Lo lắng, băn khoăn hay phân vân là tâm lý chung của các bậc cha mẹ khi thấy trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt. Vậy tình trạng này xuất phát do đâu, có nguy hiểm đến con hay không và làm thế nào để điều trị đúng cách và hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để giải đáp cho vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt nguyên nhân do đâu?
Da nổi nốt đỏ giống bị muỗi đốt là tình trạng khá phổ biến và thường hay gặp ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi. Khi gặp phải tình trạng này, da của trẻ sẽ xuất hiện các cục màu đỏ, sần và khi sờ vào thấy cứng chắc, nổi cộm; có thể bị ngứa ngáy, khó chịu kèm theo trầy xước da do gãi. Phần lớn nguyên nhân gây ra hiện tượng này đến từ các bệnh lý về da liễu hoặc do một số nguyên nhân khác.
1.1. Trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt do bệnh lý về da liễu
Trẻ bị nổi mẩn đỏ giống muỗi đốt là biểu hiện hay gặp nhất của bệnh chàm. Bệnh chàm – Eczema biểu hiện đặc trưng bởi tình trạng viêm lớp nông của da, cấp hay mạn tính, tiến triển thành từng đợt và thường hay tái phát. Nguyên nhân gây ra bệnh rất phức tạp, do cả yếu tố liên quan đến bên trong lẫn bên ngoài.
Khi bệnh chàm tiến tới giai đoạn cấp tính, dịch thoát ra từ các mạch máu bị giãn trong lớp biểu bì của da gây phù nề, sưng. Dịch này hình thành các mụn nước hoặc mụn rộp, khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa như muỗi đốt. Còn khi bệnh ở giai đoạn mãn tính thì ít phù và mụn hơn nhưng lớp biểu bì và lớp sừng da trở nên dày cứng do trẻ hay gãi và chà xát.
1.2. Dị ứng thời tiết khiến trẻ bị nổi nốt đỏ giống muỗi đốt
Da của trẻ nhỏ còn yếu và rất nhạy cảm, nên thường hay gặp phải tình trạng dị ứng với thời tiết, có thể là do quá nóng hay quá lạnh. Khi bị dị ứng, da của trẻ sẽ nổi các nốt đỏ giống như bị muỗi đốt. Tình trạng này có thể xuất hiện ở tay, chân hoặc thậm chí là toàn thân.
1.3. Trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt do nổi mề đay
Nổi mề đay là tình trạng xuất hiện các nốt đỏ giống như bị muỗi đốt, có hình dạng và kích thước lớn kèm theo cảm giác ngứa rát và nóng, gây khó chịu cho trẻ. Thông thường, phụ huynh sẽ thấy trẻ bị nổi nốt đỏ ở lưng, một số ít bị nổi mẩn ở bụng hoặc tay chân.
1.4. Nổi nốt đỏ trên da do dị ứng thuốc
Nguyên nhân trẻ bị dị ứng do thuốc thường khá ít gặp. Trường hợp này chỉ xảy ra với một số ít trẻ em do cơ thể quá mẫn cảm với một thành phần nào đó có trong thuốc. Đối với những trường hợp dị ứng nhẹ thì tình trạng này sẽ hết sau vài ngày. Nhưng nếu nghiêm trọng có thể gây ra phù Quincke, hồng ban, thở khó…
Xem thêm: Bệnh chàm da có chữa được không?
2. Trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà mức độ nguy hiểm có thể khác nhau. Do đó, việc theo dõi và xác định các yếu tố khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa như muỗi đốt là rất quan trọng. Trong trường hợp, trẻ bị chàm thì phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám để có phương hướng điều trị kịp thời.
Chàm được coi là một căn bệnh da liễu rất đáng lo ngại, đặc biệt với những trường hợp tổn thương diện rộng có nhiễm khuẩn kèm theo ở trẻ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, để bệnh tiến triển nặng thì sẽ có nguy cơ tử vong là từ 1-9%.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có khoảng 30-50% chàm do cơ địa có thể phát triển thành bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô. Ngoài ra bệnh chàm còn gây ra một số biến chứng khác như: nhiễm trùng da, nhiễm nấm, viêm da, các bệnh về mắt như viêm kết mạc, đục thủy tinh thể và làm giảm thị lực. Tuy nhiên, căn bệnh này sẽ không thực sự nguy hiểm nếu như chúng ta phát hiện và sử dụng thuốc kịp thời.
