Viêm da cơ địa bội nhiễm là tình trạng chuyển nặng của viêm da cơ địa do không được xử lý đúng cách và triệt để. Do không đảm bảo tính vô trùng nên một số vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương da. Bệnh xuất hiện với các dấu hiệu dễ nhận biết như da kích ứng tụ mủ, nổi mụn cóc hoặc u mềm lan rộng. Nghiêm trọng hơn là có thể xảy ra nhiễm trùng máu, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Mục lục bài viết
1. Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?
Viêm da cơ địa bội nhiễm là hệ quả của bệnh viêm da cơ địa tiến triển nặng. Các tổn thương trên da do một số vi khuẩn như tụ cầu vàng hay liên cầu gây ra. Hầu hết các loại vi khuẩn này đều có khả năng chống lại các loại kháng sinh. Bởi vậy, căn bệnh này không chỉ gây nguy hiểm cho người bệnh mà còn rất khó để có thể điều trị.
Nếu để tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm kéo dài sẽ khiến cho vùng da tổn thương ngày càng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh luôn phải nâng cao cảnh giác đối với bệnh, phát hiện sớm và xác định được đúng nguyên nhân để có phương án ngăn ngừa cũng như điều trị hiệu quả.
Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ em mắc cao hơn so với người lớn. Bởi hệ miễn dịch ở trẻ chưa hoàn thiện một cách đầy đủ, sức đề kháng còn kém nên rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh.
2. Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa bội nhiễm
Viêm da cơ địa bội nhiễm là bệnh phát triển trên nền của viêm da cơ địa. Có nhiều nguyên nhân được xác định làm bệnh chuyển sang thể bội nhiễm. Tuy nhiên, chủ yếu là do vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công. Điển hình là hai loại tụ cầu vàng (staphylococcus aureus) và vi khuẩn enterobacter asburiae.
Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm như:
- Người bệnh thường xuyên gãi, cào hoặc chà xát mạnh lên vùng da tổn thương gây nhiễm trùng da.
- Do việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị và sử dụng không đúng cách.
- Ngoài mắc viêm da cơ địa, người bệnh còn mắc thêm các bệnh khác do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng ngoài ra.
- Sử dụng các chất kích ứng mạnh như xà phòng, hóa chất hay nước tẩy rửa có thể làm tăng khô da và tác động trực tiếp đến các tế bào da qua xâm nhập vào các vết nứt.
- Chất xông hít và thực phẩm có thể gây dị ứng.
- Để cho da khô kéo dài, tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hay quá thấp có thể làm tăng ngứa, bệnh nhân gãi trầy xước.
Ngoài ra, chăm sóc không đúng cách khiến da nhiều bã nhờn, chất thải dẫn đến bị viêm và tình trạng tái đi tái lại nhiều lần. Vậy viêm da cơ địa nên bôi thuốc gì? Xem ngay nhé!
3. Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa bội nhiễm
Viêm da cơ địa bội nhiễm có thể được nhận biết một cách dễ dàng so với các dạng thông thường bởi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, khiến các triệu chứng thể hiện rõ rệt hơn. Khi ở giai đoạn này, bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh hoạt, công việc và cuộc sống người bệnh.
Cụ thể, chúng ta có thể nhận biết bệnh viêm da cơ địa thể bội nhiễm qua các triệu chứng như:
- Phù nề, nổi sần sùi tại vùng da tổn thương kèm theo cảm giác nóng rát, sưng phồng và đau đớn.
- Xuất hiện dịch mủ tại các vị trí da tổn thương.
- Người bệnh còn cảm thấy ngứa ngáy dữ dội, khó chịu và khi gãi các mụn mủ có dịch màu vàng chảy ra.
- Cảm giác đau rát âm ỉ ở vùng da bị viêm.
- Xuất hiện một số biểu hiện toàn thân như: mệt mỏi, sốt, mất ngủ, ăn uống kém.
- Ngoài ra, tùy thuộc vào sức đề kháng và thể trạng từng người mà có thể gặp thêm các biểu hiện khác ít phổ biến hơn.
4. Viêm da cơ địa bội nhiễm có nguy hiểm không? Có lây không?
Tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm là cấp độ nghiêm trọng nhất của viêm da cơ địa và vì vậy, khả năng xảy ra các biến chứng là rất cao. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm mà người bệnh nên lưu ý:
- Nhiễm trùng huyết (hay còn gọi là nhiễm trùng máu): Tình trạng viêm nhiễm ngoài da có thể thẩm thấu dễ dàng vào mạch máu gây ra nhiễm trùng huyết, shock phản vệ. Một số trường hợp còn có thể dẫn đến tử vong.
