Bệnh chàm môi là hiện tượng những thương tổn như mụn nước, sưng đỏ xuất hiện trên bề mặt da môi người bệnh. Để giúp người bệnh có thêm kiến thức về căn bệnh này, bài viết sẽ cung cấp thông tin bệnh chàm môi là gì, cách điều trị và chăm sóc hiệu quả, giúp da môi nhanh chóng hồi phục trở lại.
Mục lục bài viết
Bệnh chàm môi là gì?
Chàm môi cũng là một trong những bệnh da liễu mãn tính do chàm gây ra. Dấu hiệu để biết bệnh bắt đầu khởi phát là sự xuất hiện của những nốt mụn nước với kích thước nhỏ trên bề mặt da môi.
Biểu hiện của bệnh là những nốt mụn, cảm giác ngứa rát và những phần da môi bị ban đỏ, khiến cho người bệnh cảm giác khó chịu và tâm lý cũng trở nên căng thẳng, mệt mỏi hơn. Sau một khoảng thời gian nhất định, mụn nước sẽ vỡ để dịch thoát ra ngoài và da môi dần trở nên khô ráp, đóng vảy và dần bong tróc để các tế bào có thể tái tạo.
Cách điều trị bệnh chàm môi
Dưới đây là một số cách điều trị bệnh chàm môi phổ biến dựa theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu bệnh bắt đầu khởi phát, bạn nên tham khảo và thực hiện lần lượt từ cách điều trị đầu tiên như sau.
Cung cấp độ ẩm cho da môi
Các bệnh da liễu thường bùng phát và tiến triển nhanh nếu bề mặt da người bệnh không có đủ độ ẩm cần thiết. Do vậy, khi bệnh vẫn còn ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chưa cần đến thuốc Tây y mà thay vào đó là các loại son dưỡng ẩm, kem dưỡng ẩm cho da môi.
Một số loại son dưỡng được nhiều người sử dụng như Bioderma hay Vaseline hoặc các loại son dưỡng có nguyên liệu từ thiên nhiên. Ngoài ra, người bệnh cần uống đủ lượng nước để tránh được tình trạng khô nẻ, ngứa ngáy, khó chịu. Việc uống nhiều nước cũng giúp cho sức đề kháng được cải thiện, những vùng da bị tổn thương do chàm môi gây ra có thể nhanh chóng phục hồi.
Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên
Da môi có độ nhạy cảm cao nên cần thận trọng khi chọn các loại kem bôi, son dưỡng. Một số loại thảo dược tự nhiên có thể giúp người bệnh làm giảm triệu chứng của người bệnh chàm môi là:
- Nha đam: Có khả năng làm dịu những tổn thương do chàm môi gây ra, giúp da môi được cung cấp thêm lượng dưỡng chất cần thiết và luôn duy trì độ ẩm tốt.
- Quả bơ: Trong bơ có nhiều chất tốt cho làn da như vitamin E, axit amin, Omega 3 nên khi sử dụng, người bệnh sẽ cảm thấy da môi mềm mại và ít bong tróc hơn.
- Dầu dừa: Từ lâu, nguyên liệu này đã được chị em phụ nữ sử dụng nhiều trong quá trình làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Khi sử dụng dầu dừa thoa lên môi, da môi sẽ được “trang bị” thêm lớp màng bảo vệ để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập.
>>> Tìm hiểu thêm về bệnh chàm khô ở mặt bằng cách Click tại đây.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Khi bệnh đã ở giai đoạn bắt đầu gây ngứa rát và khó chịu, các tổn thương cũng lan rộng trên da môi thì người bệnh nên thăm khám và nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh có thể tham khảo những loại thuốc phổ biến với bệnh chàm môi dưới đây.
- Thuốc uống: thuốc kháng histamin H1, kháng sinh chống viêm, sưng, thuốc ức chế calcineurin và thuốc kháng nấm.
- Thuốc bôi: thuốc có thành phần corticoid (với loại thuốc này, người bệnh nên nhờ bác sĩ cung cấp thêm thông tin về những cảnh báo và tác dụng phụ trước khi sử dụng).
Bệnh chàm môi kiêng ăn gì?
Cũng như một số bệnh da liễu khác, chàm môi có thể nhanh khỏi hơn hoặc trở nên nghiêm trọng hơn tùy thuộc vào chế độ ăn uống của người bệnh trong quá trình điều trị. Dưới đây sẽ là một số lưu ý để người bệnh có thể giải đáp được những băn khoăn liên quan đến việc bệnh chàm môi kiêng ăn gì.
Chàm môi nên kiêng hải sản
Hải sản thuộc nhóm protein với lượng đạm và canxi dồi dào nên rất nhiều người cho rằng, ăn hải sản là tốt, có thể ăn bất kỳ lúc nào. Thực tế, hải sản có mùi tanh đặc trưng và sở hữu tính lạnh nên có thể khiến bệnh chàm môi trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi người bệnh chàm môi ăn hải sản, vùng da môi bị thương tổn sẽ bị kích ứng, sưng lên và thậm chí dẫn đến tình trạng mưng mủ. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh còn có thể bị nhiễm trùng da và vùng da bị chàm lan rộng ra các khu vực khác.
Kiêng thịt bò, thịt gà
Thịt bò và thịt gà là nguyên liệu phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Khá nhiều người chủ quan vẫn ăn thịt bò và thịt gà trong quá trình điều trị và kết quả là bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Hai loại thịt này gây ngứa nhiều, tăng nguy cơ người bệnh dùng tay gãi lên da môi, khiến bệnh tình ngày càng trở nên phức tạp hơn.
Kiêng nội tạng động vật
Bệnh chàm môi tuy không gây nguy hiểm nhưng lại tạo ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt của người bệnh, khiến người bệnh tự ti hơn khi đối diện, giao tiếp với người khác. Duy trì chế độ dinh dưỡng lãnh mạnh để tránh bùng phát dữ dội.
Nội tạng động vật không chỉ ảnh hưởng xấu tới người bệnh chàm mà còn ảnh hưởng tới mọi bộ phận khác trong cơ thể. Ăn nội tạng sẽ khiến người bệnh bị lan rộng các khu vực đang bị chàm. Điều này có thể khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Kiêng thức ăn cay, nóng
Thức ăn cay, nóng có lẽ là “kẻ thù” của khá nhiều căn bệnh thường gặp. Vị cay giúp kích thức vị giác, khiến người thưởng thức món ăn cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên, khi bị chàm môi, hãy cố gắng không ăn những loại đồ ăn có tẩm nhiều gia vị như ớt, hạt tiêu,… Vùng miệng, môi của người bệnh có thể sẽ bị lở loét và viêm nhiễm ở mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều.
>>> Làm thế nào để nhận biết bệnh chàm ở trẻ nhỏ và điều trị như thế nào để an toàn và hiệu quả cho bé. Tìm hiểu tại link: https://yduocluanthanh.com/benh-cham-o-tre-nho-va-cach-dieu-tri/
Như vậy, qua bài viết hy vọng mọi người đã hiểu rõ bệnh chàm môi là gì, cách khắc phục và đồ ăn cần kiêng khem. Bệnh chàm môi không xuất hiện ở một độ tuổi cụ thể nào mà bất kỳ ai cũng có thể bị mắc bệnh này. Người bệnh khi bắt đầu thấy những triệu chứng của chàm môi cần có kế hoạch điều trị sớm để bệnh không bùng phát sang giai đoạn nặng hơn. Hãy chủ động điều trị sớm để bệnh nhanh chóng biến mất.