Viêm da cơ địa ngón tay sẽ khiến vùng tay bị ngứa, da khô ráp, tiết dịch và đóng vảy. Người bị bệnh sẽ phải chịu rất nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, nghiêm trọng hơn là vùng da sẽ bị bội nhiễm. Ngoài việc sử dụng đúng các phương pháp loại bỏ bệnh, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng.
Mục lục bài viết
Phương pháp điều trị viêm da cơ địa ngón tay hiệu quả
Viêm da cơ địa ở tay khởi phát liên tục và có thể tái phát bất cứ lúc nào. Da ở tay mẩn ngứa rồi xuất hiện những vết cứng, sần, tiết dịch. Nếu như không điều trị bằng phương pháp an toàn thì nguy cơ bội nhiễm da rất lớn. Lúc này, người bệnh sẽ phải chịu đau đớn, da mưng mủ, điều trị khó khăn.
Điều trị viêm da cơ địa ở tay với thuốc Tây y
Các loại thuốc Tây y được chỉ định sử dụng cho người viêm da cơ địa ở tay giai đoạn cấp tính, mãn tính và cả thời kỳ bội nhiễm. Ở giai đoạn đầu, thuốc có tác dụng kiểm soát và hỗ trợ phục hồi tổn thương trên da. Giai đoạn bội nhiễm, thuốc viêm da cơ địa có tác dụng diệt khuẩn, ngăn chặn nhiễm trùng. Dưới đây là một số loại thuốc thông dụng nhất:
- Thuốc kháng Histamin: Loại thuốc này nhằm ngăn chặn sự sản sinh Histamin của cơ thể. Nhờ thế, giảm các triệu chứng ngứa, bớt tấy đỏ do viêm da cơ địa tay. Thuốc kháng Histamin có thể là dạng thuốc bôi ngoài da, cũng có khi được chỉ định thuốc uống.
- Thuốc ức chế Calcineurin: Người bệnh sử dụng nhóm thuốc này để thúc đẩy hồi phục tổn thương trên da. Đồng thời, thuốc sẽ ngăn chặn sự lan rộng của vùng da dị ứng.
- Kẽm Oxide 10%: Đây là loại thuốc có tác dụng sát kháng khuẩn, làm giảm ngứa nhanh, tác dụng dịu nhẹ lên da. Sử dụng đúng cách hạn chế hiện tượng căng cứng, khô ráp.
- Thuốc chống nấm và thuốc kháng sinh: Tác dụng chính của thuốc là kháng viêm, chống nhiễm trùng. Tùy vào người bệnh bị nặng hay nhẹ mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc bôi hoặc thuốc đường uống.
- Thuốc bạt sừng: Viêm da cơ địa hình thành nhiều tế bào chết, gây khô cứng bề mặt da. Thuốc bạt sừng có thể làm mềm, làm bớt đau rát nhanh chóng.
>>> Tìm hiểu thêm về thuốc viêm da cơ địa tại link: https://yduocluanthanh.com/thuoc-viem-da-co-dia-va-luu-y-khi-su-dung/
Các giải pháp điều trị viêm da cơ địa ngón tay tại nhà
Ngoài những phương pháp điều trị viêm da cơ địa tay bằng thuốc Tây y, người bệnh có thể áp dụng một vài giải pháp dân gian. Những giải pháp này chỉ áp dụng đối với người viêm da cơ địa không bội nhiễm. Mặc dù cần nhiều thời gian, thế nhưng an toàn, tương thích với mọi đối tượng.
Ngâm tay với nước muối ấm
Muối có thành phần sát khuẩn nhẹ, nếu dùng nước muối pha loãng ngâm tay thì dấu hiệu của viêm da cơ địa sẽ giảm đi rõ rệt. Ngoài ra, cách làm này còn khiến cho bề mặt da mềm mại hơn, sát trùng ngăn chặn bội nhiễm và giảm ngứa ngay lập tức.
Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần lấy khoảng 1 lít nước đun sôi, để đến khi nước còn khoảng 60 độ C thì hòa tan 1 thìa canh muối. Ngâm tay bị viêm da cơ địa vào đó khoảng 20 phút, lau khô bằng khăn mềm. Mỗi ngày nên thực hiện 1 lần vào buổi tối để dễ ngủ hơn.
Xem thêm: Nguyên nhân trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt và cách điều trị.
