Viêm da dị ứng là một dạng tổn thương liên quan trực tiếp đến yếu tố về cơ địa. Do vậy rất khó để chữa khỏi hoàn toàn và dễ tái phát. Người bệnh thường có xu hướng tìm đến Đông y nhiều hơn. Bởi các biện pháp tại nhà vừa góp phần hỗ trợ và cải thiện tình trạng bệnh vừa an toàn lại đơn giản. Vậy viêm da dị ứng tắm lá gì là hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu và áp dụng ngay nhé!
Mục lục bài viết
1. Tổng quan về viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu, hình thành do tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài môi trường. Lúc này, trên da có thể xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, sưng tấy kèm theo ngứa ngáy, đôi khi là nổi mề đay dày đặc hoặc phát ban da.
Các viêm da dị ứng hiếm khi xuất hiện sau lần đầu tiếp xúc với dị nguyên. Có thể sau nhiều tháng hoặc nhiều năm, khởi phát và biến mất sau một khoảng thời gian. Vị trí tổn thương thường là vùng da đầu, trán hay mặt. Nếu dị ứng nặng hoặc không kiểm soát được, viêm da có thể lan rộng đến các khu vực khác đôi khi trở thành viêm da toàn thân.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể chia viêm da dị ứng thành 4 dạng cơ bản, cụ thể:
- Viêm da dị ứng do tiếp xúc.
- Viêm da dị ứng do cơ địa.
- Viêm da dị ứng do thời tiết.
- Viêm da dị ứng do bội nhiễm.
Ngoài ra khi bệnh nhân đồng thời mắc các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, hen suyễn cùng với viêm da dị ứng sẽ làm tình trạng ngứa ngáy nặng nề hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt người bệnh.
Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ do bệnh lý này gây nên, chúng ta có thể dùng các mẹo ngay tại nhà bằng các loại lá thảo dược trong Đông Y. Việc viêm da dị ứng tắm lá gì, công dụng ra sao đã được dân gian chứng minh và áp dụng rộng rãi từ trước đến nay.
2. Ưu nhược điểm khi chữa viêm da dị ứng bằng lá tắm
Trước khi tìm hiểu xem viêm da dị ứng tắm lá gì, chúng ta cùng xem ưu nhược điểm của phương pháp này để hiểu rõ hơn:
Ưu điểm:
- Khi sử dụng các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa sẽ thỏa mãn tính an toàn và lành tính cho da. Bởi xuất phát hoàn toàn từ tự nhiên, phù hợp cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai.
- Đơn giản, dễ thực hiện, có thể áp dụng ngay tại nhà.
- Các nguyên liệu dễ tìm, dễ kiếm và rất quen thuộc với chúng ta.
- Ít xảy ra kích ứng da và các tác dụng phụ nguy hiểm mà khi dùng thuốc Tây Y có thể gặp phải.
- Không tốn kém chi phí, phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh.
Nhược điểm:
- Cách điều trị này chỉ áp dụng với trường hợp viêm da dị ứng nhẹ. Do dược tính có trong thành phần các lá tắm không tác dụng chuyên sâu.
- Hiệu quả các loại lá tắm đem lại chỉ mang tính chất tạm thời, không điều trị được dứt điểm nên có thể tái phát lại.
- Tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh từng người mà tác dụng các phương pháp này mang lại khác nhau, Nhiều trường hợp dùng trong thời gian dài mà bệnh vẫn không thuyên giảm.
- Do tác dụng không mạnh nên đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì mới đem lại kết quả.
Xem thêm: Viêm da cơ địa đối xứng và cách xử lý bệnh an toàn, hiệu quả.
3. Viêm da dị ứng tắm lá gì?
Dưới đây là 10 loại lá được dân gian áp dụng phổ biến nhất:
3.1. Lá chè xanh
Đây là một loại thảo dược lành tính được biết đến và sử dụng rộng rãi, là loại lá tắm trị ngứa dị ứng hiệu quả. Trong lá chè xanh có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm. Hỗ trợ giúp kháng khuẩn, giảm viêm, bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại. Từ đó, tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ do viêm da dị ứng sẽ được thuyên giảm đáng kể.
3.2. Lá ngải dại
Loại dược liệu này trong Đông y được nghiên cứu và dùng để điều trị các bệnh da liễu. Ngải dại là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi viêm da dị ứng tắm lá gì hiệu quả. Ngoài ra, tinh chất ngải dại được Y học hiện đại tìm ra có tác dụng kháng khuẩn, nấm và virus. Đồng thời còn chống viêm rõ rệt, đẩy lùi tình trạng da khô và tróc vảy. Người bệnh có thể đun nước tắm hoặc dùng đắp ngoài sẽ thấy cải thiện rõ rệt.
3.3. Lá bàng non
Vốn là một trong số những vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Đây sẽ là giải pháp hữu hiệu cho câu hỏi viêm da dị ứng tắm lá gì. Lá bàng chứa nhiều hoạt chất như tanin, phytosterol, flavonoid có công dụng chống viêm, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời, làm se vết thương và kích thích tái tạo tế bào da mới.
