vào buổi sáng trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới để tăng độ đàn hồi cho da.
- Có thể dưỡng ẩm từ 2 đến 3 lần mỗi ngày giúp bảo vệ da liên tục.
- Đi giày để tránh những tác động trực tiếp ngoài môi trường lên da chân.
3.2. Ngâm chân
Tiến hành ngâm chân trong nước ấm tối đa 20 phút, sau đó có thể dùng tay hoặc dụng cụ chà lên vùng chân nứt nẻ để loại bỏ lớp da cứng và dày. Nhẹ nhàng vỗ cho chân khô rồi thoa một lớp kem dưỡng ẩm lên da. Ngoài ra, bạn nên sử dụng loại sữa tắm giúp bảo vệ da, làm sạch và dịu da khi xuất hiện mụn nhọt, mẩn ngứa để ngăn ngừa chân bị nứt nẻ chảy máu.
3.3. Một số mẹo dân gian thường dùng trong điều trị chân bị nứt nẻ chảy máu
- Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa khá phổ biến, được phát hiện với công dụng làm tăng độ ẩm cho da, dùng trong các bệnh như chàm, vảy nến, khô da… Thường sẽ bôi dầu dừa sau khi đã ngâm chân, giúp mềm và dịu da.
- Dùng mật ong: Theo một kết quả đánh giá năm 2012, mật ong có tác dụng kháng vi sinh vật và kháng khuẩn hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy nó có đặc tính chữa lành và làm sạch vết thương đồng thời có khả năng dưỡng ẩm tốt nên được sử dụng như một mặt nạ cho chân, tẩy tế bào chết và ứng dụng rộng rãi trong điều trị chân bị nứt nẻ chảy máu.
- Ngâm chân bằng lá lốt hoặc lá trầu không: Trong đông y, các loại lá này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tốt nên có thể ngâm từ 15-20 phút mỗi tối để giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy khó chịu.
- Bôi sáp thường xuyên giúp duy trì độ ẩm da hợp lý.
- Kết hợp bột yến mạch với dầu nhằm loại bỏ tế bào da chết.
- Có thể dùng chuối nghiền hoặc bơ hạt mỡ để dưỡng ẩm cho da chân hàng ngày.
4. Những biện pháp ngăn ngừa chân bị nứt nẻ chảy máu
Trong nhiều trường hợp, chân bị nứt nẻ chảy máu không phải tình trạng đáng ngại lớn nên bạn có thể sử dụng biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa ngay tại nhà. Khi dùng các mẹo dân gian, tuy cải thiện được tốt nhưng sẽ có thể gây bất tiện và tốn thời gian. Do đó, hầu hết mọi người đều ưu tiên lựa chọn dùng thuốc để tác dụng nhanh và đáp ứng hiệu quả rõ rệt trong thời gian ngắn. Đặc biệt là sản phẩm từ thảo dược đảm bảo an toàn, không gây kích ứng da.
Kem bôi da Phục Liễu Bì luôn nằm trong top các sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về da hàng đầu hiện nay. Ứng dụng thành quả nghiên cứu tác dụng của 6 loại dược liệu được Y học phương Đông dùng trong điều trị các bệnh về da như: Tinh chất ngải dại, dịch chiết lá bàng, dầu dừa, dịch chiết hạt nho, dầu hạnh nhân và chiết xuất gỗ thông đỏ.
Nhờ vậy, sản phẩm đem lại hiệu quả vượt trội hơn so với những kem bôi da thông thường khác và mang đến những tín hiệu tích cực trong các bệnh da liễu như vảy nến, viêm da, tổ đỉa…
5. Một số lưu ý khi chân bị nứt nẻ chảy máu
Bên cạnh việc dùng thuốc, chúng ta cũng nên chú ý đến cách sinh hoạt và tự chăm sóc đúng cách để có đôi chân thật khỏe mạnh và thẩm mỹ.
- Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên cho chân vào ban đêm, có thể đeo tất để giữ cho kem tồn tại lâu hơn trên bề mặt da.
- Tránh đứng hoặc ngồi khoanh chân quá lâu sẽ tạo áp lực lên chân làm các vết nứt xuất hiện nhiều lên.
- Mang miếng đệm lót giày hoặc vớ có chất lượng tốt để đảm bảo cho chân luôn được sạch sẽ và thoải mái khi di chuyển hay vận động.
- Bổ sung nhiều nước mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu nước gây khô da.
- Hạn chế đi giày cao gót và dép sandal vì sẽ tạo một áp lực lên chân rất lớn.
- Nên mang giày vừa vặn và thoải mát một chút để tránh gây tổn thương cho chân khiến chân bị nứt nẻ chảy máu.