Viêm da tiếp xúc, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý kích ứng trên da thường gặp và không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh gây ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh cũng như các triệu chứng sẽ góp phần không nhỏ trong phòng tránh và điều trị bệnh.

Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc là một dạng của bệnh viêm da cơ địa được hình thành do sự tiếp xúc của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng. Nó khiến cho da bị sưng tấy, ngứa rát thậm chí bong tróc, lở loét nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh này khiến chúng ta mặc cảm, tự ti và trở nên xấu xí trong mắt người khác.

Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?
Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?

Tùy thuộc vào tính chất của bệnh, các chuyên gia da liễu chia bệnh lý này thành 3 loại:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng
  • Viêm da tiếp xúc ánh sáng

Mặc dù là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Đây là tình trạng tổn thương da do các vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm trên da và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Tại sao lại xảy ra tình trạng viêm da tiếp xúc?

Tùy thuộc vào từng loại viêm da tiếp xúc, các tác nhân gây bệnh cũng khác nhau như:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: xảy ra do phản ứng dị ứng khi làn da tiếp xúc với các chất dị nguyên. Tình trạng này thường gặp ở những người có làn da nhạy cảm. Nguyên nhân chủ yếu là do da tiếp xúc với kim loại như đồng, vàng, niken, nước hoa, mỹ phẩm, giày dép, quần áo, nọc độc côn trùng (kiến ba khoang, muỗi, ong…)
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: xảy ra do da bị cọ xát hay tiếp xúc với những yếu tố gây kích ứng như: tiếp xúc nhiều với nước có tính kiềm, kim loại dạng lỏng, hóa chất, các chất tẩy rửa…
  • Viêm da tiếp xúc ánh sáng: đây là bệnh lý hiếm gặp, xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.

Ngoài những tác nhân trên, bệnh có thể khởi phát do:

  • Cơ địa: những người có cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng khi gặp phải các chất dị nguyên. Hơn thế, chúng còn dễ bị nấm, vi khuẩn tấn công gây tổn thương da.
  • Di truyền: theo thống kê, nếu cha, mẹ mắc bệnh viêm da tiếp xúc, con của họ có nguy cơ mắc bệnh lên đến 70%.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: đây là nguyên nhân chính khiến cơ thể không thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt: một số thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, các chất kích thích…

Cách nhận biết viêm da tiếp xúc?

Viêm da  có thể nhận biết trực tiếp thông qua mắt thường. Nếu bạn gặp một trong những dấu hiệu sau chắc chắn đang da đang bị kích ứng :

  • Da bắt đầu nóng đỏ và có dấu hiệu ngứa râm ran.
  • Vùng da tổn thương xuất hiện mẩn đỏ, mụn nước li ti.
  • Da bong tróc nhăn nheo và nổi sần.
  • Sau 2-3 ngày bọng nước vỡ ra, chảy dịch vàng, khô lại và phục hồi sau 3-5 ngày.
  • Đối với trường hợp nặng, vùng da tổn thương lan rộng, kèm bọng nước, lở loét da, dễ gây viêm nhiễm và hoại tử.
Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc
Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc

Cách phòng bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc có thể phòng ngừa và hạn chế, nếu mọi người thực hiện đúng các biện pháp dưới đây:

  • Tránh sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường.
  • Nên sử dụng bao tay, ủng khi tiếp xúc với chất tẩy rửa hóa học (viêm, bột giặt, nước tẩy quần áo, thuốc nhuộm…).
  • Tuyệt đối không ăn uống các loại thực phẩm đã có tiền sử dị ứng trước đó.
  • Thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống.
  • Bổ sung vitamin A, B, C đầy đủ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không đến gần các loại côn trùng có nọc độc (ong, kiến ba khoang, sâu ban miêu…).

Cách điều trị viêm da tiếp xúc an toàn 

Phương pháp dân gian điều trị viêm da tiếp xúc

Ngâm trực tiếp với nước lá khế

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trong lá khế có thành phần sát khuẩn, chống viêm và giảm kích ứng nhanh chóng. Ngoài việc được sử dụng để điều trị rôm sảy cho bé, lá khế còn được dùng để chữa các bệnh viêm da tiếp xúc.

Nguyên liệu:

  • 300 gram lá khế tươi.
  • 1 nồi nước 2 lít.

Cách thức thực hiện:

  • Rửa thật sạch lá khế rồi vò nát.
  • Cho lá khế trực tiếp vào nồi nước đun thật sôi.
  • Để nước nguội sau đó ngâm hoặc rửa trực tiếp vùng da bị viêm.

