Viêm da tiếp xúc côn trùng có thể được xếp vào bệnh dịch vào những mùa hình thành và phát triển của côn trùng (thường từ tháng 6 đến tháng 9). Khi da người tiếp xúc trực tiếp với nọc độc kích ứng từ ong, bướm, kiến, giời… sẽ gây sưng tấy, mụn mủ và chảy nước. Tình trạng này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại sẹo và thâm trên cơ thể. Chính vì thế, mọi người nên học cách phòng tránh và xử lý nếu gặp trường hợp tương tự xảy ra.
Mục lục bài viết
Những loại côn trùng dễ gây viêm da
Có rất nhiều loại côn trùng có thể gây ra viêm da theo từng cấp độ khác nhau tùy theo độc tính trong cơ thể chúng. Một số loại khiến da ngứa rát, tổn thương tạm thời rồi tự hết. Tuy nhiên cũng không ít loại bào mòn biểu bì da, gây biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là 3 dạng côn trùng điển hình mà mọi người nên tránh xa nếu không muốn rước họa:
Kiến ba khoang (paederus fuscipes)
Kiến ba khoang là một loại côn trùng cực kỳ nguy hiểm, nọc độc của nó gấp gấp 12-15 lần rắn hổ mang.
Loại kiến này thường xuyên xuất hiện trong công trường, nhà ở, ruộng lúa, khu dân cư… rất thích ánh sáng và bóng điện, thường xuyên chui rúc vào mùng mền, quần áo. Viêm da do kiến ba khoang đốt có thể ở nhiều mức độ khác nhau phụ thuộc vào lượng chất độc xâm nhập.
Các vùng da tổn thương do kiến ba khoang thường xuất hiện ở mặt, ngực, vai, gáy và tai. Tổn thương này có dạng đỏ rát, xuất hiện thành từng đám, cộm và có mụn nước li ti ở giữa. Các vết thương sẽ lan sang các vùng da khác khi bị dính dịch. Một vài trường hợp có triệu chứng sốt nhẹ và nổi hạch.
Bọ giời
Nguyên nhân dẫn đến bệnh giời leo trên da là do sự tiếp xúc với acid photpho hữu cơ có trong dịch tiết của bọ giời.
Bọ giời thuộc ngành chân khớp, giống rết, thường sống ở những nơi ẩm thấp như gầm giường, tủ quần áo, chăn mùng… Khi bị giời leo, cơ thể sẽ sốt nhẹ từ một đến 2 ngày sau đó bắt đầu sưng đỏ, hình thành và vỡ mụn nước khiến vết thương lở loét. Bệnh cũng có thể lây lan sang người khác qua tiếp xúc thông thường nên các bạn cần lưu ý khi xử lý những vết giời leo này nha.
Sâu ban miêu
Sâu ban miêu là loại bọ xít lửa, nằm trong nhóm côn trùng cực độc có khả năng gây phồng da. Độc tố của sâu này cũng tương tự kiến ba khoang nếu lỡ dính vào mắt có thể phá hủy giác mạc.
Có nhiều người không biết sâu ban miêu, tưởng đây chỉ là sâu bọ bình thường nên không ít trường hợp bị kích ứng, ngộ độc và phải đến bệnh viện để cấp cứu.
Những biểu hiện của viêm da tiếp xúc côn trùng
Mỗi loại côn trùng đều có một loại độc tính khác nhau, nhưng biểu hiện ban đầu đều tương đương nhau. Thường thì vùng da bị dính độc tố sẽ ngứa, rát và đỏ, cảm giác nóng bừng như vừa bị bỏng xong.
Từ ngày thứ hai trở đi, nếu để ý sẽ thấy lớp sừng trên da bị tổn thương, hình thành mụn nước li ti và lan dần sang những vị trí khác. Ngứa ngáy, đau rát khiến cơ thể cảm giác khó chịu, một vài trường hợp có thể kèm theo nóng sốt.
