Hiện nay, do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, ít vận động làm cho số lượng bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp ngày càng gia tăng. Các phác đồ sử dụng trong bệnh viêm khớp chỉ chủ yếu làm giảm triệu chứng, giảm viêm nhiễm và duy trì khả năng vận động cho bệnh nhân. Hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Bệnh viêm khớp là gì?
Bệnh viêm khớp là một tình trạng bệnh đặc trưng bởi khớp tổn thương, nhiễm trùng. Lớp đệm phần sụn khớp bị bào mòn khiến cho việc cử động các khớp khó khăn và sưng đau. Bệnh xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau và lứa tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là người cao tuổi. Viêm khớp xuất hiện ở bất cứ khớp nào của cơ thể. Các thuật ngữ gọi tên sẽ tùy vào vị trí bệnh xuất hiện như viêm khớp háng, viêm khớp gối, viêm khớp vai, viêm khớp dạng thấp…
2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm khớp
2.1. Nguyên nhân của bệnh viêm khớp
Nhắc tới viêm khớp nhiều người sẽ nghĩ nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh này là sự nhiễm khuẩn. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra căn bệnh này có rất nhiều. Một số nguyên nhân dẫn tới căn bệnh viêm khớp như sau:
- Di truyền: Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt, ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình có người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống thì khả năng mắc viêm khớp khá cao.
- Béo phì: Đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra viêm khớp. Đối với những người béo phì áp lực lên những khớp gối lớn nên nguy cơ bị viêm khớp sẽ cao hơn.
- Chấn thương: Sau khi bị những chấn thương ở gân, cơ, khớp và các vùng lân cận trong một thời gian dài thì bệnh nhân có thể mắc bệnh viêm khớp nếu không biết cách chữa trị đúng.
- Sự lão hóa: quá trình lão hóa làm cho lớp sụn khớp bị bào mòn. Kết quả là làm tăng sự va chạm giữa các đầu xương dẫn tới hiện tượng viêm khớp, đau nhức xương khớp.
- Thời tiết thay đổi: nhiệt độ thay đổi lớp cho dịch khớp tại ổ khớp cũng thay đổi. Đặc biệt khi trời lạnh, ổ dịch khớp đặc quánh, bôi trơn kém dẫn tới viêm khớp, đau nhức xương khớp.
- Ít vận động: Lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh như béo phì, bệnh lý tim mạch, bệnh xương khớp trong đó có viêm khớp.
- Ảnh hưởng của nghề nghiệp: những người làm việc nặng nhọc, khuân vác đồ nặng dẫn tới các khớp xương nhanh thoái hóa. Không chỉ vậy, làm việc văn phòng, ngồi lâu một chỗ cũng có thể mắc các bệnh thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp đặc biệt là khớp gối.
2.2. Triệu chứng của bệnh viêm khớp
Ở giai đoạn đầu của bệnh thì biểu hiện là đau âm ỉ cho đến khi sang giai đoạn tiếp theo thì biểu hiện đau nhức xương khớp ngày càng nặng hơn. Các biểu hiện như sau:
- Đau nhức xương khớp: Vị trí đau xuất hiện tùy thuộc vào các khớp viêm. Đau phổ biến thường xảy ra ở khớp gối, khớp háng, cổ, vai… Khi bệnh ở mức độ nặng thì bạn có thể đau nhức xương khớp cả ngày lẫn đêm, kèm với đó là việc vận động của bệnh nhân cũng trở nên khó khăn.
- Sưng đỏ khớp: Biểu hiện điển hình của viêm đó chính là sưng, nóng, đỏ, đau và dĩ nhiên bệnh viêm khớp cũng không thể tránh khỏi các triệu chứng này. Các khớp bị viêm sẽ sưng lên và đỏ thậm chí chỉ cần ấn nhẹ vào vùng khớp này cũng bị đau.
- Cứng khớp: Viêm khớp ảnh hưởng tới dịch ổ khớp làm cho các khớp cứng lại, đi đứng trở nên khó khăn. Triệu chứng này xuất hiện rõ nhất khi bệnh nhân mới ngủ dậy buổi sáng.
