8 cách chữa mề đay tại nhà an toàn và hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp được truyền miệng về cách điều trị mề đay tại nhà đơn giản và hiệu quả, nhưng sự thật có đúng là như vậy không ? Hôm nay hãy cùng Y dược Luân Thành đi tìm hiểu 8 cách chữa mề đay tại nhà được đa số người bệnh tin tưởng sử dụng mỗi ngày nhé. Trước tiên hãy xem mề đay là gì và đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh.

Mề đay là gì?

Bệnh mề đay (dị ứng mề đay) là tình trạng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy kéo dài khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Tình trạng tổn thương trên da thường là cấp hoặc mãn tính, phổ biến ở mọi lứa tuổi và giới tính nhưng đặc biệt ghi nhận xuất hiện phổ biến hơn ở phụ nữ.

Tuy bệnh không lây từ người này sang người khác nhưng lại có khả năng di truyền cho thế hệ sau. Theo thống kê thì tỉ lệ di truyền cho con cái là khoảng 20%, nếu trong gia đình có cả bố và mẹ mắc bệnh thì con số này sẽ lên tới 50%.

Bệnh mề đay là gì ? Biểu hiện của bệnh mề đay
Bệnh mề đay là gì? Biểu hiện của bệnh mề đay

Đâu là nguyên nhân gây nên căn bệnh này?

Một số nguyên nhân phổ biến thường gặp có thể kể ra gồm:

  • Do yếu tố di truyền
  • Dị ứng thực phẩm
  • Dị ứng với thời tiết
  • Côn trùng cắn
  • Dị ứng với lông động vật
  • Dị ứng phấn hoa
  • Dị ứng mỹ phẩm
  • Dị ứng thuốc
  • Biến chứng ngoài ý muốn của một số bệnh lý khác
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh mề đay
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh mề đay

Có những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh như:

  • Yếu tố về giới tính: Nếu như để ý các bạn sẽ thấy tỷ lệ mắc ở nữ giới thường cao hơn nam giới rất nhiều.
  • Độ tuổi: Những người trẻ tuổi thường có nguy cơ mắc cao hơn người đã trưởng thành.

>>> Tìm hiểu thêm về bệnh mề đay Cholinergic.

8 cách chữa mề đay tại nhà hiệu quả

1. Đánh vào tận gốc nguyên nhân gây bệnh

Nhiều người bệnh chỉ loay hoay tìm cách điều trị mà không hề quan tâm đến việc vì sao bản thân bị mắc bệnh. Tìm ra nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ nó cũng chính là một trong những cách chữa mề đay tại nhà hiệu quả nhất.

  • Các nguyên nhân phổ biến gồm có: Căng thẳng mệt mỏi, côn trùng cắn, nhụy và phấn hoa, các loại hóa mỹ phẩm, đồ quá chật gây ra cọ sát liên tục, thời tiết, thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, thịt nhiều đạm…), lông động vật…
  • Ngoài ra có một số trường hợp đặc biệt không thể tìm được ra nguyên nhân gây bệnh.

2. Chườm đá và tắm nước mát

Chườm khăn đá (hoặc khăn lạnh) và tắm nước mát giúp giảm đi các tình trạng nổi mẩn phù nề, ngứa rát và sưng ở người mề đay. Giải pháp tạm thời này có thể kiểm soát được sự lan rộng của các vùng tổn thương, làm dịu các vùng da đó trong một khoảng thời gian ngắn.

  • Chườm đá (hoặc khăn lạnh): Chỉ nên sử dụng khi các vùng tổn thương không quá rộng. Trước khi chườm bạn cần làm sạch vùng da tổn thương sau đó chườm khăn hoặc túi đá lạnh lên da, xoa đều nhẹ nhàng khoảng 10-15 phút sẽ thấy được hiệu quả tức thì.
  • Tắm nước mát: Nếu vùng da tổn thương quá rộng và khó sử dụng chườm đá, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng cách tắm nước mát. Giúp hạn chế các vùng mề đay trên da lan rộng, giảm ngứa ngáy và nóng rát khó chịu cho người bệnh.
Chườm đá lạnh là giải pháp tạm thời rất hữu hiệu với mề đay
Chườm đá lạnh là giải pháp tạm thời rất hữu hiệu với mề đay

3. Chữa mề đay bằng lá khế

Trong các bài thuốc dân gian xưa để lại, lá khế luôn được sử dụng như một vị thuốc điều trị các bệnh về da như vảy nến, viêm da cơ địa, mẩn ngứa nổi mề đay… Lá khế có công dụng đào thải độc tố, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm và kháng khuẩn, giúp làm dịu các vùng da tổn thương.

Đun uống nước lá khế

  • Chuẩn bị 20-30 gram lá khế.
  • Rửa thật sạch bụi bẩn sau đó để ráo nước.
  • Đun sôi với 1-2 lít nước sau đó thả lá vào và để lửa nhỏ khoảng 5-10 phút rồi tắt bếp.
  • Sử dụng khi vẫn còn ấm hoặc để nguội, dùng hết trong ngày và không để sang đến ngày hôm sau.

Sử dụng làm nước tắm

  • Lấy 1 nắm lá khế còn tươi, rửa sạch với nước.
  • Cho vào nồi nấu cùng khoảng 2 lít nước, chờ cho nước sôi sau đó tắt bếp và để nước nguội bớt.
  • Sử dụng tắm hoặc ngâm rửa những vùng da bị tổn thương.
  • Nên áp dụng cách này từ 3-4 lần/tuần.
Bài thuốc dân gian hiệu quả
Bài thuốc dân gian hiệu quả

4. Sử dụng lá chè xanh

Lá chè xanh có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. Hợp chất polyphenol trong trà xanh cũng mang lại tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm tình trạng mẩn ngứa nổi mề đay, rôm sảy hay viêm da cơ địa rất tốt. Ngoài ra sử dụng trà xanh thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, phòng tránh bệnh tiểu đường và ổn định huyết áp.

Dùng trà xanh để uống

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi (nên chọn những lá còn tươi nguyên, không vàng úa hay dập nát).
  • Rửa sạch và ngâm với nước muối (10-15 phút), sau đó để ráo nước.
  • Cho lá chè vào ấm cùng với 1 lượng nước đủ dùng sau đó đun sôi.
  • Sử dụng lúc còn ấm hoặc lạnh tùy vào sở thích của mỗi người, hãy uống mỗi ngày để thấy được hiệu quả mà chè xanh đem lại cho sức khỏe của chúng ta.
Thưởng thức trà xanh mỗi ngày và tận hưởng những lợi ích mà nó mang lại.
Thưởng thức trà xanh mỗi ngày và tận hưởng những lợi ích mà nó mang lại

Đun nước tắm với trà xanh

  • Các bước chuẩn bị cũng như trên, lấy 1 nắm lá chè xanh sau đó ngâm rửa với nước muối và để cho ráo nước.
  • Vò nhẹ lá chè rồi cho vào nồi đun sôi cùng với lượng nước vừa đủ tắm khoảng 10-15 phút.
  • Để nguội nước chè hoặc cũng có thể hòa thêm nước lạnh cho đến khi nhiệt độ nước vừa đủ. Sau đó tráng nhẹ cơ thể qua nước sạch 1 lần và dùng nước chè đã chuẩn bị để tắm rửa.
  • Sử dụng phương pháp này 1 lần/ngày vào buổi tối khi bạn đã kết thúc 1 ngày làm việc sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất, hãy duy trì tắm bằng lá chè xanh mỗi ngày để làn da được thư giãn và hồi phục nhé.

*Nên chọn những nơi cung cấp lá chè sạch và đảm bảo uy tín tránh trường hợp lá chè còn tồn dư các chất như thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu nhé.

5. Sử dụng nha đam

Nhắc đến các cách chữa bệnh mề đay tại nhà không thể không nhắc đến nha đam. Nha đam (lô hội) có chứa rất nhiều vitamin như A, C và E, các chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, giảm lão hóa da và ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra nha đam còn giúp chống viêm, giảm tình trạng sưng tấy, mẩn đỏ, khô rát trên da rất hiệu quả.

  • Rửa sạch nha đam và cắt bỏ lớp vỏ ngoài, giữ lại phần thịt (gel).
  • Làm sạch vùng da tổn thương.
  • Dùng phần thịt nha đam (gel) thoa đều trực tiếp lên da, massage nhẹ nhàng trong vài phút.
  • Để trên da khoảng 10-15 phút sau đó rửa sạch lại với nước mát.
Ngoài mề đay, nha đam còn có tác dụng trị mụn và thâm rất hiệu quả
Ngoài mề đay, nha đam còn có tác dụng trị mụn và thâm rất hiệu quả

6. Điều trị bằng lá trầu không

Là một bài thuốc quen thuộc điều trị các bệnh về da trong đó gồm có cả mề đay. Tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, giúp ức chế hoạt động và loại bỏ các tác nhân gây hại. Nhờ những đặc tính đó, lá trầu không giúp cải thiện triệu chứng ngứa rát, mẩn đỏ và phù nề trên da của người bệnh.

  • Chuẩn bị 7-10 lá trầu không tươi.
  • Rửa sạch và để ráo nước.
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước, lấy lá trầu không đã chuẩn bị trước vò nhẹ sau đó thả vào đun cùng nước khoảng vài phút rồi tắt bếp.
  • Dùng nước để tắm khi còn ấm hoặc để nguội, nếu muốn dùng ngay sau khi đun bạn có thể hòa cùng với nước mát cho đến khi đạt đến nhiệt độ mong muốn.
Trị mề đay cực kì hiệu quả với lá trầu không
Trị mề đay cực kì hiệu quả với lá trầu không

7. Dùng cây chó đẻ để chữa bệnh mề đay

Cây chó đẻ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm một cách hiệu quả, kháng khuẩn và giải độc gan rất tốt cho việc điều trị bệnh mề đay.

  • Lấy 1 nắm lá cây chó đẻ, rửa thật sạch và đem giã nhuyễn.
  • Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương.
  • Đắp lá đã chuẩn bị trước lên các vùng da mề đay.
  • Sử dụng đều đặn mỗi ngày để thấy được sự thay đổi nhé.
Cây chó đẻ, thần dược cho những người bệnh gan và nóng trong
Cây chó đẻ, thần dược cho những người bệnh gan và nóng trong

8. Cải thiện mề đay với gừng tươi

Gừng tươi có chứa rất nhiều hoạt chất kháng viêm tự nhiên, ức chế chúng và điều hòa các phản ứng viêm của cơ thể. Ngoài ra gừng còn giúp giảm đau và kháng khuẩn rất hiệu quả.

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cắt lát mỏng
  • Vệ sinh vùng da mề đay bằng nước ấm sạch sẽ, sau đó đắp các lát gừng đã chuẩn bị lên da trong khoảng 20-25 phút
  • Khi đã xong rửa sạch lại với nước mát.
Cách chữa mề đay tại nhà với gừng tươi
Sử dụng gừng tươi trong điều trị mề đay

Cảm ơn vì đã đọc những chia sẻ của Y dược Luân Thành, hy vọng bài viết trên hữu ích đối với bạn.