Vảy nến thể móng là tình trạng vảy nến xuất hiện ở các khu vực như móng tay, móng chân. Khu vực móng tay là khu vực thường bị vảy nến hơn bởi bàn tay phải tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, vi trùng trong một ngày. Việc vảy nến xuất hiện ở khu vực móng khiến cho bộ móng trở nên sần sùi, mất thẩm mỹ, dễ bong tróc ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Những nguyên nhân nào gây nên bệnh và cách điều trị ra sao? Tìm hiểu ngay nha.
Mục lục bài viết
Đặc điểm nhận biết vẩy nến móng
Không giống như đặc điểm nhận biết các dạng vảy nến trên da, vảy nến móng thường có những biểu hiện cụ thể trên từng giai đoạn như sau.
- Giai đoạn 1: Móng chuyển từ màu hồng nhạt sang màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Khi thực hiện cắt móng chân, móng tay, người bệnh sẽ cảm nhận được sự dày và giòn của móng.
- Giai đoạn 2: Các lỗ nhỏ bắt đầu xuất hiện trên bề mặt móng tay, móng chân, thường là cả 10 móng. Hình dáng các lỗ này có hình tròn hoặc các hình chữ nhật dài, chạy dọc theo chiều dài móng. Các vùng da xung quanh bắt đầu gặp phải hiện tượng dày sừng, khiến móng mất đi độ bám dính vào da, trở nên lỏng lẻo hơn.
- Giai đoạn 3: Móng trở nên yếu, mòn hơn nên dễ bị gãy. Lúc này, móng tay, chân sẽ dễ bị các loại vi khuẩn như nấm xâm nhập.
- Giai đoạn 4: Hiện tượng móng bong hẳn khỏi da có thể xảy ra khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, đau nhức phần móng.
Hướng dẫn cách điều trị vảy nến thể móng tại nhà
Trong các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo chữa vảy nến ở móng tại nhà để hạn chế việc lạm dụng thuốc Tây Y. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng một trong những cách dưới đây là chưa đủ. Người bệnh cần kết hợp những cách điều trị này với các loại thuốc uống, thuốc bôi được bác sĩ, chuyên gia da liễu chỉ định.
Sử dụng nha đam trị vẩy nến móng
Đã từ lâu, nha đam trở thành loại thảo dược thiên nhiên quen thuộc trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Lượng vitamin có trong phần nhựa nha đam có tác dụng trong việc chữa lành và tái tạo tế bào mới. Cách này sẽ giúp những phần móng đang bị vảy nến được nuôi dưỡng và nhanh chóng phục hồi lại, giúp người bệnh có được bộ móng như ban đầu khi chưa bị vảy nến.
Cách làm khá đơn giản, người bệnh chỉ cần tách phần gel từ thân nha đam ra để làm mặt nạ cho phần móng bị tổn thương. Sau khi thoa một lượng vừa đủ và để phần gel ngấm trong vòng tối thiểu 30 phút, rửa sạch móng tay, móng chân lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn trong 1-2 tuần, mọi người sẽ thấy phần móng của mình được cải thiện đáng kể.
Sử dụng kem bôi vitamin D chăm sóc vùng vảy nến
Vitamin có tác dụng kháng viêm và phục hồi những mô móng đang bị tổn thương nên có thể chọn các loại kem bôi da có thành phần chủ yếu từ vitamin D. Nếu không biết chọn loại kem nào, có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia am hiểu về da liễu. Một cách khác để các tế bào móng tay nhanh được phục hồi và tái tạo lại là bổ sung thêm lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Người bệnh có thể chọn những loại thực phẩm giàu vitamin D trong bữa ăn hàng ngày hay sử dụng các viên uống vitamin D để bổ sung trực tiếp. Không chỉ hỗ trợ tình trạng vảy nến thể móng sớm cải thiện, lượng vitamin D được bổ sung còn giúp sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Đồng thời, phòng ngừa được nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Sử dụng yến mạch hồi phục bệnh vẩy nến móng
Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc lành mạnh nhất hiện nay. Nó xuất hiện nhiều trong các thực đơn ăn sạch, thực đơn giảm cân… Ngoài lượng chất xơ và vitamin, khoáng chất dồi dào, yến mạch còn có tác dụng nhất định với những người đang bị vảy nến dạng thể móng. Đó là nhờ vào khả năng giải độc, dưỡng ẩm và ngăn tình trạng đau, ngứa xảy ra.
Người bệnh chỉ cần ngâm tay với hỗn hợp bột yến mạch cùng nước ấm hàng ngày là đã có thể cải thiện đáng kể tình trạng vảy nến ở khu vực móng. Trong các bữa ăn, cũng nên bổ sung thêm yến mạch vào các món để tăng lượng dinh dưỡng từ loại ngũ cốc này vào cơ thể.
>>> Tìm hiểu thêm cách chữa vảy nến móng tay an toàn và hiệu quả tại link: https://yduocluanthanh.com/cach-chua-vay-nen-mong-tay/
Một vài mẹo chăm sóc móng khi bị vảy nến trên móng
Đối với những bệnh da liễu như vảy nến, việc chăm sóc khu vực bị tổn thương sao cho hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị. Một số mẹo chăm sóc móng khi bị vảy nến được các chuyên gia da liễu gợi ý như sau:
- Giữ móng luôn gọn gàng, sạch sẽ bằng việc cắt ngắn, tỉa thường xuyên. Khi để móng quá dài, vi khuẩn sẽ dễ dàng len lỏi vào những kẽ móng, rìa móng hay những khu vực mà mọi người khó có thể vệ sinh được.
- Sử dụng các loại kem bôi da và kem dưỡng móng hàng ngày để khu vực móng và da được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Khi ấy, móng sẽ nhanh chóng phục hồi những hư tổn do vảy nến gây ra.
- Đeo bao tay khi rửa bát, giặt quần áo hoặc bất cứ lúc nào tay và móng phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
- Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… và xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh. Chế độ ăn cũng cần có đủ các nhóm chất và ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Để biết thêm về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người vảy nến. Click tại đây.
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để da không bị khô.
Nhìn chung, vảy nến thể móng là một trong những bệnh không gây nguy hiểm, lành tính nên không cần quá lo lắng, hoang mang. Bệnh cũng có tỷ lệ tái phát thấp và không gây nên nhiều biến chứng nặng nề. Nhưng cũng không vì thế mà người bệnh chủ quan. Khi có dấu hiệu của bệnh, hãy nhanh chóng thực hiện điều trị để sớm lấy lại bộ móng sáng, đẹp.
minh trang
khá hay ,mình sẽ áp dụng thử
Trung Tâm Y dược Luân Thành
Bạn lưu ý những cách chữa tại nhà thường sử dụng những thảo dược thiên nhiên nên có tác dụng chậm. Nếu áp dụng trong thời gian dài bệnh không có tiến triển bạn liên hệ với chúng tôi qua hotline 096.567.10187 hoặc 0368.337.887 để được tư vấn chi tiết nhé!