Bệnh á vảy nến là gì, có chữa được không và các dạng của bệnh

Bệnh á vảy nến là căn bệnh có những triệu chứng tương tự như vảy nến thông thường nhưng điểm khác biệt chủ yếu nằm ở các yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, cơ chế hay đặc điểm của bệnh. Để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh, bài viết sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh này. Tìm hiểu ngay nhé!

Bệnh á vảy nến là gì?

Khi chưa hiểu á vảy nến là bệnh gì chắc chắn nhiều người sẽ nhầm lẫn bệnh với vảy nến thông thường. Đây là căn bệnh da liễu gây nên tình trạng da bị tổn thương, sưng đỏ với sự xuất hiện của nhiều lớp vảy với kích cỡ đa dạng. Những lớp vẩy này được xếp chồng lên nhau và có hiện tượng chảy dịch sau khi bong tróc. Tình trạng này khiến người bệnh vừa khó chịu lại vừa gây mất thẩm mỹ ở những vùng da bị tổn thương.

Người bệnh á vảy nến
Người bệnh á vảy nến

Các dạng á vảy nến thông thường

Để thuận tiện hơn trong việc chẩn đoán, xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, á vảy nến được chia thành 3 dạng dưới đây. Cách chia này dựa trên những đặc điểm, biểu hiện của bệnh giúp người bệnh nhận biết được loại bệnh đang gặp phải. Các bác sĩ cũng tìm ra cách điều trị phù hợp hơn với từng dạng bệnh.

Á vảy nến thể giọt

Theo thống kê, dạng á vảy nến này xuất hiện nhiều hơn ở các đối tượng người bệnh là nam và không ngoại trừ bất kỳ lứa tuổi nào. Dạng thể giọt được chia thành 2 giai đoạn như sau.

Cấp tính: Biểu hiện trên da là những nốt sần có kích thước nhỏ cùng những nốt mụn mủ. Khu vực thường xuyên bị tổn thương nhất là vùng da đầu, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Trong trường hợp bệnh có diễn biến nặng, những phần vảy sẽ tiết hoại tử và để lại những vết loét bẩn trên da.

Mãn tính: Giai đoạn này không đáng lo ngại như giai đoạn cấp tính nhưng cũng gây những phiền phức nhất định cho người bệnh bởi sự tái phát của bệnh. Sau khi các nốt sần nước vỡ ra, các lớp vảy sẽ được hình thành. Khi vảy bị bong tróc hết thì đó là lúc bệnh đã khỏi.

Bệnh á vảy nến thể giọt
Bệnh á vảy nến thể giọt

Á vảy nến thể mảng

Dạng bệnh này ít gặp hơn ở những người bệnh cao tuổi hay trẻ em. Nhưng nó tập trung chủ yếu ở độ tuổi trưởng thành, trung niên (từ 30-50 tuổi). Cũng như á vảy nến thể giọt, nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn. Ngoài những vị trí da thường bị tổn thương giống như dạng thể giọt, dạng thể mảng còn có thể xuất hiện ở khu vực cột sống.

Triệu chứng của bệnh là những mảng vảy xuất hiện một cách âm thầm và khó nhìn thấy trên da. Bệnh ít xuất hiện hơn vào mùa hè do khi ấy làn da chịu tác động từ những yếu tố như ánh nắng, nhiệt độ cao.

Nam giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới
Nam giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới

Á vảy nến loang lổ

Khi bị á vảy nến dạng loang lổ, các vùng da bị tổn thương do bệnh gây nên sẽ có màu đỏ ửng hoặc tím. Dần dần, phần da này sẽ có dấu hiệu bị teo lại và xuất hiện thêm các lớp vảy và nốt sần. Dạng bệnh này cũng không gây nguy hiểm nhiều cho người bệnh nhưng cũng là dạng vảy nến mãn tính.

Người bệnh á vảy nến thể loang lổ
Người bệnh á vảy nến thể loang lổ

>>> Tìm hiểu thêm những cách điều trị bệnh vảy nến tại nhà bằng cách click tại đây.

Bệnh á vảy nến có chữa được không?

Á vảy nến là một căn bệnh da liễu mãn tính nên khó có thể điều trị triệt để được. Tuy nhiên, nếu biết cách tự chăm sóc cơ thể tốt kết hợp với điều trị khoa học thì sẽ ngăn được bệnh tái phát.

Ngoài các phương pháp điều trị được thực hiện bởi các bác sĩ da liễu như sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, liệu pháp ánh sáng… người bệnh có thể tham khảo một số mẹo chữa bệnh tại nhà như:

  • Tắm nắng: Phương pháp này tận dụng UVA và UVB có trong ánh sáng mặt trời để làm giảm các triệu chứng của á vảy nến thể giọt. Thời gian lý tưởng để tắm nắng là trước 8h30 sáng. Người bệnh không nên tắm nắng sau khoảng thời gian này vì khi đó ánh nắng chứa rất nhiều tia tử ngoại không tốt cho da.
  • Sử dụng lá trầu không: Chọn những lá trầu già, lá to, có màu xanh đậm rồi đem đun lấy nước. Khi nước sôi, để nguội dung dịch đó và sử dụng để vệ sinh các vùng da bị tổn thương do bệnh.
  • Sử dụng lá lốt: Rửa sạch, đem giã rồi lọc lấy phần nước cốt để làm dung dịch bôi da. Khi chọn lá, mọi người nên lưu ý chọn những lá già để nước cốt đặc hơn.
Mẹo chữa á vảy nến tại nhà
Mẹo chữa á vảy nến tại nhà

Những mẹo dân gian này chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn và chỉ có tác dụng chữa khỏi với những người có bệnh á vảy nến đang ở mức độ nhẹ. Khi thấy da bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của bệnh, nên gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất.

Bệnh á vảy nến có lây không?

Có khá nhiều người hoang mang, lo lắng và thắc mắc liệu bệnh á vảy nến có lây không. Thực tế, á vảy nến chỉ là một căn bệnh da liễu với những triệu chứng được biểu hiện trên da nên không có khả năng lây từ người này sang người khác.

Á vảy nến không phải một loại virus nên không thể lây lan dễ dàng qua các đường hô hấp hay tiếp xúc thông thường. Bệnh chỉ có thể lan rộng các vùng da bị tổn thương nên khi bị á vảy nến mọi người cần cẩn thận khi vệ sinh cơ thể để hạn chế tối đa việc các nốt sần, mụn mủ, vảy nến xuất hiện nhiều hơn.

Với những thông tin trên, hy vọng, mọi người đã nắm được những kiến thức cơ bản về căn bệnh da liễu mang tên á vảy nến. Dù đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng đây là căn bệnh để lại nhiều phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, không nên chủ quan khi thấy những triệu chứng ban đầu của bệnh, nên điều trị sớm để có kết quả như ý, tránh để bệnh chuyển biến nặng hay lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể.