Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả

Tràn dịch khớp gối là một bệnh lý về xương khớp tương đối nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra những biến chứng làm suy giảm chức năng vận động khớp, sưng khớp và gây đau đớn khi vận động. Do đó, việc phát hiện sớm tình trạng tràn dịch khớp là rất cần thiết để có thể ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm kịp thời. Bạn đọc hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về bệnh lý xương khớp này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tràn dịch khớp gối là gì?

Khi ở trạng thái bình thường, trong các ổ khớp sẽ luôn có một lượng dịch nhỏ giúp giảm ma sát cho các khớp giúp việc di chuyển dễ dàng và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, khi có một tác động nào đó có thể là do chấn thương, vận động quá mức hoặc do các bệnh lý khác khiến cho lượng dịch tiết ra nhiều hơn mức bình thường. Từ đó, gây ra tình trạng dịch khớp bị dư thừa và tích tụ xung quanh khớp gối và được gọi là tràn dịch khớp gối.

Tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối

Khi khớp đầu gối bị tràn dịch, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải các cơn đau nhức, đầu gối bị sưng phù, gây cản trở việc đi lại hằng ngày. Nguy hiểm hơn là khi xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn đầu gối, sẽ gây khó khăn trong việc phục hồi và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chân của người bệnh.

2. Những triệu chứng báo hiệu khớp gối đang bị tràn dịch

Dưới đây là một số triệu chứng mà người bệnh thường gặp phải khi mắc bệnh lý tràn dịch khớp gối:

  • Hay gặp nhất là mẩn đỏ và sưng khớp gối.
  • Phù nề.
  • Khi lượng dịch khớp tràn nhiều sẽ làm cho bao khớp dày lên, tạo ra sự thay đổi bất thường trên chân mà bệnh nhân có thể tự cảm nhận được.
  • Khi đi lại hoặc vận động co, duỗi sẽ thấy nặng nề và khó di chuyển.
  • Các cơn đau xuất hiện nhiều do sự yếu dần các khớp khi chưa được can thiệp y học.
Sưng khớp gối
Sưng khớp gối báo hiệu tràn dịch khớp

Xem thêm: Bật mí nguyên nhân đau khớp gối không phải ai cũng biết.

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng tràn dịch

Qua việc chọc hút dịch khớp ta có thể xác định được nguyên nhân cụ thể cho từng đối tượng bệnh nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gặp của tràn dịch khớp gối:

  • Các chấn thương khớp: Do các tai nạn thường gặp, gãy xương, bong gân, trật khớp… Đây là nguyên nhân phổ biến nhất bởi khi va chạm mạnh dễ gây tổn thương nên cơ thể sẽ tiết ra một lượng dịch nhiều hơn để bảo vệ các khớp. Từ đó, gây ra tình trạng dư thừa chất dịch trong khớp.
  • Vận động nặng, quá mức trong thời gian dài: Khi vận động quá mức, khớp gối sẽ phải chịu nhiều áp lực, làm cho màng bao hoạt dịch quanh khớp bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng tràn dịch.
  • Tình trạng nhiễm khuẩn ổ khớp: Một số vi khuẩn hay gặp như trực khuẩn lao, vi khuẩn Mycoplasma…
  • Các bệnh lý về khớp: Có thể kể đến một số bệnh lý mạn tính như gout, viêm khớp, thoái hóa khớp…
Chấn thương khớp gối
Chấn thương khớp gối có thể gây tràn dịch khớp

4. Những phương pháp điều trị tràn dịch hiệu quả

Khi đã xác định được chính xác nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân như:

  • Điều trị bằng thuốc: Khi bệnh nhẹ và đang ở giai đoạn đầu sẽ người bệnh sẽ được ưu tiên dùng thuốc. Một số nhóm thuốc điển hình trong điều trị có thể kể đến như amoxicillin, ampicillin, cefuroxim, dexamethasone, paracetamol…
  • Điều trị ngoại khoa: Khi tình trạng diễn biến nặng hoặc dùng thuốc không đạt hiệu quả điều trị.
  • Chọc hút dịch khớp: Khi tình trạng phù nề nghiêm trọng sẽ sử dụng phương pháp này, có thể kết hợp với tiêm corticoid để giảm tình trạng viêm.
  • Nội soi: Để xác định tổn thương về khớp từ đó đưa ra chẩn đoán phù hợp với người bệnh.
  • Phẫu thuật: Đối với các trường hợp bệnh diễn biến nặng mà cơ thể không đáp ứng các biện pháp khác.
  • Vật lý trị liệu: Áp dụng với bệnh nhân khớp gối lâu ngày không được vận động giúp tăng cường sự linh hoạt và trơn tru các khớp khi vận động.
Vật lý trị liệu khớp gối
Vật lý trị liệu khớp gối

