Vảy phấn hồng kiêng ăn gì, kiêng làm gì để tránh tái phát?

Khi bị bệnh ngoài việc sử dụng các loại thuốc, sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, việc ăn uống, sinh hoạt cũng rất được quan tâm. Việc cung cấp các chất dinh dưỡng giúp làm tăng sức đề kháng tuy nhiên cũng có thực phẩm có tác dụng ngược. Các cụ ngày xưa vẫn nói “Có kiêng có lành”. Vậy bệnh vảy phấn hồng kiêng ăn gì? Kiêng làm gì để hạn chế sự phát triển của bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu.

1. Vảy phấn hồng kiêng ăn gì?

Bạn có thể thở phào nhẹ nhõm bởi đa phần người mắc bệnh vảy nến phấn hồng sẽ tự khỏi sau từ 6 đến 8 tuần. Đây cũng là bệnh lành tính không nguy hiểm tới người bệnh mà chỉ gây mất thẩm mỹ, suy giảm chất lượng cuộc sống. Thế nhưng, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm hoặc kéo dài thời gian bị bệnh, làm tăng tình trạng tái phát. Vậy vảy phấn hồng kiêng ăn gì?

1.1. Vảy phấn hồng kiêng ăn đồ ăn cay nóng

Với các loại đồ ăn cay, nóng như tiêu, cà ri, tỏi, ớt… là kẻ thù của vảy nến phấn hồng và các thể vảy nến khác. Chúng là 1 trong số những tác nhân làm cho phản ứng bất lợi hệ miễn dịch cũng như làm tăng các phản ứng lên da. Thêm vào đó, các đồ ăn cay, nóng khiến người bệnh nóng trong người, các vùng da bệnh càng ngứa ngáy, khó chịu. Hệ quả của nó là việc gãi mạnh khiến vùng da tổn thương, chảy máu…

Vảy phấn hồng kiêng ăn đồ cay nóng
Vảy phấn hồng kiêng ăn đồ cay nóng

1.2. Các đồ ăn dễ dị ứng cũng cần kiêng với bệnh nhân vảy nến phấn hồng

Vảy nến phấn hồng bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào việc người bệnh có kiêng hoặc hạn chế được các đồ ăn dễ dị ứng như hải sản tôm, cua, ốc, sò, cá biển, các loại đậu phộng, trứng, sữa… Đặc biệt, những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm thì cần rất lưu ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống. Thay vì sử dụng các đồ ăn trên bạn có thể ăn nhiều rau xanh, hoa quả giúp cơ thể tăng đề kháng.

1.3. Hạn chế, tránh sử dụng các chất kích thích

Việc sử dụng rượu bia luôn được khuyến cáo đối với người bị vảy nến. Rượu làm thay đổi hóa ứng bạch cầu và thay đổi lượng tế bào lympho T. Chính bởi vậy sẽ sản sinh nhiều lớp da chết tạo nên vảy nến.

Thuốc bôi điều trị vảy phấn hồng cũng là một cách chữa trị hiệu quả nhưng bạn nên chọn các loại thuốc từ thiên nhiên và được bác sỹ chỉ dẫn, tư vấn và kê đơn theo đúng liều lượng. Trong thời gian điều trị cần tránh uống rượu, bia hay các chất kích thích để giúp giảm thời gian khỏi, hạn chế tái phát.

Chất kích thích ảnh hưởng đến bệnh
Chất kích thích ảnh hưởng đến bệnh

>>> Xem thêm bệnh vảy phấn hồng có để lại sẹo không tại đây.

2. Vảy phấn hồng cần tránh những gì?

2.1. Vảy nến phấn hồng cần tránh bụi bẩn, vi khuẩn

Bụi bẩn khiến cho vùng da vảy nến vốn đã tổn thương trở nên nhiễm trùng nặng nề thêm, gây khó khăn trong điều trị. Hạn chế tới nơi bụi bẩn, che chắn vùng da bệnh phù hợp, vệ sinh cơ thể sạch sẽ chính là cách hỗ trợ điều trị vảy nến an toàn.

