Bệnh mề đay có lây không? Làm thế nào để phòng ngừa?

Mề đay được biết đến là một bệnh lý ngoài da khi cơ thể gặp phải những phản ứng gây dị ứng. Bệnh không ảnh hưởng hay nguy hiểm gì đến tính mạng. Nhưng bên cạnh đó nó lại làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hằng ngày của nhiều người. Việc bạn vô tình mắc phải chứng dị ứng mề đay, những triệu chứng của bệnh làm bạn tự ti và lo sợ sự xa lánh. Do vậy, người bệnh luôn băn khoăn liệu mề đay có lây không, cùng chúng tôi giải đáp tại bài viết này ngay nhé!

Tổng quan về bệnh mề đay

Bệnh mề đay là bệnh gì?

Dị ứng mề đay, nổi mề đay hay còn được gọi tắt là bệnh mề đay với những triệu chứng sưng đỏ hoặc xuất hiện các mảng bám trên da. Tình trạng phản ứng này là do các mao mạch phía dưới da, chúng khiến cho các niêm mạc trước gây ra những tác nhân như dị ứng bên trong hoặc ở ngoài cơ thể. 

Một số dạng mề đay thường gặp như:

  • Mề đay toàn thân: Nó khiến cho toàn bộ cơ thể ngứa ngáy khó chịu khi tiếp xúc với quần áo, môi trường mới.
  • Mề đay ở cổ: Tình trạng này khiến cho vùng da ở cổ bị mẩn đỏ những triệu chứng này có thể lây lan nhanh ra các vùng da khác.  
  • Nổi mề đay ở mặt: Đây là một trong những trường hợp gây ra thâm sẹo và mất thẩm mỹ cực kỳ nghiêm trọng. Nếu không điều trị sớm vùng da mặt dễ bị viêm lở và mẩn ngứa. 
Mề đay có rất nhiều dạng cũng như cơ chế tác động khác nhau
Mề đay có rất nhiều dạng cũng như cơ chế tác động khác nhau

Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay

Bệnh mề đay sẽ hình thành chủ yếu là do những yếu tố sau đây: 

  • Dị ứng thức ăn: Bệnh thường xuất hiện đối với những người dùng phải thực phẩm gây kích ứng. Những thực phẩm dễ gây dị ứng cho cơ thể như trứng, sữa, đậu phộng, cá ngừ, thịt gà,… 
  • Dị ứng thuốc: Những loại thuốc thường dễ gây ra dị ứng mề đay nhất là thuốc kháng sinh. Đặc biệt hơn là nhóm beta lactam, aspirin, ibuprofen…
  • Dị ứng do thời tiết: Thời tiết nắng nóng thay đổi đột ngột khiến cơ thể chưa phản ứng kịp dễ gây nên bệnh mề đay. 
  • Cơ địa của cơ thể: Đây cũng được xem là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thương tổn da. Người có cơ địa dị ứng thường bị mề đay dai dẳng, viêm đỏ và ngứa rát hơn so với bình thường.
Những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh mề đay
Những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh mề đay

Bệnh mề đay có bị lây không?

Là một bệnh về da, người bệnh thường lo lắng bệnh mề đay có bị lây nhiễm khi tiếp xúc hay không. Để trả lời chính xác cho câu hỏi này, ta cần đi từ nguyên nhân gây nên bệnh. Mề đay thường xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với những yếu tố kích thích bên ngoài lẫn bên trong. Khi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ địa sẽ hình thành nên một chất gọi là histamin để bảo vệ cơ thể. Khi đó sẽ làm cho cơ thể chúng ta có những triệu chứng ngứa, nổi giác và viêm mẩn đỏ. Nếu cơ thể ngứa liên tục khiến cho làn da dễ bị trầy xước vỡ bọng nước, làn da dễ bị nhiễm trùng và lan rộng ra những vùng da xung quanh, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của da. 

Cơ địa nhạy cảm, môi trường ô nhiễm, sự thay đổi đột ngột của thời tiết,… là những nguyên nhân gây nên bệnh. Do vậy bệnh mề đay không hề lây nhiễm từ người sang người ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị thương.

Bệnh mề đay có di truyền không?

Bệnh mề đay không lây nhiễm nhưng nó có di truyền không? Nếu nghĩ mề đay không di truyền là sai nhé. Bởi bệnh dị ứng mề đay có di truyền. Riêng đối với trường hợp di truyền này, triệu chứng bệnh có thể kéo dài và khó điều trị hơn. Bên cạnh đó, khi bệnh mề đay xuất hiện sẽ diễn ra liên tục và kéo dài, thường xuyên tái phát lại là chuyện hay gặp phải.

Bệnh mề đay có yếu tố di truyền
Bệnh mề đay có yếu tố di truyền

Mặc dù người bị bệnh đã áp dụng rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Nhưng đối với những trường hợp trên, nếu điều trị theo Tây y cũng chỉ là một giải pháp chữa bệnh tạm thời nhất định, giúp người bệnh xoa dịu cơn ngứa, chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn được. 

Bị bệnh mề đay bao lâu thì khỏi hẳn

Cũng có khá nhiều người thắc mắc về bệnh mề đay có tự khỏi không và nó có thể tự khỏi mà có cần sử dụng thuốc hay không. 

Theo các chuyên gia nghiên cứu, bệnh mề đay có cơ chế tương đối hơi phức tạp nhưng hầu hết đều lành tính. Có trường hợp tự khỏi và cũng có trường hợp phải dùng sản phẩm chăm sóc. Bởi nó còn tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ cơ địa của bệnh nhân. Nếu cơ thể có sức đề kháng tốt, bệnh sẽ nhanh lành tính và có khả năng tự giảm chỉ sau vài phút đến vài giờ đồng hồ. Nhưng cũng có trường hợp, tổn thương da sẽ kéo dài trong vài tuần và bắt buộc phải sử dụng phương pháp điều trị.

Tuy bệnh mề đay không đe dọa đến tính mạng nhưng nó lại khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Chính vì thế, khi các triệu chứng của bệnh kép dài, bạn nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nếu bạn mới bị mề đay hoặc mề đay thể nhẹ, bạn có thể tham khảo các cách chữa mề đay bằng mẹo tại đây nhé!

Lưu ý khi điều trị mề đay

Hiện nay có rất nhiều những sản phẩm hỗ trợ điều trị nổi mề đay trên thị trường, do vậy các bạn cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra lựa chọn nhằm hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn.

Ngoài việc sử dụng những sản phẩm điều trị, bạn cần phải có chế độ chăm sóc phù hợp như:

  • Vệ sinh làn da mỗi ngày bằng những sản phẩm dịu nhẹ an toàn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, đủ chất để nâng cao hệ miễn dịch.
  • Tập thể thao đều đặn để tăng cường lưu thông máu.
  • Tránh tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời.
  • Hạn chế chạm tay và gãi ngứa lên vùng da bị dị ứng.
Thể dục đều đặn giúp lưu thông máu và cải thiện sức đề kháng của người bệnh
Thể dục đều đặn giúp lưu thông máu và cải thiện sức đề kháng của người bệnh

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh mề đay, mề đay có lây không, lây qua đường nào để tự tin hơn. Để được giải đáp chi tiết về bệnh hay những phương pháp điều trị hiệu quả, các bạn liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 096.567.1087. Đừng để những cơn ngứa ngáy, khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thêm nữa. Hành động ngay nào!