Bạn biết những gì về bệnh chàm ở mặt?

Bạn cảm thấy tự ti khi trên mặt xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng? Bạn bị ngứa phát điên khi vùng da bị chàm ở mặt mẩn đỏ? Dù đã tốn nhiều tiền và công sức bệnh chàm ở mặt vẫn không thuyên giảm? Hay bạn đã quá thất vọng với các phương pháp điều trị bệnh chàm ở mặt nhiều lần nhưng bệnh vẫn tái phát và không có dấu hiệu nhẹ đi?

Không cần phải lo lắng vì tất cả những thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Bệnh chàm ở mặt gồm những dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp chữa trị ra sao? Hãy cùng tôi đi lý giải những ẩn số về bệnh chàm ở mặt. Những thắc mắc trong việc điều trị bệnh chàm, các bạn có thể tham khảo qua.

Bệnh chàm ở mặt và biểu hiện của bệnh

Bệnh chàm hay còn gọi là chàm khô thường xuất hiện ở mặt khiến nhiều người nôn nóng muốn giải quyết chúng ngay lập tức. Chàm ở mặt là một dạng của bệnh chàm, đây là căn bệnh thuộc về viêm da mãn tính thường xuất hiện cả ở người lớn và trẻ em.

Biểu hiện của bệnh chàm khô ở mặt

Khi bị chàm, vùng da thương tổn xuất hiện những mảng da màu đỏ và có nhiều mụn nước. Trong thời gian bị chàm người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt là ở các trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là những đối tượng dễ bị chàm ở mặt.

Thông thường bệnh chàm khô ở mặt phát triển theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn là một biểu hiện khác nhau.

  • Giai đoạn 1: thời gian đầu trên da sẽ đỏ phù, vài hạt nhỏ màu trắng như nấm men và cảm giác rất ngứa. Lưu ý khi ngứa không được gãi để tránh bị chàm nhiễm khuẩn.
  • Giai đoạn 2: hay còn gọi là giai đoạn trung gian, tại các vùng da bị chàm sẽ không còn là những hạt trắng li ti nữa thay vào đó là nhiều mụn nước có kích thước bằng đầu que tăm. Sau đó dần phát triển thành những bóng nước to hơn và lớn dần bên trong kèm theo nước dịch.
  • Giai đoạn 3: những bóng nước khi phát triển đến kích thước nhất định chúng sẽ tự vỡ ra hoặc có thể do tác động của lực từ người bệnh (gãi). Dịch từ bóng nước có màu vàng, chúng sẽ tự khô lại và kết tinh thành mảng bám dày chai lại trên da mặt.
  • Giai đoạn 4: trải qua một thời gian các mảng da sẽ nhăn và khô lại, tự chúng sẽ bong ra. Trong quá trình sinh hoạt mà không bị viêm nhiễm gì thì bệnh sẽ thuyên giảm nhưng không hết dứt điểm vào thời gian sau sẽ tái phát. Những vết chàm ở mặt thì không để lại sẹo.
Biểu hiện bệnh chàm ở mặt
Biểu hiện bệnh chàm ở mặt

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở mặt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô ở mặt. Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Hàng loạt câu hỏi vẫn được đặt ra. Vậy đâu là nguyên nhân của bệnh chàm trên mặt?

