Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mề đay mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa là căn bệnh ngoài da tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về bệnh lý da liễu này nhé!

1. Những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa

1.1. Do thời tiết

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng cơ thể nổi mẩn đỏ ngứa khi thời tiết thay đổi đổi ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng. Đặc biệt, vào những ngày thời tiết giao mùa, làn da càng dễ kích ứng, nổi mẩn đỏ hơn.

1.2. Do dị ứng

Tình trạng nổi mề đay có thể là kết quả của việc bạn tiêu thụ những thực phẩm dễ gây dị ứng cho da như hải sản, đậu phộng hoặc các loại thực phẩm chứa độc tố. Bên cạnh đó, sử dụng các loại thuốc Tây có thành phần gây dị ứng cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa ngáy khắp người.

Nguyên nhân nổi mề đay
Nguyên nhân nổi mề đay

Ngoài ra, nếu thường xuyên phải làm việc hoặc tiếp xúc với các chất hóa học cũng có thể gây kích ứng làn da. Bạn cần lưu ý rằng một số thành phần có trong mỹ phẩm cũng có khả năng gây nổi mụn mẩn ngứa trên da.

1.3. Do di truyền

Đây là nguyên nhân khá hiếm gặp, tuy nhiên di truyền cũng được xếp vào nhóm nguyên nhân của tình trạng mề đay mẩn ngứa. Nếu tình trạng ngứa toàn thân của bạn xuất phát từ nguyên nhân này thì rất khó để tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm.

1.4. Các bệnh lý khác

Các bệnh lý mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là các bệnh về gan, thận, viêm khớp… Đặc biệt, nếu chức năng gan bị suy giảm hoặc nhiễm độc sẽ khiến các chất độc không được đào thải ra khỏi cơ thể và xuất hiện tình trạng mẩn ngứa nổi mề đay.

2. Những biểu hiện thường thấy của bệnh mề đay mẩn ngứa

2.1. Xuất hiện các vùng mẩn ngứa ngoài da

Đây là triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy rát khó chịu. Đồng thời, khi sử dụng tay để chà xát vùng ngứa có thể khiến trầy xước, tổn thương da.

Mẩn ngứa ngoài da
Mẩn ngứa ngoài da

2.2. Nổi mẩn đỏ phát ban

Nếu nhận thấy làn da xuất hiện các mẩn đỏ theo từng vùng nhỏ trên khắp cơ thể và có dấu hiệu lan rộng ra khắp cơ thể thì rất có thể bạn đã bị nổi mề đay mẩn ngứa.

2.3. Nổi mụn nước

Triệu chứng đặc trưng nhất của căn bệnh này chính là các mụn nước li ti xuất hiện trên da. Mụn có đặc điểm rất dễ vỡ, nếu mụn vỡ sẽ lan ra các vùng xung quanh, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh các dấu hiệu dễ nhận thấy trên da, người bệnh có thể còn phải chịu những biến chứng nguy hiểm như khó thở, rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm trùng…

Nổi mụn nước trên da
Nổi mụn nước trên da

Xem thêm: Bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt: Nguyên nhân và hướng điều trị.

3. Mẹo trị bệnh mề đay mẩn ngứa

3.1. Trị mề đay mẩn ngứa bằng nước gừng

Để thực hiện bài thuốc đơn giản này, bạn cần chuẩn bị gừng tươi, đường và nước lọc và làm theo các bước hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Đun sôi nước với đường cho tới khi đường tan hoàn toàn rồi cho gừng đã cắt thành từng sợi vào, tiếp tục đun với lửa liu riu cho đến khi hỗn hợp chuyển màu ngả vàng thì tắt bếp.

Bước 2: Lấy hỗn hợp vừa đun ra bát và sử dụng để uống từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Đây là bài thuốc rất dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao do gừng có công dụng chống dị ứng, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng mụn ngứa trên da và kháng viêm rất tốt.

Nước gừng
Nước gừng

3.2. Trị mề đay mẩn ngứa bằng nước lá khế

Cách trị mề đay mẩn ngứa tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn là tắm bằng nước lá khế. Lá khế là loại thảo dược giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát da, đồng thời làm giảm tình trạng mẩn ngứa. Bài thuốc này đã trở nên quá quen thuộc với các gia đình có trẻ sơ sinh do nước lá khế có công dụng làm mát rất tuyệt vời.

Nước đun lá khế
Nước đun lá khế

Bạn chỉ cần đun lá khế với khoảng 3 lít nước. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên đun sôi nước trước rồi cho lá khế đã được vò nát vào đun sôi kỹ trong khoảng 10 phút. Bạn cũng không cần phải lọc lá khế bỏ riêng sau khi đã đun sôi, thay vào đó, dùng phần bã lá khế chà lên da để đạt được hiệu quả tối đa.

3.3. Trị mề đay mẩn ngứa bằng cây sài đất

Sài đất có công dụng rất tốt trong việc tiêu mụn, giảm tình trạng ngứa khắp cơ thể. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên đun nước sài đất để tắm cho trẻ như một cách chữa rôm sảy và loại bỏ tình trạng mụn nhọt. Có hai cách chữa mề đay mẩn ngứa bằng sài đất. Cách thứ nhất, bạn có thể sắc sài đất lấy nước uống trong vòng một tuần để cảm nhận hiệu quả. Hoặc cách hai, hãy dùng sài đất nấu nước tắm như nấu nước lá khế.

Cây sài đất trị mề đay mẩn ngứa
Cây sài đất trị mề đay mẩn ngứa

Như vậy, Y dược Luân Thành đã chia sẻ cho bạn 3 mẹo chữa mề đay mẩn ngứa dễ thực hiện nhất. Chúc bạn sớm tìm ra phương pháp điều trị tình trạng mẩn ngứa trên da.