Ngoài ra, khi mụn nước khô lại, da sẽ bong ra giống hệ tình trạng bị phỏng bô, xung quanh vết thương xuất hiện mủ, màu sắc có thể đỏ, vàng hoặc trắng tùy theo cấp độ. Đặc biệt, nó có thể lan rộng ra những vị trí khác và lở loét liên tục nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.
Tìm hiểu chi tiết những triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc, tham khảo ngay tại đây.
Hậu quả của viêm da tiếp xúc côn trùng khi không điều trị kịp thời
Viêm da tiếp xúc côn trùng tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng trong một vài trường hợp nếu không biết cách điều trị có thể gây nhiễm trùng.
Việc lở loét do kích ứng từ côn trùng khiến cho cơ thể đau nhức, khó chịu, không ngủ thẳng giấc và tự ti khi diện đồ ngắn. Đồng thời, lại khiến mọi người tránh xa vì sợ lây nhiễm.
Nhiều người cho rằng việc da bị dị ứng do côn trùng là điều bình thường, có thể tự hết mà không cần lo lắng. Thế nhưng, bạn đã lầm, có nhiều loại côn trùng cực độc, có thể làm thủng giác mạc và để lại thâm sẹo cả đời.
Những biện pháp phòng ngừa cần thiết
Có rất nhiều biện pháp hỗ trợ ngăn chặn sự hình thành và phát triển của côn trùng gây hại, dưới đây là một số việc làm giúp hạn chế hiệu quả:
- Thường xuyên lau dọn vệ sinh nơi ở và làm việc.
- Tránh bày biện quá nhiều thứ trong nhà để công gian thoáng mát.
- Nên chặt hết bụi rậm, cây cối um tùm.
- Thường xuyên phun thuốc diệt côn trùng định kỳ.
- Nên tắt đèn trước khi ngủ vì côn trùng rất ưa sáng.
- Thường xuyên cọ rửa nhà vệ sinh, bồn đựng nước.
- Dọn sạch tủ quần áo, chăn màn trước khi ngủ.
Cách điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng
Khi phát hiện tình trạng viêm da tiếp xúc côn trùng điều cần làm là rửa sạch vết thương bằng nước lạnh, có thể dùng nước ấm để khử bớt độc tố do dịch tiết để lại. Dưới đây là một số cách xử lý khi bị côn trùng kích ứng:
- Sát khuẩn bằng nước muối sinh lý: dùng nước muối rửa trực tiếp lên vết thương sau đó lấy bông gòn chà nhẹ để làm sạch. Cách này giúp loại bỏ độc tố, ngăn chặn vết thương lan rộng và tránh nhiễm trùng.
- Thuốc tím: đây là loại thuốc bôi được dùng trong y tế, thoa trực tiếp lên vết thương sau khi được làm sạch, giúp sát khuẩn, điều trị trường hợp viêm nhiễm, nấm ngứa. Người bệnh cũng hay sử dụng thuốc này khi tiếp xúc trực tiếp với côn trùng.
- Thuốc bôi khác: Nếu trường hợp vết thương nặng, chảy nước, mủ máu và lan rộng thì nên chuyển qua bôi castellani, milian. Đây là hai loại thuốc có khả năng kháng khuẩn giúp hạn chế sự tổn thương lên bề mặt da.
- Thuốc uống: thường thì người bệnh chỉ dùng kháng sinh để uống khi xuất hiện tình trạng nóng sốt và viêm nặng.
Phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng gây ra đơn giản hơn so với các bệnh viêm da cơ địa hay dị ứng khác, thời gian phục hồi nhanh hoặc lâu tùy thuộc vào vết thương ở da.
Viêm da tiếp xúc côn trùng nhìn thì đơn giản nhưng nếu thờ ơ lại gây tổn thương da nghiêm trọng. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải cẩn thận phòng ngừa và chủ động xử lý khi gặp tình trạng trên. Hy vọng bài chia sẻ này có thể giúp ý được mọi người trong việc điều trị và ngăn ngừa kích ứng hiệu quả.