Nguyên nhân bên ngoài

  • Xung quanh chúng ta đều phải chịu sự tác động của hóa học, vật lý, sinh vật học, thực vật vào vùng da mặt. Nếu không vệ sinh sạch sẽ hoặc đề phòng vùng da mặt rất dễ bị viêm da. Ngoài ra, do cơ địa một số người có thể dị ứng với mỹ phẩm, thuốc hóa học, các loại hóa chất.
  • Trên cơ thể đặc biệt là vùng tay chân hay là nơi tiếp xúc, cầm nắm mọi vật nên việc lây nhiễm các vi khuẩn nấm, ghẻ là điều hiển nhiên. Sau đó dùng tay gãi hoặc sờ lên mặt sẽ tạo điều kiện cho bệnh chàm sinh nở do da mặt bị viêm.
  • Nhu cầu làm đẹp với hàng loạt loại mỹ phẩm có chứa chất hóa học độc hại mà người dùng không biết đã vô tình làm tổn thương da mặt. Ví dụ là kem trộn. Da bị kem trộn ăn mòn, viêm nhiễm và chàm khô rất dày.
  • Vào mùa hanh khô, da bị thiếu ẩm cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm ở mặt.
  • Làm việc và sống trong môi trường có nhiều bụi bẩn, khói, độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Không có văn hóa vệ sinh khi rửa mặt, ăn uống, không thường xuyên thay vỏ gối, chăn.
Sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo gây chàm
Sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo gây chàm

Nguyên nhân bên trong

  • Đây là một bệnh thuộc viêm da nên chúng cũng có liên quan tới một số bộ phận của cơ thể như nội tiết, sức đề kháng, sắc tố da, nội tạng,…
  • Nếu bạn có một cơ thể siêu siêu nhạy cảm thì xin chia buồn bạn rất dễ mắc bệnh chàm vì cơ thể có sức đề kháng yếu, thậm chí rối loạn chức năng sẽ tác động trở lại vào cơ thể gây viêm da và thành bệnh chàm ở trên mặt.

Điều trị bệnh chàm ở mặt bằng cách nào?

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc đông y, tây y, điều trị bệnh chàm theo hướng dẫn của các y bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh ở mỗi người mà có cách điều trị phù hợp. Một số cách điều trị bệnh chàm ở mặt phổ biến như thoa kem dưỡng ẩm, thoa thuốc, thuốc uống, điều trị bằng ánh sáng, các bài thuốc đông y.

Thuốc điều trị tại chỗ

Đối với làn da mòng và nhạy cảm như da mặt, các bạn cần đặc biệt lưu ý đến việc lựa chọn những sản phẩm điều trị. Một số sản phẩm điều trị tại chỗ các bạn có thể tham khảo như:

  • Nước muối sinh lý: đây là phương pháp dành cho giai đoạn cấp tính giúp giảm viêm, làm dịu da và giảm kích ứng.
  • Thuốc bôi chứa kẽm: kẽm có đặc tính giảm đau, kháng viêm và sát trùng nhẹ, cực an toàn cho vùng da mặt.
  • Thuốc ức chế calcineurin: đây là loại thuốc có tác dụng tương đương như corticoid nhưng không nhiều ảnh hưởng đến da. Dòng sản phẩm này giúp giảm viêm, chống ngứa và cải thiện tổn thương da.
  • Kem bôi chứa axit salicylic: đây là dẫn xuất của BHA có tính năng giảm viêm và bong tróc tế bào sừng. Khi sử dụng sản phẩm này, các bạn nên tránh dùng ở vùng mắt và chống chỉ định đối với phụ nữ đang mang thai.
  • Một số thuốc khác: những thuốc bôi kháng sinh hay kháng nấm đôi khi cũng được bác sĩ chỉ định.
Nước muối sinh lý giúp điều trị chàm ở mặt
Nước muối sinh lý giúp điều trị chàm ở mặt

Thuốc toàn thân

Cùng với những dòng thuốc điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể kê thêm những loại thuốc toàn thân giúp làm tăng quá trình phục hồi và hạn chế tái phát.

Một số loại thuốc toàn thân được sử dụng:

  • Thuốc kháng Histamin: nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sản sinh histamin – chất trung gian gây ra các phản ứng dị ứng, ngứa ngáy trên da.
  • Thuốc kháng sinh: đây là loại thuốc được dùng trong những trường hợp bệnh chàm bội nhiễm.