3.4. Lá trầu không
Trong Đông y, trầu không có tính ấm, vị chát, công dụng ức chế và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn đồng thời giảm ngứa hiệu quả. Có thể tắm hoặc dùng nước cốt đắp lên da, sử dụng khi bị ngứa do viêm da dị ứng.
3.5. Lá khế
Lá khế có tính mát, vị chát, tác dụng tân sinh, giải độc, sát khuẩn, trừ phong nhiệt và tiêu viêm. Cách chữa viêm da dị ứng này được sử dụng cho mọi lứa tuổi, cả trẻ nhỏ và phụ nữ có thai để giảm nhanh các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy và da khô ráp.
3.6. Lá đơn đỏ
Loại lá này nghe khá xa lạ với chúng ta, tuy nhiên đơn đỏ có nhiều công dụng hữu ích như thanh nhiệt, tiêu độc, kháng viêm. Dùng để cải thiện một số bệnh lý trên da như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, mẩn ngứa, nổi mề đay. Đối với lá đơn đỏ có thể vừa kết hợp uống trong vừa tắm ngoài để tăng hiệu quả.
3.7. Lá sài đất
Khi nhắc đến viêm da dị ứng tắm lá gì không thể không kể đến sài đất. Là loại dược liệu khá phổ biến có tính mát, chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho da, dùng trong Đông y chữa ngứa ngáy, mẩn đỏ, nổi mề đay. Sài đất có độ an toàn cao mà lại dễ dàng sử dụng nên được áp dụng nhiều.
3.8. Lá lốt
Trong Đông y, lá lốt mang tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí chỉ thống dùng để chữa viêm da dị ứng. Bên cạnh đó, các hoạt chất như benzyl axetat, alcaloid, flavonoid giúp giảm ngứa, tiêu viêm và kháng khuẩn tốt.
3.9. Lá tía tô
Được biết đến là một loại rau gia vị rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày có mùi thơm và tính ấm. Nhưng hơn thế nữa, tía tô được dân gian xem như một vị thuốc nhờ tính kháng khuẩn mạnh và làm hồi phục các mô da hư hại và tổn thương.
3.10. Lá ngải cứu
Từ xưa, ngải cứu chỉ được sử dụng với khả năng hoạt huyết của mình. Nhưng ngoài ra, nó còn được dùng để giải đáp thắc mắc về các bệnh lý về da liễu như viêm da dị ứng tắm lá gì. Nhờ vào cơ chế kìm hãm và ức chế sự phát triển các chủng vi khuẩn gây bệnh cho da, giảm nguy cơ bội nhiễm.
Xem thêm: Viêm da cơ địa tắm lá gì để nhanh khỏi bệnh?
4. Những lưu ý khi sử dụng lá tắm chữa viêm da dị ứng
Không chỉ dừng ở việc nghiên cứu xem viêm da dị ứng tắm lá gì mà người bệnh cũng nên lưu ý một số điểm sau:
- Rửa sạch lá trước khi tiến hành nấu nước để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn.
- Khi xuất hiện tình trạng lở loét, tiết dịch, mưng mủ hay có dấu hiệu nhiễm trùng tại vị trí tổn thương thì nên dừng việc áp dụng các mẹo lại.
- Tránh tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng như hải sản, phấn hoa, hóa chất…
- Đối với những người có cơ địa nhạy cảm đôi khi có thể gặp kích ứng nên có thể thử với vùng da khỏe mạnh trước sau đó mới áp dụng lên vị trí tổn thương.
- Nên kết hợp với việc dùng thuốc hoặc kem bôi để tác động một cách toàn diện, tăng hiệu quả điều trị.
Sử dụng Kem bôi da Phục Liễu Bì với thành phần 100% từ dược liệu. Trong đó có thể kể đến một số tinh chất nổi bật như ngải dại, lá bàng, dầu hạnh nhân hay dịch chiết hạt nho… Chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm khi kết hợp tắm nước lá với dùng kem bôi da tại chỗ bởi các thành phần đều an toàn và đã được y học kiểm nghiệm.
Sau khi tắm xong bạn nên thoa một lớp kem mỏng lên vùng da tổn thương, cảm giác dễ chịu và tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt hơn rất nhiều so với việc chỉ dùng nước lá để tắm.
5. Các bước nấu nước lá tắm chữa viêm da dị ứng
Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá tươi, sau đó đem ngâm trong dung dịch nước muối loãng khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Bước 2: Cho vào nồi với khoảng 2-3 lít nước và một thìa muối hạt, đun sôi kỹ trong vòng 10 phút.
Bước 3: Đổ ra thau hoặc chậu, thêm nước mát vừa đủ ấm để tắm và vệ sinh vùng da bị bệnh. Có thể dùng bã lá chà xát nhẹ nhàng lên da để nâng cao tác dụng của phương pháp. Nên tiến hành 1 lần/ngày, sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.