Viêm da cơ địa là căn bệnh da liễu không còn quá xa lạ. Viêm da gây các cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Người bệnh thường lo lắng viêm da cơ địa có lây không, lây qua những con đường nào? Tại bài viết này, hãy cùng Y dược Luân Thành giải đáp những thắc mắc này nhé!
Mục lục bài viết
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý viêm ngoài da thường gặp. Đây là một dạng tổn thương trên bề mặt ngoài da, khiến cho cơ thể luôn trong tình trạng ngứa ngáy bức rức. Triệu chứng này xảy ra với tất cả mọi người không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Nếu không biết cách điều trị bệnh sẽ lại tái phát nhanh.
Những giai đoạn của viêm da cơ địa:
- Giai đoạn cấp: Những nốt ban xuất hiện nhỏ li ti.
- Giai đoạn bán cấp: Đây là giai đoạn xuất hiện những nốt ban nhỏ khiến cơ thể cảm giác ngứa rát khó chịu.
- Giai đoạn mãn tính: Những nốt ban có dấu hiệu bong tróc ra.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa
- Môi trường ô nhiễm: Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể viêm da. Bởi ảnh hưởng của khói bụi, nhiễm bẩn hay thời tiết thay đổi thất thường.
- Cơ địa nhạy cảm: Bản chất cơ địa chính là yếu tố khiến cho cơ thể phản ứng và phát ra viêm da cơ địa.
- Các bệnh lý khác như là: Vệ sinh cơ thể chưa đúng cách, công việc áp lực khiến bản thân bị stress, sức đề kháng cơ thể khá yếu, cơ địa quá nhạy cảm… Những yếu tố đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn dễ bị xâm nhập nhanh vào cơ thể.
- Di truyền: Theo các chuyên gia nghiên cứu thì viêm da cơ địa cũng có tính di truyền. Nhất là đối với những người trong gia đình thì tỷ lệ mắc bệnh thường cao hơn người khác.
- Độ tuổi: Có đến 90% tình trạng viêm da cơ địa tự khởi phát.
- Do đặc tính của da: Thường sẽ phát sinh ở trẻ em và phụ nữ nhất. Bởi vì 2 nhóm đối tượng này có làn da mỏng và dễ bị tổn thương nhất.
>>> Viêm da cơ địa kiêng ăn gì? Tìm hiểu ngay tại link nhé: https://yduocluanthanh.com/viem-da-co-dia-kieng-an-gi/
Triệu chứng khi xảy ra viêm da cơ địa
- Xảy ra những tình trạng mẩn đỏ ngoài da, khiến cho làn da bong tróc. Cũng có một số trường hợp là vùng da sẽ bị ngứa phần da đầu.
- Da xuất hiện những đám đỏ, bề mặt da xuất hiện mụn nước nhỏ, tiết dịch và không có vảy.
- Sau khi mụn nước xuất hiện thì các vùng da sẽ có cảm giác phù nề, nóng rát khiến cho cơ thể trở nên nặng nề.
- Ngoài các triệu chứng trên thì người bị bệnh còn gặp những tình huống như cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, stress, căng thẳng và có thể sụt cân trầm trọng.
Bệnh viêm da cơ địa có lây không?
Bệnh viêm da cơ địa là bệnh lý về da thường hay xảy ra. Khi mắc bệnh, người bệnh thường đặt ra câu hỏi “Bệnh viêm da cơ địa có lây không?”. Bởi vì một số kỳ thị và những người xung quanh luôn né tránh, khiến cho bản thân bị mất tự tin, sợ tiếp xúc lây lan đến nhiều người.
Nhưng thực tế, đó là quan niệm cực kỳ sai lầm. Viêm da cơ địa không có khả năng lây lan từ người sang người. Bởi vì viêm da cơ địa là bệnh mạn tính chủ yếu do cơ địa và nhiều yếu tố đã nêu ở trên nên không liên quan đến việc lây nhiễm.