Những bài thuốc Đông y điều trị chàm ở mặt

Mỗi người không giống nhau về thể trạng có người thể nhiệt và có người thể hàn. Điều trị bệnh chàm bằng Tây Y sẽ không giải quyết được tận gốc ngược lại có thể gây nóng trong cho cơ thể. Chữa bệnh chàm thành công bằng phương pháp Đông Y được nhiều người ứng dụng vào chữa bệnh. Các bài thuốc đông y thường dựa vào căn nguyên của bệnh nên hạn chế tái phát hiệu quả hơn.

Mặc dù an toàn cho người sử dụng, nhưng các phương pháp đông y được điều chế từ các thảo dược thiên nhiên nên thường có tác dụng chậm, kéo dài thời gian điều trị. Do vậy, để có được kết quả tốt nhất, người bệnh cần kiên trì khi lựa chọn phương pháp này.

Phương pháp đông y chữa chàm an toàn
Phương pháp đông y chữa chàm an toàn

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh chàm ở mặt tái phát?

Bệnh chàm trên mặt sẽ tái phát khi có các yếu tố thuận lợi như rối loạn nội tiết, căng thẳng, dị ứng… Mặc dù chưa có những phương pháp phòng ngừa bệnh hoàn toàn nhưng bạn có thể làm giảm sự tái phát của bệnh với các biện pháp đơn giản như:

  • Chăm sóc da đúng cách, cung cấp đủ độ ẩm cho da.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như phấn hoa, lông động vật, thực phẩm dị ứng…
  • Không chà xát mạnh lên da mặt và bảo vệ da khi đi ra ngoài.
  • Hạn chế sử dụng những sản phẩm có tính tẩy rửa cao như xà bông, bột giặt…
  • Lưu ý khi lựa chọn những sản phẩm trang điểm.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng, luyện tập khoa học.

>>> Chi tiết những cách phòng chống bệnh chàm hiệu quả, ngăn ngừa tái phát, các bạn tham khảo thêm tại link: https://yduocluanthanh.com/cach-phong-chong-benh-cham-vao-mua-dong/

Bệnh chàm da mặt không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thẩm mỹ. Để hạn chế những thương tổn trên da, các bạn nên có những phương pháp điều trị và chăm sóc da hiệu quả. Mọi thắc mắc về bệnh cũng như phương pháp điều trị an toàn, liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

8 bình luận
  1. Kiểu nhìn nó mất thẩm mĩ rồi thiếu tự tin thật sự, nhiều khi không phải cần thiết quá tôi cũng chẳng muốn ra khỏi nhà nữa

    • Có bệnh thì ai cũng sẽ suy nghĩ và tâm lí ngại tiếp xúc là chuyện không thể tránh khỏi, quan trọng là mình phải cố gắng vượt qua nó để bước tiếp, dù sao cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn cho dù bản thân có muốn hay không, và mắc bệnh cũng chẳng phải lỗi của ai vì thật sự nó là điều không ai mong muốn. Chúc bạn sớm lấy lại được sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống, tự tin lên bạn nhé !

  2. Đến cái mặt mà nó cũng không tha cho. Rõ khổ. Mỗi lần lên nặng là k dám ra ngoài, có việc bắt buộc thì che kín mít. Bao h nó mới buông tha không biết.

    • Nếu bạn chưa điều trị thì nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ chuyên môn thăm khám và tìm ra hướng kiểm soát bệnh, tránh tình trạng bệnh nặng thêm và biến chứng dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe về sau nhé.

  3. Toàn bị trên mặt, thực sự tự ti xong còn không dám đi làm nữa

    • Mong bạn sớm tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bản thân. Mọi thắc mắc hay cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ qua Hotline hoặc Zalo, Fanpage của Y dược Luân Thành bạn nhé.

  4. mấy chỗ đỏ trên mặt người thì bảo vẩy nến, xong bác cạnh nhà lại bảo bị chàm, bên mình tư vấn giúp em

    • Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc gửi hình ảnh tình trạng hiện tại qua zalo, fb của Y dược Luân Thành để được hỗ trợ nhé, cảm ơn !

Bình luận của bạn