Những ảnh hưởng của stress đến bệnh vảy nến mà bạn chưa biết

Nhiều người không hề quan tâm đến ảnh hưởng của stress đến bệnh vảy nến. Trên thực tế, sự tác động đồng thời của stress với các hệ sinh học trong cơ thể sẽ là nguyên nhân làm bùng phát bệnh vảy nến. Theo một nghiên cứu trên 4725 người mắc bệnh vảy nến bị tự ti, mặc cảm, cảm xúc và chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Con số này được thống kê từ một cuộc khảo sát điện thoại qua internet.

Hơn 70% người mắc bệnh vảy nến cảm thấy tự ti ngại giao tiếp. 41% họ chọn những bộ trang phục kín đáo để che đi những vùng da bị vảy nến. 56% người mắc bệnh vảy nến cảm thấy chất lượng cuộc sống bị suy giảm. 63% người cho rằng bệnh vảy nến ngăn cách họ trong đời sống tình cảm. Gần 60% cho biết bệnh vảy nến gây khó khăn trong cuộc sống và là vấn đề nghiêm trọng của họ.

Những tác hại của stress gây ra cho bệnh vảy nến là vô cùng lớn. Để có thể kiểm soát sự tái phát và trầm trọng của bệnh vảy nến mỗi người bệnh phải biết cách vượt qua những cảm xúc và giải tỏa những lo âu. Những tác hại của stress với bệnh vảy nến sẽ khiến các bạn phải lưu ý.

Stress có ảnh hưởng đến vảy nến?
Stress có ảnh hưởng đến vảy nến?

Bạn có đang bị stress vì căn bệnh vảy nến?

Stress là thuật ngữ miêu tả trạng thái cảm xúc khó kiểm soát. Cảm giác căng thẳng và lo lắng luôn tồn tại song song với nhau. Ai trong chúng ta cũng đều trải qua một số cảm giác stress như căng thẳng khi bị mất việc, tai nạn hoặc gia đình có chuyện buồn đau. Lúc này não sẽ tiết ra các chất hóa học chúng làm cho ta mệt mỏi, căng thẳng đầu óc.

Khi bị mắc bệnh vảy nến người bệnh đều mắc phải stress, bệnh vảy nến mang đến sự mất thẩm mỹ, khó khăn trong sinh hoạt hay đơn giản là chữa mãi không khỏi. Điều này khiến cho tình trạng bệnh vảy nến ngày càng trầm trọng. Đây chính là vòng tròn luẩn quẩn của stress tác động đến bệnh vảy nến.

>>>Tìm hiểu thêm về bệnh vảy nến tại link: https://yduocluanthanh.com/benh-vay-nen/

Ảnh hưởng của stress đến bệnh vảy nến

Một số những biểu hiện như tim đập nhanh, đau lưng, cứng cổ, nhức đầu hay lo lắng, trầm cảm là những triệu chứng thường gặp của bệnh stress. Nhiều chuyên gia tâm lí cho rằng bệnh ngoài da có mối quan hệ mật thiết với stress tâm lý và các loại bệnh khác. Khi người bệnh cảm thấy lo lắng, tự ti, xấu hổ, khó gần đều có những tác động nhất định với bệnh vảy nến. Và cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng stress là nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến.

Một đánh giá năm 2013 cho biết 68% người bị bùng phát bệnh vảy nến do căng thẳng stress. Không ai có thể lí giải được nguyên nhân tại sao stress lại có tác động “ kinh hoàng” với bệnh vảy nến như vậy, tuy nhiên nghiên cứu năm 2014 cho rằng, các yếu tố căng thẳng làm tăng phản ứng của hệ thống miễn dịch làm tăng tình trạng viêm. Có nghĩa là căng thẳng, lo âu sẽ làm tăng tình trạng viêm của cơ thể. Khi viêm da phát triển thì các mảng bám vảy nến càng xuất hiện nhiều và trở nên tồi tệ hơn.

Ảnh hưởng của Stress đến bệnh vảy nến
Ảnh hưởng của stress đến bệnh vảy nến

Theo lời khuyên của các chuyên gia và bác sĩ, stress có thể ảnh hưởng đến phương pháp điều trị bệnh vảy nến và tốc độ tiến triển của bệnh. Do đó những người mắc bệnh vảy nến phải học cách kiểm soát cảm xúc, cố gắng thỏa mái tâm lí để có thể điều trị bệnh vảy nến hiệu quả.

Cách làm giảm stress khi mắc bệnh vảy nến

Một số cách để hạn chế stress mà người bệnh có thể tham khảo:

Học cách thở hiệu quả

Thở nhanh và không đều là cách chúng ta thường làm khi gặp phải căng thẳng. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì cảm giác lo lắng sẽ không ngừng và tăng lên.

