Chàm bội nhiễm ở bà bầu là tình trạng xảy ra thường xuyên, xuất phát từ những sự thay đổi đột ngột trong cơ thể người phụ nữ. Qua bài viết, bạn đọc sẽ có thêm thông tin về nguyên nhân gây bệnh, ảnh hưởng của bệnh lên sức khỏe thai phụ cũng như phương hướng điều trị mau chóng hồi phục nhất.
Mục lục bài viết
Nguyên nhân, triệu chứng của chàm bội nhiễm ở bà bầu?
Khi bệnh chàm có những diễn biến nặng thì các bác sĩ chuyên khoa da liễu gọi đó là chàm bội nhiễm. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ đang mang thai có thể bị chàm bội nhiễm và những triệu chứng thường gặp phải.
Nguyên nhân bà bầu bị chàm bội nhiễm
- Hệ miễn dịch và sức đề kháng bị suy giảm: Quá trình mang thai sẽ dẫn đến những thay đổi cả về bên ngoài và bên trong cơ thể phụ nữ. Hệ miễn dịch cũng nằm trong số đó. Khi hệ miễn dịch suy yếu, chỉ cần những tác nhân nhỏ cũng khiến cho sức đề kháng không thể chống cự được nên dẫn tới chàm bội nhiễm.
- Các loại hormone trong cơ thể thay đổi: Việc thay đổi nội tiết sẽ khiến cho thai phụ gặp những biến đổi trên làn da và hình dáng như là: Tăng cân, da dẻ không được hồng hào như trước, trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị ngứa, dễ bị nhiễm khuẩn…
- Vệ sinh và chăm sóc da không cẩn thận: Dù xã hội đã hiện đại hơn nhưng một số bà bầu vẫn hạn chế tắm giặt, vệ sinh cơ thể. Thực tế, việc không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, cẩn thận sẽ khiến những tác nhân gây ra các bệnh da liễu có cơ hội tự phát.
- Ngoài ra, một số thai phụ mới chỉ bị chàm ở mức độ nhẹ nhưng lại không chú ý dưỡng ẩm da thường xuyên nên bệnh có diễn biến nặng, trở thành chàm bội nhiễm.
Triệu chứng khi bị chàm bội nhiễm
- Ở giai đoạn đầu, từng mảng ửng đỏ sẽ xuất hiện trên da và dần lan ra thành các vùng có kích thước rộng hơn.
- Ở các giai đoạn tiếp theo, dấu hiệu của chàm bội nhiễm sẽ rõ rệt hơn qua những nốt mụn nước xuất hiện trên vùng da bị thương tổn. Sau khi rỉ dịch và vỡ hoàn toàn, chúng sẽ khô lại và biến thành lớp dày sừng trên da.
- Lớp sừng có độ dày đáng kể cộng với độ khô, nhám của bề mặt da bị ảnh hưởng sẽ thường xuyên xảy ra hiện tượng nứt nẻ, chảy máu.
Ảnh hưởng của bệnh đến phụ nữ đang mang thai
Bệnh chàm không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng lại có yếu tố di truyền nên khả năng mai sau con bạn bị chàm là điều có thể. Đối với bà bầu, việc lựa chọn các sản phẩm điều trị là vô cùng khó khăn vì lo ngại những tác dụng phụ ảnh hưởng đến bé. Cũng đã có rất nhiều trường hợp từ chối điều trị khiến các triệu chứng của bệnh càng trở nên nặng hơn.
Dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng bệnh khiến tâm trạng các bà bầu trở nên tệ hơn. Lí do là, càng về đêm, nhiệt độ và độ ẩm giảm đi, người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy, khó chịu, đau rát nhiều hơn so với ban ngày. Những bất tiện này khiến bà bầu bị chàm nhiễm bội khó ngủ, trở nên nhạy cảm hơn, chán chường và dễ cáu gắt với người xung quanh.
>>> Tìm hiểu thêm bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại link: https://yduocluanthanh.com/benh-cham-da-o-tre-so-sinh/
Cách khắc phục chàm bội nhiễm ở bà bầu
Có nhiều cách điều trị chàm bội nhiễm ở bà bầu khác nhau. Tuy nhiên, với bà bầu, việc dùng thuốc bôi, thuốc uống đều phải hết sức cẩn trọng. Không nên tiếp tục kéo dài điều trị nếu phương pháp đó để lại tác dụng phụ.
Áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
Dưới đây là một số lưu ý để chăm sóc mẹ bầu bị chàm bội nhiễm hiệu quả nhất, góp phần giúp quá trình điều trị được thuận lợi hơn. Dĩ nhiên, những phương pháp chữa chàm bội nhiễm cho bà bầu này an toàn hơn rất nhiều:
- Tắm nước ấm hoặc mát để tránh gây tổn hại đến lớp màng bảo vệ và duy trì được độ ẩm của da.
- Các loại xà phòng phù hợp cho những người bệnh chàm là những sản phẩm dịu nhẹ, không có chất tẩy mạnh, ưu tiên những sản phẩm có hương liệu tự nhiên. Các bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm dầu tắm gội dược liệu Diệp Hồng Nhan.
- Dưỡng ẩm thường xuyên cho da để tránh hiện tượng nứt nẻ.
- Không mặc những bộ trang phục có chất vải dày, nóng bức và bó sát. Việc da bị ma sát với trang phục nhiều sẽ khiến vùng da bị chàm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh các tác nhân có thể gây ra bệnh như bụi bẩn, hóa mỹ phẩm, phấn hoa…
- Xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh với chế độ ăn đầy đủ các loại thực phẩm đa dạng và ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin tốt cho da như vitamin E, C hay D.
- Chườm đá lạnh lên vùng da bị thương để giảm cảm giác ngứa, rát và tránh được việc đưa tay lên gãi.
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày để có thể đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu
Đối với thuốc Tây y, mang lại hiệu quả khắc phục nhanh chóng nhưng dễ gây các tác dụng phụ nếu dùng sai liều lượng, lạm dụng thuốc. Vì thế, phụ nữ mang thai càng phải thận trọng khi sử dụng.
- Các loại thuốc bôi: Nên chọn các loại thuốc lành tính, đặc biệt dành cho da nhạy cảm để hạn chế tối đa kích ứng khi sử dụng. Ngoài ra, các loại thuốc bôi có chiết xuất từ thiên nhiên cũng được khuyên dùng bởi không có tác dụng phụ, ít rủi ro tới sức khỏe thai kỳ. Trước khi sử dụng, cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.
- Các loại thuốc uống: Thuốc uống thường có tác dụng phụ, không an toàn tuyệt đối cho bà bầu nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và làm theo chỉ định. Các bác sĩ thường hạn chế kháng sinh, thuốc đặc trị cho bệnh mà thay vào đó, họ tư vấn cho các bà bầu bị chàm sử dụng thêm các loại viên uống hỗ trợ như thuốc chứa các loại lợi khuẩn (Probiotic) hoặc thuốc có chứa vitamin E…
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng cũng như ảnh hưởng của bệnh chàm bội nhiễm ở bà bầu để bạn đọc tham khảo. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp thêm một số mẹo khi chăm sóc thai phụ bị chàm để quá trình điều trị nhanh chóng, hạn chế tái phát. Để lựa chọn được sản phẩm tốt nhất hỗ trợ điều trị chàm cho bà bầu, các bạn liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 096.567.1087 nhé!
Huyền
Mình đang bầu 7 tháng mà ngứa lắm,mình có nên đi viện khám k ạ.tắm dầu tắm bên bạn ook chứ?tư vấn giúp mình với 0345776821
YduocLuanThanh
Chào bạn, bên mình sẽ gọi điện tư vấn cho bạn sớm nhất ạ.
Phạm Minh Hiên
Sản phẩm này dùng cũng dễ chịu ngứa ngáy cũng giảm nhưng hơi lâu. 1 tháng rồi mà thấy giảm nhưng chưa khỏi
YduocLuanThanh
Chào bạn, bên mình là sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên đánh sâu vào căn nguyên gây bệnh nên sẽ có tác dụng chậm hơn các loại thuốc Tây y. Bạn kiên trì sử dụng theo đúng chỉ định để đạt được kết quả tốt nhất nhé!