Nổi mề đay mãn tính nguy hiểm như thế nào?

Mề đay mãn tính là một trong những bệnh da liễu khá phổ biến thường xảy ra ở nhiều lứa tuổi, bệnh có các biểu hiện dai dẳng gây phiền toái cho những ai mắc phải. Vậy làm thế nào để nhận biết mình có đang bị nổi mề đay mãn tính hay không và điều trị bệnh như thế nào? Tìm hiểu ngay cùng chúng tôi nhé!

Tổng quan về bệnh mề đay mãn tính

Bệnh nổi mề đay mãn tính là gì?

Khi các tình trạng mề đay (mày đay) kéo dài trên 6 tuần và gây ra nhiều biểu hiện khó chịu cho người bệnh người ta gọi đó là mề đay mãn tính (hay mày đay mãn tính). Mề đay mãn tính đặc trưng bởi tình trạng nổi sẩn ngứa, phát ban trên da, xuất hiện các nốt ban đỏ với những kích thước khác nhau và có thể liên kết thành từng mảng lớn, nổi gồ trên bề mặt da, phân biệt với các vùng da khác. Bệnh mang lại cảm giác nóng rát, ngứa ngáy khiến người bệnh khó chịu.

Nổi mề đay có thể xuất hiện ở các vị trí như: chân, tay, cổ… hay thậm chí sẽ nổi mẩn đỏ khắp người. Mề đay mãn tính xảy ra thường xuyên, kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải.

Người bệnh mề đay mãn tính
Người bệnh mề đay mãn tính

Nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay mãn tính

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mề đay mãn tính, trong đó tình trạng bệnh có thể khởi phát do những nguyên nhân sau đây:

  • Thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên như: phấn hoa, sâu bướm hay một số thực phẩm như (hành, tỏi…), môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn…
  • Do dị ứng hay tác dụng phụ của thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây mẩn ngứa và nổi mề đay mãn tính.
  • Do ký sinh trùng: các loại ký sinh trùng phổ biến như: giun sán, bọ chét…
  • Căng thẳng, mệt mỏi: Yếu tố tâm lý căng thẳng, mệt mỏi cũng là nguyên nhân gây ra sự suy giảm dehydroepiandrosterone sulfate ở bệnh mề đay mãn tính.
  • Mề đay tiếp xúc: Việc ma sát với quần áo, giày dép và một số vật dụng cá nhân khác tiếp xúc với da có  thể gây ra nổi mề đay.
  • Sự tăng giảm nồng độ tế bào Lympho trong bạch cầu: tế bào Lympho trong cơ thể tăng giảm vượt mức trung bình chính là nguyên nhân gây các bệnh tự miễn, trong đó có mề đay mãn tính.
  • Mề đay mãn tính vô căn: nhiều trường hợp mề đay không xác định được chính xác nguyên nhân gây mề đay, sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, mề đay mãn tính còn có thể xảy ra do một trong những hệ quả khi bạn mắc các bệnh lý ung thư hay tuyến giáp…

Kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân mề đay mạn
Kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân mề đay mạn
Thay đổi nồng độ Lympho trong máu gây mề đay mãn tính
Thay đổi nồng độ Lympho trong máu gây mề đay mãn tính

Triệu chứng thường gặp của bệnh mề đay mãn tính

Một số triệu chứng điển hình của mề đay mãn tính như sau:

  • Da xuất hiện sẩn ngứa và phát ban kéo dài hơn 6 tuần.
  • Tổn thương da gây ngứa nhẹ và ngứa âm ỉ kèm theo cảm giác nóng, rát.
  • Trên da xuất hiện hàng loạt các mẩn đỏ, có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể.
  • Các vết mẩn ngứa có thể thay đổi về hình dạng kích thước và có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều.
  • Nặng hơn, mề đay có thể gây ra tình trạng phù mạch, sưng phồng 1 số vùng da như: mắt, tai, môi…
Mề đay có thể gây ra tình trạng phù mạch, sưng phồng ở 1 số vùng da
Mề đay có thể gây ra tình trạng phù mạch, sưng phồng ở 1 số vùng da

Bệnh mề đay mãn tính có nguy hiểm không?