- Biến dạng khớp: Ở trường hợp bệnh nhân viêm khớp nặng thì các sụn khớp và dây chằng bị tổn thương, thời gian dài sẽ dẫn tới biến dạng. Đặc biệt, đầu xương có thể bị lệch hẳn ra bên ngoài gây đau đớn và khó khăn trong việc đi lại của người bệnh.
- Yếu cơ: Nhiều bệnh nhân đã hạn chế đi lại khi thấy đau nhức xương khớp. Dẫn tới sự tuần hoàn máu tới các chi trở nên hạn chế làm cho các vùng cơ xung quanh khớp viêm bị suy yếu đi. Tình trạng này lâu ngày có thể dẫn tới teo cơ.
- Khi cử động khớp phát ra tiếng kêu lạ: đây là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh viêm khớp. Khi khớp viêm, lượng dịch khớp và sụn khớp bị suy giảm dẫn tới sự ma sát trực tiếp giữa các đầu xương. Đó cũng là lý do khi bạn cử động nghe thấy tiếng “lục cục” tại vùng khớp viêm.
- Đôi khi khớp viêm đau có thể dẫn tới làm cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, sốt… ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống.
Xem thêm bài viết: Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị.
3. Bệnh viêm khớp có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh là gì?
Bệnh viêm khớp ở giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị kịp thời thì có thể tiến triển trở thành căn bệnh mãn tính khó chữa khỏi. Khi tiến triển đến giai đoạn bệnh mạn tính thì các triệu chứng đau ở bệnh nhân sẽ tái phát nhiều lần và khó khăn trong việc đi lại. Nếu bệnh tiến triển nặng thì bệnh nhân sẽ gặp phải các biến chứng của bệnh viêm khớp như sau:
- Yếu cơ, teo cơ.
- Biến dạng các khớp, dính khớp.
- Bại liệt hoặc có thể bị tàn phế suốt đời.
- Ở những trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có thể gây ảnh hưởng đến cả hệ tim mạch.
Chính vì những biến chứng nguy hiểm này của bệnh viêm khớp nên bạn cần đi khám tại các cơ sở uy tín ngay khi có các biểu hiện ban đầu của bệnh. Tránh để bệnh kéo dài sẽ gây khó khăn hơn cho quá trình điều trị.
4. Các phương pháp chữa bệnh viêm khớp
4.1. Chữa bệnh bằng Y học hiện đại
Khi được chẩn đoán bị bệnh viêm khớp thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số thuốc chữa viêm khớp sau:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm phi steroid (NSAIDs): sử dụng các thuốc có chứa hoạt chất ibuprofen, naproxen… vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng chống viêm rất tốt.
- Thuốc giảm đau: giảm đau ngoại vi như paracetamol, giảm đau trung ương như tramadol… Giúp bệnh nhân làm giảm cơn đau, vận động trở nên dễ dàng hơn.
- Thuốc chống viêm glucocorticoid: các glucocorticoid có khả năng kháng viêm rất mạnh. Ngoài ra, glucocorticoid còn có khả năng ức chế hệ miễn dịch từ đó làm giảm đau. Tuy nhiên, loại thuốc này chứa một nguy cơ tiềm ẩn về nhiều tác dụng không mong muốn nguy hiểm nên cần cân nhắc khi sử dụng.
- Một số thuốc như methotrexate, hydroxychloroquine cũng được kê cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.
Ngoài thuốc chữa viêm khớp, bệnh nhân viêm khớp còn được chỉ định các phác đồ điều trị ngoại khoa như:
- Phẫu thuật can thiệp tạo hình thay thế khớp
- Phẫu thuật can thiệp làm cứng khớp: ở phương pháp này, các đầu xương sẽ bị khóa lại cho đến khi chúng hoạt động bình thường trở lại.
- Tạo hình xương: phẫu thuật tái tạo lại xương để đảm bảo chức năng của khớp được thực hiện.
Xem thêm: TOP 8 nguyên nhân gây khô khớp và cách điều trị hiệu quả.