- Biến chứng mù lòa: Nếu tình trạng bội nhiễm xảy ra ở mắt thì rất có thể dẫn đến tổn thương và gây mù lòa cho mắt.
- Hoại tử da: Các tổn thương trên vùng da bị viêm có thể ăn sâu vào tế bào biểu mô, gây viêm mô tế bào, phá hủy vùng da đó.
- Bệnh dị ứng khác: Có khoảng 30-50% bệnh nhân bị viêm da cơ địa bội nhiễm có thể biến chứng thành hen suyễn, viêm mũi dị ứng hay sốt cỏ khô.
5. Cách phòng ngừa và hướng điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm
5.1. Cách phòng ngừa viêm da cơ địa bội nhiễm hiệu quả
Theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Duy Hưng – Tổng thư ký hội da liễu Việt Nam: “Đối với các bệnh lý tự miễn mạn tính có thể tiến triển dai dẳng vài tháng, thậm chí là vài năm. Việc điều trị rất khó khăn. Do đó, bên cạnh sử dụng các thuốc điều trị đặc hiệu cần phải dùng thêm thuốc hỗ trợ hiệu quả, an toàn cho người bệnh khi dùng kéo dài.”
Những sản phẩm từ thiên nhiên hiện nay được Việt Nam quan tâm nhờ công nghệ chiết xuất thảo dược tiên tiến và đảm bảo kiểm nghiệm khắt khe. Một trong số đó là Viên uống Thiên Phục Liễu – Sản phẩm giành huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng của VAFF (Hiệp hội thực phẩm chức năng).
Viên uống Thiên Phục Liễu là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các loại thảo dược thiên nhiên. Với sự hòa quyện của 7 vị dược liệu rất thông dụng dùng trong Y học cổ truyền như: cam thảo, lạc sinh địa căn, thổ phục linh, sinh địa, ớt, trúc nhự. Giúp chống độc và thanh nhiệt từ bên trong cơ thể, chấm dứt tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa do viêm da cơ địa gây nên.
Sản phẩm vừa đáp ứng hỗ trợ điều trị vừa ngăn ngừa bệnh hiệu quả, bên cạnh đó còn là thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể và an toàn cho người bệnh. Nhờ vậy mà Viên uống Thiên Phục Liễu trở thành một trong số rất ít các sản phẩm nhận được sự quan tâm cũng như tin dùng của giới chuyên gia và người bệnh.
5.2. Các loại thuốc tân dược điều trị viêm da cơ địa thường được sử dụng hiện nay
Các loại thuốc tân dược đều giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng tuy nhiên, đây đều là những nhóm thuốc có tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng kéo dài. Do đó, việc dùng thuốc phải được sự cho phép của bác sĩ có chuyên môn và theo dõi sát sao.
- Thuốc kháng sinh: 2 nhóm kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm là macrolid và penicillin. Thông thường, kháng sinh sẽ phải dùng trong vòng 7-10 ngày nhưng đây là bệnh lý viêm nhiễm nặng nên có thể dùng kéo dài hơn.
- Thuốc diệt nấm: Một số thuốc phổ biến như: miconazole, fluconazole, itraconazole giúp kìm hãm và ức chế sự phát triển các vi nấm.
- Nhóm corticoid: Giúp chống viêm và chống dị ứng hiệu quả.
- Nhóm NSAID (hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid): Khi bị viêm da bội nhiễm có thể kèm theo đau nhức các khớp nên thường được chỉ định dùng thêm nhóm thuốc này.
5.3. Một số mẹo áp dụng tại nhà
Ngoài những phương pháp điều trị kể trên, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm mẹo tắm lá để hỗ trợ điều trị và làm thuyên giảm triệu chứng. Những loại lá này đều có tính kháng viêm và sát khuẩn cao nên khi sử dụng để tắm sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
- Tắm bằng lá chè xanh: Dùng một nắm lá chè tươi, rửa sạch rồi đun với khoảng 2 lít nước để tắm hàng ngày giúp chống viêm và sát khuẩn hiệu quả.
- Tắm bằng lá bàng non: Trong lá bàng có nhiều hoạt chất như tanin, phytosterol, flavonoid, có khả năng làm giảm các biểu hiện bệnh. Cũng tiến hành tắm hàng ngày để cải thiện.
- Lá đinh lăng: Trong Đông Y, lá đinh lăng có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm nên được sử dụng khá phổ biến trong việc điều trị bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm. Dùng sắc uống hàng ngày rất tốt.