Nếu trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt là do các nguyên nhân khác như dị ứng, mề đay hay phát ban da… thì đa số các trường hợp này đều ở mức độ nhẹ và có thể thuyên giảm khi chăm sóc tại nhà.
3. Các phương pháp điều trị cho trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt
3.1. Một số mẹo được dùng tại nhà
Các mẹo này chỉ có thể áp dụng được với những trường hợp trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt là do các nguyên nhân dị ứng nhẹ thông thường.
- Chườm lạnh: phương pháp này tương đối đơn giản, dễ thực hiện giúp giảm nhanh các triệu chứng như nóng rát, ngứa ngáy. Nếu vùng da bị tổn thương không lớn dùng khăn mát chườm, còn nếu toàn thân thì có thể tắm cho trẻ bằng nước lạnh để xoa dịu cơn khó chịu cho trẻ.
- Bôi tinh dầu bạc hà hoặc tắm bằng lá bạc hà tươi: Vì trong bạc hà có chứa hoạt chất menthol giúp mát da, giảm đau, giảm ngứa và nóng rát.
- Tắm cho trẻ sử dụng lá chè xanh: Lá chè có tác dụng kháng viêm và chống ngứa tốt cho trẻ.
Xem thêm: Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết.
3.2. Sử dụng thuốc
Với những trường hợp trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt kéo dài và lan rộng do dị ứng gây nên thì có thể sử dụng thuốc uống hay bôi để cải thiện tình trạng khó chịu này như: Thuốc kháng Histamin H1 (clorpheniramin, loratadin, cetirizine…).
Khi trẻ bị chàm thì việc sử dụng thuốc cần phải được cân nhắc kỹ càng. Cần thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Thông thường, các thuốc bôi ngoài da có nguồn gốc từ dược liệu sẽ được ưu tiên lựa chọn trong trường hợp này.
Kem bôi da Phục Liễu Bì với các thành phần hoàn toàn có nguồn gốc từ dược liệu, an toàn và hỗ trợ hiệu quả trong các bệnh về da như: Chàm, viêm da, vảy nến, lang ben, hắc lào… Cha mẹ có thể yên tâm tuyệt đối khi sử dụng cho trẻ bởi Kem bôi da Phục Liễu Bì không gây kích ứng da đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp giấy chứng nhận số 6066/20/CBMP-HN.
Để có được thông tin đầy đủ về sản phẩm trước khi lựa chọn, phụ huynh có thể tham khảo tại đây.
4. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt
Làn da của trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi các tác động cũng như là nhân tố bên ngoài môi trường. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên trang bị những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ làn da cho bé. Để cải thiện tình trạng nổi nốt đỏ trên da trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm, kem bôi có chứa thành phần gây dị ứng cho trẻ.
- Vệ sinh nhà cửa, giặt chăn nệm thường xuyên và giữ không gian nhà ở thoáng khí để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng, lông động vật.
- Đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay cho trẻ mỗi khi ra ngoài.
- Rửa tay trước và sau khi vệ sinh vùng da bị nổi nốt đỏ cho bé.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc từ tự nhiên.
- Sử dụng bông tăm khử trùng khi bôi thuốc cho bé để hạn chế tối đa vi khuẩn tiếp xúc với làn da của bé.
- Thường xuyên cắt tỉa móng tay, móng chân cho bé, tránh tình trạng gãi gây xước da, kích ứng da.
- Thoa kem dưỡng ẩm cho bé khi tắm xong để tránh tránh tình trạng khô, nứt nẻ da
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, có chất liệu mềm mịn cho trẻ.
Y dược Luân Thành luôn luôn đồng hành cùng các bậc phụ huynh bảo vệ và chăm sóc cho trẻ. Chúc bạn đọc và gia đình luôn có sức khỏe dồi dào!