4.2. Chữa bệnh viêm khớp bằng Y học cổ truyền
Đứng trước nhiều tác dụng phụ, gây độc cho cơ thể của các thuốc Tây Y thì nhiều bệnh nhân có xu hướng chuyển sang các thuốc Đông Y để trị bệnh. Theo Đông Y, viêm khớp là bệnh thuộc chứng Tý với hai nguyên nhân chủ yếu:
- Nguyên nhân bên ngoài: Các ngoại tà như phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm ướt) xâm nhập vào bên trong cơ thể. Các ngoại tà này ứ đọng tại các khớp, làm tắc nghẽn, khí huyết kém lưu thông. Chính nguyên nhân này gây ra triệu chứng đau điển hình của bệnh.
- Nguyên nhân từ bên trong cơ thể: Do “thiên tiên bất túc”, điều này có nghĩa là do di truyền, có từ bẩm sinh.
Theo y học cổ truyền thì chữa bệnh viêm khớp với mục đích bảo tồn khớp, tác động sâu vào nguyên nhân và loại bỏ chúng. Với những vị thuốc có công dụng hoạt huyết, trừ tà, hành khí, bổ can thận, tiêu độc, ngăn ngừa tái phát.
4.3. Những biện pháp không dùng thuốc giúp bệnh viêm khớp thuyên giảm
Kết hợp giữa các thuốc trị bệnh và thay đổi thói quen sinh hoạt sẽ khiến cho bệnh viêm khớp giảm đi đáng kể. Để đạt được điều này bạn cần:
- Thiết lập cho bản thân một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như: bổ sung canxi, vitamin D, omega 3, các loại vitamin E, A, chất xơ trong các thực phẩm hàng ngày. Bổ sung cho cơ thể đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
- Tập luyện thể dục, thể thao nhẹ nhàng, thường xuyên giúp làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp đáng kể.
- Không đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu.
- Không bưng bê, khuân vác vật nặng.
- Thường xuyên đi thăm khám định kỳ.
5. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp
5.1. Sản phẩm chăm sóc sức khỏe Xương khớp Luân Thành
Kết hợp với việc sử dụng thuốc điều trị thì bệnh nhân có thể dùng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ giúp xương khớp người bệnh khỏe mạnh hơn, ngăn nguy cơ bệnh tái phát. Viên uống Xương khớp Luân Thành đang là sản phẩm được ưu tiên lựa chọn hiện nay. Vậy tại sao sản phẩm này lại được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn như vậy?
5.1.1. Các thành phần có trong viên uống Xương khớp Luân Thành
Xương khớp Luân Thành là một sản phẩm được phát triển bởi Y dược Luân Thành qua nhiều giai đoạn thử nghiệm nghiêm ngặt. Sản phẩm gồm các thành phần chính như sau:
- Glucosamine HCl: Là thành phần tự nhiên có trong sụn khớp của người khỏe mạnh. Thành phần này có vai trò kích thích sự sản sinh mô liên kết trong xương, tái tạo các sụn khớp. Từ những vai trò đó Glucosamine được ứng dụng trong điều trị bệnh viêm khớp mạn tính và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp.
- Cao Tang ký sinh: Được biết đến là các loại thực vật sống ký sinh trên cây dâu tằm. Tang ký sinh có tác dụng bồi bổ gan thận, tăng cường sức khỏe gân cốt, trừ bệnh phong thấp, trị đau nhức xương khớp. Chính nhờ những tác dụng này mà tang ký sinh có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp, đau nhức xương khớp.
- Cao Dây đau xương: Vị thuốc này có vị đắng, tính mát, quy vào can. Dây đau xương được sử dụng để khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc, lợi gân cốt. Vị thuốc được dùng chữa chứng thấp khớp, tê bại, đau nhức xương khớp, đau mình mẩy. Phục hồi các tổn thương sau ngã như đau nhức do ứ máu, bong gân, sai khớp.
