Hậu quả nguy hiểm của việc lạm dụng thuốc giảm đau khớp

Những cơn đau nhức xương khớp luôn mang đến cảm giác khó chịu, ê buốt ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của người bệnh. Do đó, họ luôn tìm đến các thuốc giảm đau như một giải pháp cấp bách và lâu dần bị ỷ lại vào thuốc. Tuy nhiên, hậu quả khôn lường của việc lạm dụng thuốc giảm đau khớp thì ít ai ngờ tới.

1. Cơ chế tác dụng của các thuốc giảm đau khớp

Thông thường, những thuốc giảm đau khớp đang được sử dụng hiện nay bao gồm:

1.1. Thuốc giảm đau tại chỗ

Đây thường là các thuốc dùng theo đường bôi ngoài da. Người bệnh chỉ cần thoa một lượng nhỏ thuốc giảm đau lên vùng khớp bị tổn thương và chỉ vài phút sau các cơn đau sẽ được xoa dịu ngay lập tức.

Thuốc giảm đau khớp tại chỗ thường là các hoạt chất corticoid dùng ngoài, có tác dụng kháng viêm ở mức độ trung bình tới nặng. Những corticoid này thường chỉ được sử dụng trong các cơn đau cấp tính, khi bệnh lý viêm xương khớp trở nặng và gây trở ngại cho người bệnh.

Lạm dụng thuốc giảm đau khớp
Lạm dụng thuốc giảm đau khớp gây hậu quả nguy hiểm

Tuy nhiên, do tình trạng sử dụng bừa bãi các thuốc kê đơn hiện nay khiến việc kiểm soát quá trình sử dụng thuốc chưa được chặt chẽ. Người bệnh thường tự ý mua và sử dụng các corticoid dạng bôi ngoài để tìm đến cảm giác dễ chịu ngay lập tức. Từ đó, kéo theo nhiều hậu quả không ngờ tới cho sức khỏe của bản thân.

1.2. Thuốc giảm đau khớp đường toàn thân

  • Thuốc giảm đau thông thường: paracetamol là thuốc phổ biến đầu bảng đối với tất cả các bệnh nhân. Chúng ta có thể mua ở bất cứ đâu mà không cần đơn của bác sĩ. Hoạt chất này giúp giảm các cơn đau trong khoảng 4-6 giờ và giá thành khá thấp. Do đó, đây có thể là giải pháp số 1 khi lựa chọn thuốc giảm đau khớp của người bệnh.
  • Thuốc chống viêm: Thuốc trong nhóm này lại được tách thành hai phân nhóm nhỏ hơn là các thuốc chống viêm không steroid (gọi tắt là NSAID) và các chống viêm corticoid. Do tính chất cơn đau xương khớp thường dữ dội và kéo dài, nên các thuốc NSAID thường được chỉ định với liều cao để vừa mang lại tác dụng giảm đau vừa kháng viêm để cắt nguồn cơn gây đau.
Nhóm thuốc giảm đau (NSAID)
Nhóm thuốc giảm đau (NSAID)

Xem thêm bài viết: Bệnh khô khớp: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả.

2. Lạm dụng thuốc giảm đau khớp – Lợi bất cập hại

Tất cả chúng ta cần ghi nhớ rằng: Thuốc là con dao hai lưỡi và chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết. Bởi bên cạnh những tác dụng điều trị mà chúng ta nhìn thấy, thì tất cả các thuốc giảm đau khớp đều gây ra các tác dụng phụ đáng lo ngại.

2.1. Tổn thương dạ dày

Các thuốc này được sử dụng theo đường uống và thể hiện cơ chế giảm đau thông qua việc ức chế các chất trung gian hóa học tác động lên tổ chức gây đau, tổ chức viêm và cả các tổ chức bài tiết dịch của dạ dày.

Tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau khớp như paracetamol sẽ khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày của bạn ngày càng trở nên trầm trọng, thậm chí còn gây ra thủng dạ dày. Do đó, ngoài việc phải chịu đựng các cơn đau khớp thì lúc này ta còn phải gánh thêm các cơn đau dạ dày âm ỉ.

Tổn thương dạ dày
Tổn thương dạ dày

2.2. Tổn thương tế bào gan

Phần lớn các thuốc nhóm giảm đau đều chuyển hóa qua gan ở dạng còn hoạt tính hoặc không còn hoạt tính. Quá trình chuyển hóa này đòi hỏi các enzyme gan tham gia và tạo thành sản phẩm trung gian có tên khoa học là N-Acetyl Benzoquinoneimin.

Khi lạm dụng thuốc giảm đau khớp, chất trung gian này được hình thành ngày càng nhiều, tạo nên những liên kết hóa trị với tế bào gan và phá hủy gây hoại tử gan. Lá gan chính là sự sống của cơ thể, do đó khi gan bị tổn thương thì tất cả những chất mà chúng ta nạp vào cơ thể sẽ không được hấp thu và chuyển hóa, lâu dần gây nên hệ quả nghiêm trọng với cơ thể.

Tổn thương gan
Tổn thương gan

2.3. Loãng xương

Tác hại này thường gặp với những ai đang lạm dụng quá liều nhóm thuốc giảm đau khớp corticoid. Khi sử dụng lâu dài, các thuốc này sẽ gây cản trở tới việc hình thành và hấp thu canxi trong cơ thể. Hậu quả khiến cho xương giòn và dễ gãy, loãng xương. Đồng thời, corticoid còn khiến nước trong cơ thể không được đào thải ra ngoài như thường lệ, gây nên hiện tượng tích nước và dẫn tới hội chứng cushing, phù chi dưới…

Loãng xương
Loãng xương

Xem thêm các bài viết về khác bệnh xương khớp tại đây.

3. Những lưu ý hữu ích khi sử dụng các thuốc giảm đau khớp

Để tránh tình trạng lạm dụng thuốc và sử dụng chúng chưa đúng mục đích, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần lưu ý một số điều khi sử dụng thuốc như sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần khiết và luôn có sự chỉ định, theo dõi sát sao của bác sĩ điều trị.
  • Không tự ý ngừng thuốc hay tăng liều thuốc giảm đau khi chưa được sự cho phép của người có chuyên môn. Bởi liều lượng thuốc rất khác nhau tùy vào thể trạng của từng người và việc tăng liều có thể khiến chúng ta gặp phải tình trạng ngộ độc thuốc.
  • Thuốc giảm đau khớp chỉ là giải pháp tạm thời, không phải là xương sống của phương pháp điều trị. Chúng ta cần tích cực xây dựng một lối sống khoa học để cải thiện bệnh hiệu quả nhất.
  • Cần phối hợp sử dụng thuốc và các phương pháp trị liệu vật lý để ngăn chặn biến chứng và cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh. Vận động nhẹ nhàng, tập thể dục điều độ mỗi ngày và giữ tinh thần thoải mái là phương châm điều trị hàng đầu mà các chuyên gia y tế hướng tới cho người bệnh.
  • Thuốc giảm đau khớp chỉ nên được sử dụng ở giai đoạn cấp tính của các bệnh lý xương khớp. Để chữa trị duy trì, người bệnh có thể kết hợp các cây thuốc nam hoặc các sản phẩm chiết xuất từ dược liệu để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ tiến triển của bệnh.
Tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc
Tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc

Nguồn gốc từ tự nhiên của những vị thuốc này sẽ khắc phục được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra trên bệnh nhân mà vẫn đảm bảo được hiệu quả chữa trị lâu dài.

Trên đây là những thông tin được tổng hợp từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe của Y Dược Luân Thành. Sau bài viết này, chúng tôi mong muốn người bệnh có thể sử dụng thuốc hợp lý hơn. Từ đó, ngăn ngừa được những tác hại đáng tiếc do việc lạm dụng thuốc gây ra.

Tags: ,