Sử dụng lá trầu không
Nếu bị viêm da cơ địa trên ngón tay ở giai đoạn cấp tính hoặc mãn tính thì người bệnh nên sử dụng lá trầu không. Chọn những lá trầu già, có màu xanh thẫm rồi rửa thật sạch với nhiều lần nước. Sau đó, để cho lá trầu không thật ráo nước trước khi sử dụng.
Tiếp đến, dùng một nồi sạch đun sôi 1,5 lít nước, vò dập lá trầu không đã chuẩn bị cho vào nồi. Đợi nước sôi thêm khoảng 1 đến 2 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu nhỏ. Đến khi nước trong chậu nguội bớt, ngâm tay trong nước lá trầu không ít nhất 15 phút. Mỗi tuần thực hiện khoảng 3 đến 5 lần sẽ khiến triệu chứng viêm da cơ địa thuyên giảm.
Gel nha đam chữa viêm da cơ địa ngón tay
Viêm da cơ địa ngón tay sẽ hồi phục nếu như người bệnh sử dụng gel nha đam. Thành phần trong nha đam kháng khuẩn, làm dịu da và kích thích các tế bào tổn thương. Tuy nhiên, cần phải chắc chắn bản thân không bị dị ứng với loại cây này thì mới được áp dụng.
Sử dụng lá nha đam, cắt vỏ và xay nhuyễn để lấy phần gel trong. Dùng lượng gel này thoa lên vùng bị viêm da cơ địa một lớp mỏng. Đợi cho dưỡng chất thẩm thấu khoảng 20 phút thì lấy nước ấm rửa sạch. Lưu ý là chỉ cần bôi một lớp gel mỏng, không nhất thiết phải bôi quá dày làm bức bí cho da.
Kết hợp lá ổi và muối
Viêm da cơ địa đầu ngón tay có thể chữa khỏi nếu như dùng lá ổi kết hợp với muối. Lựa chọn những lá ổi tươi, càng già càng có thành phần dược lý mạnh. Sau đó, rửa thật sạch lá ổi, cho vào cối giã thật nhuyễn với 1 thìa cà phê muối. Dùng nước cốt bôi lên vùng da đang bị bệnh, cảm giác ngứa giảm đi và còn mang lại khả năng sát khuẩn.
Mỗi một tuần, cần áp dụng phương pháp chữa viêm da cơ địa với lá ổi ít nhất 4 lần. Sau khi bôi thuốc xong, đợi bề mặt da khô hoàn toàn thì làm sạch lại với nước muối ấm.
>>> Chi tiết các phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng dân gian, các bạn tham khảo ngay tại đây.
Viêm da cơ địa ngón tay nên kiêng gì?
Ngoài việc chữa trị bệnh viêm da cơ địa ở ngón tay đúng cách thì chế độ dinh dưỡng cũng phải đúng khoa học. Có nhiều loại thực phẩm khiến cho tình trạng của bệnh diễn biến xấu đi. Vì thế, người viêm da dị ứng cần chú ý kiêng một số thực phẩm dưới đây:
- Không nên ăn quá nhiều hải sản: Hải sản có khả năng gây kích ứng cho da khá mạnh. Nhiều người bị dị ứng với tôm, cua, ghẹ, sứa, cá… Vì thế, hạn chế sử dụng hải sản sẽ an toàn hơn cho người bệnh.
- Kiêng tuyệt đối bia, rượu, chất kích thích: Những loại đồ có chứa men, chất kích thích đều không tốt với người bệnh, làm chậm quá trình phục hồi.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ và cay nóng: Đồ ăn cay như ớt, tiêu, riềng, sa tế hay đồ nhiều dầu mỡ đều khiến hiện tượng ngứa dữ dội hơn. Người viêm da cơ địa không nên sử dụng loại thực phẩm này.
- Thực phẩm có chất bảo quản: Tương tự như hải sản, chất bảo quản là nguyên nhân gây kích ứng da vô cùng mạnh mẽ. Nếu bị viêm da cơ địa cần ăn chín, uống sôi, không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn vì lượng chất bảo quản cao.
Xem thêm: Ngứa lòng bàn chân ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị.
Viêm da cơ địa ngón tay không phải bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng mang tới nhiều phiền toái. Cần phải điều trị viêm da cơ địa càng nhanh càng tốt, chọn đúng phương pháp thích hợp, an toàn cho bản thân. Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhằm hỗ trợ chữa trị hiệu quả nhất.