Xem thêm: Bị đau khớp gối nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?

5. Những khúc mắc thường gặp của người bệnh tràn dịch khớp gối

5.1. Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Bệnh tràn dịch khớp gối tương đối phổ biến ở Việt Nam và đặc biệt hay gặp ở lứa tuổi trung niên. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ để lại các biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh.

Tình trạng tràn dịch khớp nếu để lâu này không điều trị sẽ khiến các khớp sưng to hơn, lượng dịch nhiều hơn và gây dính khớp, tê cứng khớp. Từ đó, gây ra nhiều cơn đau đầu gối cũng như cản trở việc đi lại, nguy hiểm hơn có thể khiến khớp mất chức năng hoạt động.

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

5.2. Tràn dịch khớp gối có tự khỏi được không?

Tràn dịch khớp gối thì không thể tự khỏi nhưng có thể được cải thiện một cách nhanh chóng nếu tuân thủ chặt chẽ các chỉ định điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau để giúp quá trình phục hồi khớp được thuận lợi hơn:

  • Hạn chế đi lại nhiều trong quá trình điều trị, tránh vận động và các hoạt động thể lực mạnh.
  • Thực hiện các chế độ nghỉ ngơi phù hợp với thể trạng.
  • Cải thiện cân nặng để giảm áp lực lên đầu gối.
  • Khi đau có thể dùng đá chườm khoảng 15-20 phút.
  • Dùng gối kê dưới phần khớp gối để giúp máu được lưu thông tốt hơn và giảm sưng đau.

Ngoài ra, để làm tăng hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian hồi phục tổn thương, chúng ta nên sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp có nguồn gốc thiên nhiên. Phần lớn các sản phẩm này đều mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt, lại hạn chế nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc Tây Y.

Viên uống Xương khớp Luân Thành được chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên
Viên uống Xương khớp Luân Thành được chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên

Tuy nhiên, việc lựa chọn được một sản phẩm xương khớp từ thảo dược an toàn và chất lượng không phải là vấn đề đơn giản. Bởi hiện nay có vô số sản phẩm không rõ nguồn gốc được quảng cáo và bày bán tràn lan trên các trang thông tin điện tử. Do đó, người bệnh cần có nguồn thông tin đủ tin cậy trước khi lựa chọn và sử dụng.

5.3. Các phương pháp phát hiện tình trạng tràn dịch khớp gối thường thấy

  • Công thức máu: Xác định xem có tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra hay không?
  • Chụp X-quang: Xác định các vấn đề về xương khớp như: gãy xương, trật khớp…
  • Cộng hưởng từ (MRI): Là kĩ thuật giúp phát hiện chính xác các bất thường về xương, khớp, các sụn và xác định xem bệnh nhân có cần phẫu thuật hay không?
  • Chọc hút dịch khớp: Phương pháp này giúp phát hiện nguyên nhân gây tràn dịch một cách chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu

5.4. Điều trị tràn dịch bao lâu thì khỏi?

Thời gian điều trị của tình trạng tràn dịch tại khớp gối còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố bệnh lý cũng như tâm lý người bệnh.

  • Diễn biến bệnh: Bệnh đang ở mức độ nào, thời gian và tần suất các cơn đau.
  • Tiền sử bệnh: Các bệnh lý nền của bệnh nhân, tiền sử dị ứng, dùng thuốc, tiền sử di truyền…
  • Cách điều trị: Điều trị bằng phương pháp Tây Y hay Đông Y.

Tùy thuộc vào phương pháp điều trị và thể trạng từng bệnh nhân mà sẽ khiến cho thời gian điều trị là khác nhau.