Đau nhức xương khớp là một căn bệnh phổ biến hiện nay, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm khác như: thoái hoá cột sống, viêm khớp… Do đó, cần nắm được nguyên nhân, biểu hiện và các phương pháp điều trị để giúp người bệnh tìm ra cách chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất. Hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về căn bệnh này các bạn nhé!
Mục lục bài viết
1. Đau nhức xương khớp là gì?
Đau nhức xương khớp là cảm giác tê mỏi, đau âm ỉ hoặc dữ dội xuất hiện tại các khớp xương trên cơ thể, đặc biệt là những khớp xương chịu áp lực lớn như khớp vai, khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp háng… Tình trạng này xảy ra khi các sụn khớp, đốt sống bị tổn thương, thoái hoá…
Theo thống kê của Hội Thấp khớp học Việt Nam, tại Việt Nam, có khoảng 0,5% dân số từng gặp tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân với tỷ lệ nữ mắc cao hơn nam. Số liệu được phân tích dựa trên cả người cao tuổi và những người trẻ.
2. Các đối tượng dễ mắc phải tình trạng đau nhức xương khớp
Bệnh đau nhức xương khớp chủ yếu gặp ở người trung niên (từ 40 tuổi trở lên), cao tuổi, lao động nặng hay hoạt động quá sức. Tuy nhiên, hiện nay số người trẻ mắc phải chứng đau nhức toàn thân đang gia tăng với tỷ lệ đáng báo động.
3. Những nguyên nhân gây ra bệnh đau nhức xương khớp thường gặp
Đau nhức xương khớp xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
3.1. Tuổi tác
Tuổi càng cao, nguy cơ gặp phải các bệnh xương khớp càng lớn do sự thoái hoá của hệ xương khớp. Lớp sụn bị mỏng dần và bong tróc, khiến các đầu xương có hiện tượng cọ xát vào nhau mạnh hơn gây đau nhức khi vận động, thay đổi tư thế hoặc thậm chí cả khi nghỉ ngơi. Người cao tuổi có thể bị đau nhức xương khớp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như khớp gối, thắt lưng, cột sống, khớp cổ tay, cổ chân…
3.2. Béo phì
Tình trạng thừa cân, béo phì sẽ gia tăng nguy cơ đau nhức xương khớp. Lượng cân dư thừa làm tăng áp lực lên các khớp xương, đặc biệt là vùng hông, lưng, háng, đầu gối và bàn chân. Nếu trọng lượng cơ thể tăng thêm 1kg thì áp lực đè xuống khớp gối và hông có thể lên tới 8kg. Người 30 tuổi bị béo phì sẽ có tuổi sinh học khoảng 40 và nguy cơ đau nhức xương khớp như người 60 tuổi. Do đó, bạn nên duy trì mức cân nặng vừa vặn để phòng ngừa bệnh xương khớp.
3.3. Lười vận động
Sự phát triển của công nghệ cùng nhịp sống hiện đại bận rộn đã khiến con người, đặc biệt là những người trẻ tuổi ít hoạt động thể chất hơn. Điều này dẫn đến nguy cơ và tỷ lệ mắc các bệnh xương khớp, tim mạch, béo phì ngày càng tăng cao.
3.4. Thay đổi thời tiết
Bệnh xương khớp là một bệnh rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Khi thời tiết giao mùa, từ mùa nóng sang mùa lạnh, các bệnh lý về xương khớp dễ xuất hiện hơn. Bởi, khi độ ẩm không khí tăng cao, để thích ứng với thời tiết, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách co lại các mạch máu ngoại vi. Từ đó làm giảm tưới máu cho các cơ quan ngoại biên như da, cơ và khớp, gây ra các biểu hiện như: đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.
3.5. Làm việc sai tư thế
Tư thế làm việc không đúng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đau nhức xương khớp. Thói quen ngồi chúi về phía trước hay còng lưng sẽ tạo nhiều áp lực lên cột sống, làm cột sống bị đè nén, gây đau lưng, nhức mỏi cổ, thúc đẩy quá trình thoái hoá cột sống diễn ra nhanh chóng.