Mề đay mãn tính mặc dù có đặc tính dai dẳng và dễ tái phát nhưng ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên mề đay mãn tính gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra, nếu không kiểm soát và biết cách điều trị, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Thâm nhiễm da: Do đặc tính kéo dài và gây ngứa khó chịu. Vì thế, người bệnh thường có xu hướng gãi hay chà xát lên những vùng da điều này sẽ làm tăng nguy cơ trầy xước, tổn thương da. Nếu tình trạng kéo dài có thể khiến da dày sừng và thâm nhiễm.
  • Chàm hóa da: Mề đay kéo dài, việc tái phát liên tục làm tăng nguy cơ chàm hóa, sẹo thâm trên da.
  • Tạo điều kiện phát triển các bệnh dị ứng khác: Nếu không được điều trị, mề đay mãn tính có thể kích thích các bệnh lý dị ứng phát sinh như: viêm mũi dị ứng, hen suyễn…
Hen suyễn, viêm mũi dị ứng là những bệnh lý đi kèm nếu như không kiểm soát tốt mề đay
Hen suyễn, viêm mũi dị ứng là những bệnh lý đi kèm nếu như không kiểm soát tốt mề đay

Phương pháp chăm sóc và điều trị bệnh nổi mề đay mãn tính

Điều trị bệnh bằng thuốc tây

Khi bị mề đay mãn tính kéo dài, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên môn để kiểm tra và chỉ định các loại thuốc uống phù hợp. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc trị mề đay mãn tính khác nhau. 

Việc điều trị bệnh mề đay bằng thuốc Tây có tác dụng giúp làm giảm khả năng tổn thương da, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng mẩn ngứa lan rộng sang các vùng da khác. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng thuốc Tây và không nên lạm dụng thuốc, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Điều trị nổi mề đay mãn tính bằng Đông Y

Hiện nay thuốc Đông Y có nguồn gốc thảo dược điều trị các căn bệnh mãn tính, trong đó có bệnh mề đay mãn tính được rất nhiều người tin tưởng và áp dụng. Bởi tính an toàn cao và cho hiệu quả bền vững, giúp điều trị mề đay tận gốc.

Thay vì chỉ điều trị triệu chứng như Tây Y, Đông Y chú trọng đến điều trị từ tập trung loại bỏ căn nguyên nhằm mang lại hiệu quả lâu dài, đồng thời tăng cường đề kháng cho người bệnh. Từ đó giúp các triệu chứng bệnh dần biến mất và hẹn chế tối đa khả năng tái phát. Bên cạnh đó, thành phần thảo dược giúp thuốc Đông Y an toàn, không tác dụng phụ với nhiều đối tượng người dùng.

Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh mề đay mãn tính

  • Tắm lá chè xanh: Dùng lá chè xanh rửa sạch và cho vào nồi nước đun sôi. Dùng pha nước tắm hàng ngày, khi tắm dùng lá chè bóp nát xoa nhẹ lên vùng da bị bệnh. Hoặc bạn có thể pha lá trà uống hàng ngày để thanh lọc và giải nhiệt cơ thể.
  • Thoa lá kinh giới: Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới và giã nát với 1 nhúm muối. Sau đó, thoa vào vùng da bị bệnh.
  • Tắm lá khế tươi: Dùng 1 nắm lá khế tươi đun với nước để làm nước tắm hàng ngày cũng mang lại hiệu quả rất tốt.

Chi tiết các mẹo chữa bệnh mề đay an toàn và hiệu quả tại nhà, các bạn tham khảo ngay tại link: https://yduocluanthanh.com/8-cach-chua-me-day-tai-nha-hieu-qua/

Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh mề đay mãn tính
Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh mề đay mãn tính

Lưu ý: Áp dụng những phương pháp ở trên hàng ngày mới mang lại kết quả tốt. Trong trường hợp mề đay không thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường nên dừng lại và đến gặp bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ và tư vấn một cách tốt nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn có cái nhìn tổng quát về bệnh mề đay mãn tính, từ đó có biện pháp điều trị bệnh một cách hiệu quả. Chúc bạn mau khỏi bệnh và luôn khỏe mạnh. Hãy luôn theo dõi trang web để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Để giải đáp những thắc mắc mọi thông tin liên quan đến dị ứng mề đay và những sản phẩm tại Y dược Luân Thành, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 096.567.1087 để được tư vấn những thông tin bổ ích.

2 bình luận
  1. cho em hỏi mề đay thì thường điều trị bên mình có lâu không và dùng thuốc loại gì ạ?

    • Chào bạn, thời gian điều trị bệnh còn phụ thuộc lớn vào tình trạng bệnh, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt nữa bạn nhé. Đối với bệnh mề đay bên tôi sử dụng viên uống Thiên Phục Liễu và kết hợp thêm kem bôi Phục Liễu Bì để hỗ trợ điều trị. Để chắc chắn, bạn có thể tìm hiểu thêm những Feedback của người bệnh tại link: https://yduocluanthanh.com/feedback-category/phan-hoi-benh-me-day/

Bình luận của bạn