- Cao Huyết giác: Có vị ngọt, chát, tính bình, quy vào hai kinh là tâm và can. Vị thuốc này có tác dụng tiêu trừ máu ứ đọng, hoạt huyết, hành khí, tăng sinh cơ. Huyết giác được sử dụng để làm lành các vùng bị thương, tụ máu như tím bầm, ngã, bong gân, đau nhức xương khớp…
- Cao Ngưu tất: Theo Đông y, ngưu tất có vị đắng, chua, có tính bình, quy vào hai kinh can, thận. Trong dạng bào chế của Xương khớp Luân Thành thì ngưu tất có có tác dụng bồi bổ gan thận, làm mạnh gân xương. Ngưu tất chữa chứng đau lưng, mỏi gối, co quắp tay chân hay bại liệt.
- Cao Độc hoạt: Độc hoạt có công dụng chữa chứng phong thấp, đau khớp, đau mỏi lưng gối, tê bì, co quắp tay chân…
- Cao Thiên niên kiện: Thiên niên kiện có tác dụng bài trừ phong thấp, tăng cường sức khỏe gân cốt. Dùng chữa chứng thấp khớp, nhức mỏi tay chân và các khớp xương hoặc co quắp, tê bại. Thiên niên kiện rất tốt đối với người cao tuổi, già yếu, hỗ trợ trong quá trình điều trị vôi hóa đốt sống, xương khớp thoái hóa, gai đốt sống.
- MSM (Methylsulfonylmethane): Là một thành phần được tìm thấy trong sữa bò và nhiều thực phẩm khác như hải sản, thịt, hoa quả và rau củ. MSM góp phần hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe, trong đó đặc biệt là viêm khớp.
- Cao Vỏ liễu trắng: Thành phần hoạt chất trong Vỏ liễu trắng có cơ chế hoạt động rất giống aspirin vì vậy, nó có khả năng làm giảm đau. Các triệu chứng bao gồm nhức đầu, đau nhức cơ, viêm khớp dạng thấp, xương khớp viêm, bệnh gout và bệnh viêm cột sống dính khớp.
- Bromelain: Thành phần này đã được chứng minh tác dụng điều trị viêm xương khớp, chống viêm, tăng cường khả năng miễn dịch, chống hình thành khối u, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm cân.
- Chiết xuất móng quỷ: Trong móng quỷ có chứa thành phần glycosid iridoid có tác dụng chống viêm rất tốt. Hoạt chất trong móng quỷ đã được nghiên cứu như một phương thuốc tiềm năng cho các vấn đề liên quan đến viêm, như bệnh gout, viêm khớp.
- Chondroitin sulfate: Hoạt chất này được tìm thấy ở xương, sụn khớp, giác mạc mắt, da và thành các động mạch của cơ thể người. Chondroitin sulfate giúp các khớp chịu lực tốt, giúp cấu tạo các mô liên kết trong cơ thể bao gồm cả ở các khớp xương và đường tiêu hóa.
5.1.2. Xương khớp Luân Thành có công dụng
- Bổ sung thêm chất nhầy tại ổ khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp, bảo vệ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe gân cốt, giúp làm giảm đau nhức xương khớp, thoái hóa các khớp.
5.1.3. Xương khớp Luân Thành sử dụng cho các đối tượng
- Người bị các bệnh xương khớp như bệnh khô khớp, viêm khớp, thoái hóa các khớp, cứng khớp gây vận động khó khăn.
- Người vận động nặng kéo dài, người cao tuổi có nguy cơ thoái hóa xương khớp.
5.1.4. Cách dùng
Dùng bổ trợ: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Dùng duy trì: Ngày uống 1 viên.
Uống sau ăn 1h.
5.2. Tại sao nên lựa chọn các sản phẩm của Y dược Luân Thành?
Sản phẩm Xương khớp Luân Thành được bào chế từ nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, được kiểm định nghiêm ngặt. Thành phần chủ yếu của sản phẩm là các loại cao dược liệu quý nên đảm bảo về độ an toàn và lành tính trên người sử dụng. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xương khớp Luân Thành được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP – ISO 22000.
Ngoài ra, sản phẩm Xương khớp Luân Thành đã được Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe số 3299/2021/ĐKSP nên càng khẳng định được độ lành tính, sự hiệu quả của sản phẩm.
Tags: bệnh viêm khớp, bệnh xương khớp