Bệnh chàm, một trong những căn bệnh về da khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và mất thẩm mỹ. Chàm là căn bệnh mãn tính có thời gian điều trị dài, chính vì vậy người bệnh thường lo sợ bệnh chàm da có chữa được không, bao lâu thì khỏi? Tại bài viết này, hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu câu trả lời nha!
Mục lục bài viết
Bị bệnh chàm có lây không?
Bệnh chàm là một bệnh da liễu gây viêm da, dị ứng và tổn thương ở vùng thượng bì với đặc trưng là các mụn nước li ti trên nền da đỏ. Mụn nước khi chín sẽ vỡ ra, khô lại và bong tróc vảy từng mảng kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, nứt nẻ, gây khó chịu cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh chàm thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hoặc những ai có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dị ứng, kích ứng da.
Di truyền là một trong những yếu tố gây bệnh chàm. Điều này khiến đa số người nghĩ rằng chàm hoàn toàn có khả năng lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên câu trả lời là KHÔNG!
Theo các nghiên cứu khoa học, nguyên nhân do di truyền không chiếm đa số các ca mắc bệnh chàm. Bệnh chàm trên da phát sinh chủ yếu là do cơ địa của từng người, tiếp xúc nhiều với hóa chất, xi măng, mạt gỗ,… hoặc thói quen sinh hoạt hàng ngày. Bệnh chàm không do một loại vi khuẩn hay virus nào gây nên. Vậy nên nếu gia đình bạn đang có trẻ nhỏ hoặc người lớn bị chàm mãn tĩnh, bạn không cần quá lo lắng mà có thể thoải mái chăm sóc người bệnh.
Một lưu ý nhỏ là, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi chăm sóc cho người bị chàm hoặc chăm sóc cho vết chàm của mình. Bởi vì bệnh chàm tuy phổ biến và không quá nguy hiểm nhưng lại dai dẳng và dễ tái nhiễm. Không nên chủ quan bôi các loại thuốc dân gian không qua kiểm định để điều trị chàm.
Bệnh chàm da có chữa được không?
Bệnh chàm khô có chữa được không là nỗi băn khoăn của người bệnh. Chàm là bệnh mạn tính chủ yếu do cơ địa của người bệnh, chính vì vậy chàm có thể tự khỏi khi cơ địa trở về trạng thái ổn định, tuy nhiên xác suất là rất ít. Các phương pháp điều trị bệnh chàm hiện nay chỉ có tác dụng làm giảm tính trạng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là dùng thuốc để điều trị kết hợp với chế độ ăn hợp lý, kiêng các thực phẩm dễ gây kích ứng.
Do nguyên nhân gây bệnh chàm rất đa dạng nên trước khi tiến hành chữa trị, việc xác định chính xác nguyên nhân là rất cần thiết. Tuy nhiên xác nhận nguyên nhân gây chàm thực sự không dễ, đặc biệt đối với chàm ở trẻ em và chàm khô. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho việc điều trị bệnh chàm dai dẳng, kéo dài.
Bạn nên tạo thói quen không tiếp xúc nhiều lên vùng da bị chàm. Các hành động như gãi, chà, hoặc đôi khi đơn giản là sờ rất dễ làm da tổn thương nặng nề thêm. Da yếu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng viêm da có mủ, nhiều trường hợp cơ địa da không “lành” còn có thể để lại sẹo xấu, ảnh hưởng đến tâm lý và tính thẩm mỹ của người bệnh.
Dù là bệnh ngoài da phổ biến nhưng tuyệt đối không được chủ quan khinh bệnh, không điều trị. Nếu bệnh diễn biến nặng sẽ kéo dài dai dẳng không lành hoặc dễ tái phát vào lần sau.
Điều trị căn bệnh da liễu phổ biến như chàm gặp rất nhiều khó khăn. Không phải do bệnh nặng mà là do ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt của từng người cũng như điều kiện thời tiết, điều kiện làm việc. Bệnh chàm da khô có chữa được hay không đôi khi cần dựa vào thói quen ăn uống, vệ sinh của mỗi người,… chứ không phải thuốc. Người bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối những khuyến cáo từ bác sĩ để có thể giảm được các triệu chứng của căn bệnh này.
Một số phương pháp điều trị cho người mắc bệnh chàm
Dùng lá ổi chữa chàm
Lá ổi là loại thực vật an toàn có tính kháng khuẩn tốt. Tác dụng y học nổi trội của lá ổi là phục hồi tổn thương nên được dùng để chữa trị vết chàm. Bạn có thể sử dụng lá ổi chữa chàm rất đơn giản như hướng dẫn dưới đây:
Lấy một nắm lá ổi tươi, rửa sạch và dùng tay vò thật nát. Tiếp theo, bạn cho thêm khoảng 200ml nước sạch, đun sôi lên trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn bỏ hỗn hợp ra bát để nguội bớt rồi dùng khăn bông sạch thấm nước ổi và chấm nhẹ lên vùng da bị bệnh.
Lưu ý, tiếp tục thoa đều nhẹ nhàng từ 10-15 phút. Lá ổi giúp làm dịu vùng da bị ngứa và giảm tấy đỏ. Bạn cũng có thể áp dụng cách làm tương tự với lá trầu hoặc là trà xanh.
>>> Trẻ sơ sinh bị chàm ở mặt thì phải làm sao? Tìm hiểu ngay!
Điều trị bệnh chàm với dầu dừa
Như chúng ta đã biết, dầu dừa là một trong những dung dịch từ thiên nhiên lành tính, dễ tìm mua. Dầu dừa có khả năng làm ẩm da, xoa dịu vết thương rất tốt nên cực kỳ phù hợp với những ai muốn điều trị bệnh chàm khô. Lưu ý, sử dụng dầu dừa tốt nhất là trong giai đoạn chàm đang tróc vảy.
Bạn có thể dùng một ít dầu dừa thoa lên vùng da chàm, sử dụng các ngón tay massage nhẹ nhàng trong 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Vùng da chàm khi bỏng vảy sẽ trở nên mềm, ẩm, bớt khô rát hơn rất nhiều.
Các phương pháp điều trị bệnh chàm như trên tuy mang lại hiệu quả đáng kể nhưng chỉ phù hợp với những ai bị mắc chàm nhẹ, giai đoạn đầu, chàm nhỏ và không lan ra nhiều vị trí. Nếu như đã sử dụng các phương pháp trên trong thời gian từ 3 – 4 ngày mà bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ để xin lời khuyên.
Trên đây là những thông tin về bệnh chàm da, chàm khô. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức để phòng bệnh chàm và điều trị bệnh hiệu quả. Chúc bạn nhiều sức khỏe!