Điều này thường diễn ra ở những người làm công việc văn phòng phải ngồi hàng giờ đồng hồ trước màn hình máy tính. Để tránh mắc bệnh xương khớp sớm, cần tập thói quen ngồi đúng tư thế: lưng giữ thẳng, đầu và vai hơi ngả về sau, thả lỏng.
3.6. Vận động, chơi thể thao quá sức
Những người thường xuyên phải làm công việc chân tay nặng nhọc hay chơi thể thao quá sức sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp. Thông thường, sau khi luyện tập, các khớp cần thời gian để phục hồi. Nếu tập quá đà thì cấu trúc trong khớp sẽ bị tổn thương, trong đó có sụn khớp và xương dưới sụn.
4. Các bệnh lý gây ra tình trạng đau nhức xương khớp
4.1. Thoái hoá cột sống
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh thoái hoá cột sống là do yếu tố tuổi tác hoặc tổn thương xương khớp trong quá khứ. Thoái hoá cột sống thường diễn ra ở hai khu vực: vùng cổ và thắt lưng.
- Thoái hoá cột sống cổ: bệnh nhân có triệu chứng đau ê ẩm vùng cổ sau gáy, đau nhức sang bả vai, có thể lan xuống cánh tay.
- Thoái hoá cột sống lưng: biểu hiện ở đau nhức thường xuyên vùng thắt lưng, làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động và di chuyển hàng ngày. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến bại liệt, teo cơ.
4.2. Thoái hóa khớp
Là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, gây ra các phản ứng viêm, sưng, giảm dịch khớp. Thoái hoá khớp thường gặp ở khớp gối. Khi sụn khớp bị hao mòn không thể che phủ toàn bộ đầu xương, tình trạng cọ xát giữa xương đùi và xương chày gây đau đớn dữ dội. Mỗi khi hoạt động hay thời tiết thay đổi, cơn đau sẽ tăng lên. Đặc biệt, mỗi sáng thức dậy, người bệnh có biểu hiện cứng khớp, sau vài phút vận động sẽ trở lại bình thường.
4.3. Viêm khớp dạng thấp
Bệnh gây ra những cơn đau ở nhiều khớp nhỏ và mang tính đối xứng nhau như ở cả hai đầu gối, khớp bàn tay… kèm theo hiện tượng sưng, nóng, đỏ. Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp còn có biểu hiện cứng khớp vào mỗi buổi sáng, kéo dài hàng giờ đồng hồ, khiến việc vận động, sinh hoạt rất khó khăn và hạn chế. Bệnh nếu không được chữa trị sớm sẽ phá huỷ sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, tăng nguy cơ tàn phế.
4.4. Loãng xương
Nguyên nhân gây loãng xương là do sự thiếu hụt canxi lâu ngày hoặc cơ thể khó hấp thụ canxi. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng mật độ tế bào trong xương bị suy giảm khiến cho xương giòn xốp và dễ gãy. Đối với người bị bệnh loãng xương, tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân hay tai nạn xương khớp rất dễ xảy ra. Khi xương bị tổn thương thì khó lành hơn so với người bình thường.
4.5. Lao xương khớp
Bệnh do vi trùng lao tấn công vào những khớp xương, đặc biệt là những khớp to như khớp gối, khớp háng hay khớp cột sống… khiến khớp bị sưng to và đau nhức.
5. Những phương pháp điều trị bệnh đau nhức xương khớp đang được áp dụng hiện nay
Đau nhức xương khớp không những ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động, tứ chi tê yếu và thậm chí là bại liệt hoàn toàn.
5.1. Điều trị đau nhức xương khớp bằng Tây Y
Tây Y là phương pháp nhiều người hướng đến khi có dấu hiệu của bệnh đau nhức xương khớp bởi tác dụng kịp thời, giảm đau nhanh. Dưới đây là các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định:
- Thuốc chống viêm, giảm đau.
- Thuốc hỗ trợ tiêu hoá để hạn chế ảnh hưởng của thuốc điều trị lên dạ dày, thận và tá tràng.
- Tiêm corticoid.
Tuy nhiên, các thuốc điều trị Tây y thường có tác dụng phụ. Khi sử dụng lâu dài, thuốc có thể ảnh hưởng tới gan, thận và dạ dày.