Khi chúng ta thở đúng cách cơ thể sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, không bị chèn ép, nhịp tim cũng được điều hòa ổn định. Bên cạnh đó, thở đúng cách sẽ làm căng phổi tự nhiên. Các bạn có thể áp dụng bài thở như sau: đặt tay lên bụng và tay còn lại lên ngực. Khi hít vào thở ra cố gắng 1 tay giữ nguyên ở vị trí ngực, tay còn lại ép bụng vào. Cách này làm cho phổi được căng và giãn xuống lấp đầy những khoảng trống mà nó tạo ra.

Để đạt hiệu quả bạn phải học cách thở đều đặn khi hít vào thở ra, không nên thở ngắt quãng. Việc hít thở đều cũng như đúng cách sẽ khiến bạn cảm thấy thỏa mái, giảm bớt căng thẳng và điều hòa nhịp tim. Đây là một cách kiềm chế cảm xúc và ổn định tinh thần. Khi bạn cảm thấy stress hãy vươn vai hít thở để lấy lại sự cân bằng.

Học cách thư giãn

Để giảm căng thẳng, lo âu chúng ta phải học cách thư giãn. Thực tế chứng minh thư giãn cơ bắp có thể làm giảm thiểu căng thẳng, lo âu một cách nhanh nhất. Chúng ta có thể thư giãn cơ bằng cách luyện tập yoga vừa cải thiện cơ thể lại tăng hệ miễn dịch đem lại cảm giác thư thái. Hoặc bạn có thể thực hiện những cách căng cơ nhẹ từ 1-2 phút kèm theo hít thở đều đặn sẽ khiến cơ thể được thư giãn xóa tan những mệt mỏi lo âu.

Yoga giúp giảm Stress
Yoga giúp giảm stress

Hay khi bạn cảm thấy lo lắng và mệt mỏi bạn có thể tìm đến những điều mà bạn hứng thú như đọc sách, xem phim, làm gì đó khiến bạn thích và quên đi căng thẳng do stress mang lại.

Khi mắc bệnh vảy nến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, do vậy họ cần nghỉ ngơi. Để có thể tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể người mắc bệnh vảy nến có thể kết hợp chế độ luyện tập như yoga, đạp xe, chạy bộ,nhảy dây.. vừa có sức khỏe lại tăng sức đề kháng.

Bệnh vảy nến khiến người bệnh dễ mắc phải stress và ảnh hưởng của stress đến bệnh vảy nến cũng rất nghiêm trọng. Do vậy chúng ta nên kết hợp song song phương pháp làm giảm stress và cách điều trị bệnh vảy nến. Các bạn nên đến các cơ sở thăm khám uy tín khi có những biểu hiện của bệnh vảy nến để được điều trị kịp thời và tránh các ảnh hưởng xấu như stress.

6 bình luận
  1. Nhiều khi bị bênh đã phải nghĩ nhiều rồi xong lại còn công việc cả vợ con nữa, khong nghĩ cũng ko được

    • Đúng là cuộc sống có rất nhiều việc khiến chúng ta phải suy nghĩ, nhưng để giải quyết mọi thứ thì quan trọng nhất vẫn là phải giữ cho mình được 1 tâm lí thoải mái. Chúc bạn sớm thu xếp được mọi việc và tìm được phương pháp phù hợp cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân nhé.

  2. Khi mới biết tin bị vảy nến, lên mạng đọc cảm thấy cực kỳ hoang mang và lo sợ. Mấy tháng đầu stress nặng nề không dám đi đâu, bệnh thì càng lúc càng nặng (ai thấu nỗi đau này). Giờ lâu dần cũng quen, nghĩ ít đi, tập trung vào chế độ ăn uống, tập luyện và điều trị giờ tiến triển tốt lên rồi.

    • Mong rằng tất cả người bệnh đều có 1 tâm lí thoải mái và chế độ sinh hoạt khoa học như bạn. Chúc bạn mau chóng lấy lại được sức khỏe nhé, cảm ơn bạn vì những chia sẻ !

  3. thời gian đầu lúc nào tôi cũng trong trình trạng căng thẳng mệt mỏi, người bệnh dù là bệnh gì đi chăng nữa cũng sẽ suy nghĩ rất nhiều là điều không tránh khỏi

    • Đúng rồi ạ, đối với bất kể là người mới mắc bệnh hay lâu năm đều sẽ thường suy nghĩ rất nhiều. Nhưng tâm lí thoải mái lại chính là chìa khóa giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh cũng như cuộc sống hàng ngày. Cảm ơn những chia sẻ của anh đến với Y Dược Luân Thành !

Bình luận của bạn