Bên cạnh đó, tuy không lây sang người nhưng bệnh lại có thể lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể một cách nhanh chóng. Bệnh rất dễ tái phát nếu không lựa chọn đúng phương pháp cũng như những cách chăm sóc phù hợp. Viêm da nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khó lường đối với sức khỏe. Do đó, thay vì hoảng hốt lo sợ bệnh có lây lan hay không, hãy tìm ra những phương pháp chữa trị đúng cách.
Xem thêm: Nguyên nhân trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt và cách điều trị.
Những đối tượng dễ bị viêm da cơ địa
Căn bệnh viêm da có thể xảy ra với nhiều người không phân biệt độ tuổi hay giới tính, tuy nhiên bệnh thường gặp nhất ở:
- Trẻ em: Thống kê cho thấy trẻ em có tỷ lệ mắc viêm da cơ địa rất cao và thường khó điều trị dứt điểm.
- Những người có cơ địa nhạy cảm: Một số người sinh ra cơ thể dễ bị dị ứng, làn da dễ bị tổn thương mẩn ngứa. Mặc dù, đã có phương pháp chăm sóc da nhất định nhưng tình trạng viêm da cơ địa xuất phát theo đợt.
- Người làm việc ở nơi có môi trường ô nhiễm: Đối với cơ thể khỏe mạnh nhưng thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, hóa chất cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Bản thân tình trạng sức khỏe yếu kém: Đối với những bệnh nhân hay hen suyễn, viêm mũi dị ứng… cũng là đối tượng của căn bệnh viêm da cơ địa này.
Cách chăm sóc người bị viêm da cơ địa
Chăm sóc vệ sinh cơ thể mỗi ngày
Ngâm mình với nước ấm massage nhẹ nhàng cỡ khoảng 15 – 20 phút. Hạn chế sử dụng những chất tẩy rửa, mà chỉ nên dùng những dòng sản phẩm xà phòng tắm có độ pH trung tính, dịu nhẹ an toàn cho da. Để đảm bảo an toàn, các bạn nên lựa chọn những dòng dầu gội, sữa tắm dược liệu.
Dưỡng ẩm cho cơ thể
Người bị viêm da thường có làn da rất khô, do vậy khi tắm xong nên dùng dưỡng ẩm thoa đều lên vùng da. Chú ý, nên sử dụng đều đặn để thấy được hiệu quả rõ rệt.
Sử dụng thuốc tây
Nên sử dụng thuốc bôi kháng histamin có tác dụng giảm ngứa cho da và chống dị ứng. Sản phẩm an toàn khá cao nên có thể dùng trong điều trị viêm da cơ địa ở mặt. Lưu ý: nên sử dụng phương pháp điều trị này một cách hợp lý. Các bạn cần tuân theo mọi chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng sử dụng thuốc một cách đột ngột để hạn chế tối đa những tác dụng phụ. Để đảm bảo an toàn, các bạn có thể sử dụng những phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng dân gian, tuy nhiên phương pháp này chỉ nên sử dụng đối với những người viêm da nhẹ.
Ngoài ra, bệnh viêm cơ địa cần tránh những yếu tố sau:
- Hạn chế đặt tay lên vùng da bị tổn thương hay cào bấu ở vùng da bị viêm.
- Không nên sử dụng chất kích thích.
- Tránh xa chất bảo quản và phụ gia thực phẩm.
- Bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin.
- Nên chăm sóc vệ sinh bản thân sạch sẽ.
Xem thêm: Ngứa lòng bàn chân ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị.
Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm da và trả lời được câu hỏi viêm da cơ địa có lây không. Hãy luôn cùng đồng hành với Y dược Luân Thành để biết thêm nhiều thông tin chia sẻ về bệnh. Mọi thắc mắc về bệnh cũng như sản phẩm hỗ trợ điều trị, các bạn liên hệ ngay hotline 096.567.1087.