5.2. Điều trị đau nhức xương khớp bằng Y học cổ truyền
Y học cổ truyền quan niệm rằng, do cơ thể suy yếu cùng với các tà khí như: phong – hàn – thấp – nhiệt xâm nhập vào xương khớp, đã gây ứ đọng và tắc nghẽn lưu thông khí huyết; người bệnh cảm thấy sưng đau, tê mỏi ở các khớp. Do đó, Y học cổ truyền điều trị xương khớp theo hướng tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, tập trung hành khí ở gân xương, dưỡng gan, bổ thận, tiêu độc và ngăn ngừa tái phát.
Bên cạnh đó, các bài thuốc nam, Y học cổ truyền sử dụng các thành phần thảo dược thiên nhiên lành tính nên không tạo ra các tác dụng phụ, gây lo lắng cho người bệnh.
6. Xương khớp Luân Thành – Sản phẩm hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp an toàn và hiệu quả
Viên uống Xương khớp Luân Thành là sản phẩm hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp của Công ty TNHH đầu tư và phát triển Y dược Luân Thành, được đánh giá cao bởi các chuyên gia xương khớp. Sản phẩm có tác dụng bổ sung chất nhầy dịch khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp, bảo vệ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt. Hỗ trợ mạnh gân cốt, giúp giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, thoái hoá khớp.
6.1. Thành phần chính của sản phẩm Xương khớp Luân Thành bao gồm:
- Glucosamin
Công dụng: Kích thích sản xuất sụn (đóng vai trò quan trọng nhất trong hỗ trợ điều trị viêm khớp), tăng chất nhầy dịch khớp, giảm đau khớp và chống viêm hiệu quả…
- Tang ký sinh
Công dụng: Bổ can thận, trừ phong thấp, mạnh gân xương, trị đau nhức xương khớp do phong thấp tý, đau mỏi vùng cột sống thắt lưng, đau do cứng khớp thoái hóa khớp, viêm xương khớp…
- Dây đau xương
Công dụng: Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc, lợi gân cốt, giảm đau, chống viêm…
- Huyết giác
Công dụng: Tiêu huyết ứ, hoạt huyết, sinh cơ hành khí…
- Ngưu tất
Công dụng: Bổ can ích thận, cường gân tráng cốt, kháng viêm, chữa đau lưng mỏi gối, tay chân co quắp hay bại liệt…
- Độc hoạt
Công dụng: Khu phong hàn, trừ thấp, giảm đau…
- Thiên niên kiện
Công dụng: Trừ phong thấp, mạnh gân xương, hỗ trợ điều trị vôi hoá đốt sống, thoái hoá xương khớp, gai đốt sống…
- MSM (Methyl Sulfonyl Methane)
Công dụng: Kháng viêm và giảm đau mạnh, tăng cường cơ chế tự miễn dịch của cơ thể…
- Vỏ liễu trắng
Công dụng: giảm viêm, giảm đau tự nhiên…
- Bromelain
Công dụng: Chống viêm, tăng cường chức năng miễn dịch để giảm viêm, chống khối u, hỗ trợ điều trị viêm xương khớp…
- Chiết xuất Cây móng quỷ
Công dụng: Ức chế các chất trung gian gây viêm, các enzym phá hủy sụn khớp, chống viêm, chống oxy hoá…
- Chondroitin Sulfate
Công dụng: Giúp khớp chịu lực, giúp xây dựng toàn bộ các mô liên kết trên cơ thể, hỗ trợ điều trị loãng xương…
6.2. Chứng nhận sản phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Xương khớp Luân Thành
Viên uống Xương khớp Luân Thành được chắt lọc tinh chất từ thảo dược thiên nhiên cùng các hoạt chất khác hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp, được Bộ y tế cấp giấy chứng nhận công bố thực phẩm bảo vệ sức khoẻ số 3299/2021/ĐKSP, an toàn tuyệt đối. Ngoài ra, sản phẩm được sản xuất bởi nhà máy đạt chuẩn GMP – ISO 22000 theo tiêu chuẩn quốc tế, nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm dùng sản phẩm.