Vì đây là cách chữa dân gian nên thường phải kiên nhẫn thực hiện mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần sẽ thấy kết quả.

Lá khế có tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh
Lá khế có tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh

Dùng lá chè xanh 

Chè xanh là thứ lá dễ tìm, có thể mua tại các chợ lớn nhỏ ở cả miền quê hay thành phố. Việc dùng chè xanh để trị bệnh đã có từ rất lâu. Hợp chất polyphenol, flavonoid cùng chất chống oxy hóa trong chè giúp cho da kháng khuẩn, giảm sưng đỏ và phục hồi da nhanh chóng.

Nguyên liệu:

  • 200 gram lá chè tươi.
  • 1 nồi nước 2 lít.

Cách thức thực hiện:

  • Rửa lá chè xanh cho kĩ.
  • Cho nồi nước kèm lá đun sôi.
  • Để cho nước nguội sau đó dùng bông gòn thấm nước lau vùng da tổn thương. Hoặc trực tiếp tắm để giải nhiệt, làm sạch cơ thể.

Điều trị viêm da tiếp xúc bằng Tây y

Sử dụng thuốc bôi điều trị bệnh

  • Thuốc tím: Trong nhiều trường hợp da nhiễm khuẩn nặng, có dấu hiệu lan rộng và lây lan ra các vị trí khác. Pha thuốc tím với nước, sau đó rửa vùng da bị tổn thương. 
  • Dung dịch Jarish: có khả năng làm sạch vết thương, hạn chế tình trạng nhiễm trùng, nhằm cải thiện triệu chứng viêm da kích ứng. Dùng bông cồn thấm dung dịch sau đó lau rửa quanh vết thương hoặc phần da mẩn đỏ, bong tróc. Dùng ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Kem Diprosone: đây là dạng thuốc mỡ, bôi ngoài da có tác dụng kháng viêm, dùng cho trường hợp viêm nhẹ hoặc trung bình. Thoa mỗi ngày 2 lần để da mau lành.
Sử dụng kem bôi trong điều trị bệnh
Sử dụng kem bôi trong điều trị bệnh

Điều trị bằng thuốc uống

  • Histamin H1: Kháng sinh được dùng trong trường hợp da bị viêm nặng, xuất hiện tình trạng sốt nhẹ, hoặc vết thương lan rộng. Nên sử dụng thuốc uống theo đơn kê của bác sĩ, theo đúng liều lượng, tránh tự ý dùng khi chưa có hướng dẫn.
  • Non-steroid: đây là thuốc chống viêm mủ khi có dấu hiệu phù nề, sốt cao. Thuốc có tác dụng tăng khả năng miễn dịch, ứng chế nhiễm khuẩn và giảm sưng nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc này phải được chỉ định thì mới được dùng. Vì phần lớn thuốc tây đều gây tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.
Thuốc uống có tác dụng chữa bệnh nhanh chóng
Thuốc uống có tác dụng chữa bệnh nhanh chóng

Hỗ trợ điều trị bằng sản phẩm từ thiên nhiên

Các phương pháp dân gian an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng loại bỏ các dị nguyên bên ngoài. Tây y, tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng dễ để lại những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy phương pháp nào là tốt nhất cho người bệnh?

Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp trên, ngày nay các sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thiên nhiên là xu hướng được người bệnh hướng tới. Trong đó, không thể không nhắc đến bộ sản phẩm chất lượng của Y dược Luân Thành.

Viên uống Thiên Phục Liễu: tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh từ sâu bên trong cơ thể.

Kem bôi Phục Liễu Bì: làm sạch da, kháng khuẩn, làm dịu da, điều trị bệnh từ bên ngoài. Không những thế, kem bôi còn giúp tái tạo làn da mới một cách nhanh chóng. Sự kết hợp trong uống ngoài bôi này đa giúp cho hàng ngàn người bệnh thoát khỏi những cơn ngứa ngáy, khó chịu của bệnh.

Dầu tắm gội dược liệu Diệp Hồng Nhan: để đảm bảo an toàn cho da, tránh khỏi các tác nhân gây kích ứng. Diệp Hồng Nhan giúp làm sạch da một cách nhẹ nhàng, kết hợp tắm và gội giúp người bệnh thuận tiện hơn.

Bộ sản phẩm chất lượng cho người bệnh viêm da tiếp xúc
Bộ sản phẩm chất lượng cho người bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xuất hiện ngày một nhiều, do đó, mọi người không nên thờ ơ khi gặp những tình trạng bất thường trên da. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích, giúp được nhiều người phòng tránh cũng như vượt qua bệnh lý khó chịu này.