2.2. Tránh bị côn trùng cắn khi bị vảy nến phấn hồng

Bệnh nhân vảy nến phấn hồng đặc biệt tránh bị côn trùng cắn, bởi bất kỳ 1 tác động nào cũng khiến vùng da bệnh tổn thương nặng thêm, gây ngứa và nhiễm trùng. Cách trị vảy nến phấn hồng tại nhà là việc tránh bị côn trùng cắn như: kiến cắn, muỗi đốt… kèm theo đó là sử dụng các loại thực phẩm làm dịu da, thanh nhiệt, giải độc.

2.3. Tránh tia cực tím với bệnh nhân vảy nến phấn hồng

Các nhà khoa học cho hay, tia cực tím trong ánh nắng của mặt trời chính là khắc tinh của bệnh vảy nến phấn hồng và nhiều bệnh lý về da. Hơn thế, tia cực tím còn là yếu tố gây ra lão hóa da, ung thư da. Bệnh nhân vảy nến phấn hồng cần tránh ánh nắng mặt trời từ 10 đến 16 giờ trong ngày, mặc quần áo dài khi phải ra ngoài. Thế nhưng, người bệnh vẫn cần tắm nắng sớm trước 8 giờ sáng. Ở thời điểm này có nhiều tia tốt cho da, tăng đề kháng.

Tia cực tím làm hại da
Tia cực tím làm hại da

2.4. Tránh hóa chất kích ứng với bệnh nhân vảy nến phấn hồng

Lời khuyên cho bệnh nhân vảy nến là tránh các hóa chất kích ứng như các nước tẩy rửa, mỹ phẩm, kem bôi… các loại mỹ phẩm có thành phần hóa học có thể khiến vùng da bệnh trầm trọng hoặc kích ứng bệnh nặng thêm, lây lan sang nhiều vùng da trên cơ thể. Đặc biệt, mỹ phẩm cũng được đưa vào danh sách bệnh vảy nến phấn hồng cần kiêng nếu bạn muốn mau khỏi, hạn chế để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

2.5. Tránh stress, lo âu

Tuy nguyên nhân của vảy nến phấn hồng chưa được xác minh nhưng những căng thẳng, lo âu, stress chính là tác nhân khiến bệnh xuất hiện và trầm trọng thêm. Vì vậy, đảm bảo luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh tự ti, mặc cảm về bản thân, luôn vui vẻ để có cách chữa vảy nến phấn hồng hiệu quả nhất.

3. Người bệnh vảy nến phấn hồng nên ăn gì?

Những thực phẩm mà người bệnh vảy nến phấn hồng nên thêm vào thực đơn dinh dưỡng của mình như:

  • Thực phẩm chứa nhiều Omega-3: những thực phẩm như cá hồi, cá basa… có tác dụng ức chế các phản ứng gây viêm giúp làm giảm sự tái phát của bệnh.
  • Vừng đen: trong vừng đen chứa nhiều dầu béo và viatmin E giúp da trở nên khỏe mạnh và căng mịn hơn.
  • Bông cải xanh: bông cải xanh chứa nhiều axit folic giúp tổng hợp kháng thể nâng cao hệ miễn dịch.
  • Ngao sò: đây là thực phẩm chứa nhiều kẽm có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ sung các dưỡng chất cho da.
  • Uống nhiều nước: cung cấp nước cho cơ thể sẽ giúp da chắc khỏe hơn.

Với câu hỏi vảy phấn hồng kiêng ăn gì, làm gì đã có câu trả lời. Các bạn nên thực hiện và tuân thủ theo những lời khuyên này nếu muốn tình trạng bệnh giảm nhanh, không để lại sẹo hay hạn chế tái phát ở mức thấp nhất. Bên cạnh đó bạn cũng không nên bỏ qua việc luyện tập thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh phòng tránh các bệnh về da hiệu quả.

4 bình luận
  1. Bị mấy bệnh về da này khổ lắm, động chạm vào cái gì cũng phải gang tay. Tắm rửa cũng không dám xài xà bông. Khổ thực sự.

    • Mình chịu khó kiêng khem, sử dụng sản phẩm điều trị, có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để có được sức khỏe tốt nhất nhé.

  2. Mình cũng đang bị cái này, thích ăn đồ cay lắm mà phải kiêng, chán thật sự.

    • Bệnh của bản thân nếu muốn kiểm soát tốt thì phải hạn chế kiêng khem hết mức có thể mới mau chóng bình phục được bạn nhé.

Bình luận của bạn