Đau khớp gối là căn bệnh đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, có xu hướng gia tăng cả về số ca mắc và tỷ lệ mắc. Đó có thể là hệ quả của một số bệnh lý khớp mạn tính hoặc đến từ môi trường tác động xung quanh. Vậy triệu chứng đau khớp gối là gì và chúng có thể gây ra những hậu quả khôn lường nào? Hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về căn bệnh này nhé.
Mục lục bài viết
1. Những thông tin cơ bản về bệnh đau khớp gối
Khớp gối được cấu tạo bởi ba khớp vùng chính: khớp đùi chày nối liền giữa xương đùi và xương chày; khớp bánh chè và khớp chày mác. Bên cạnh đó, để tạo nên sự linh hoạt và bảo vệ các khớp khi di chuyển, xung quanh khớp gối còn được bao bọc bởi một hệ thống các dây chằng, túi dịch và mô sụn khớp.
Do có cấu trúc phức tạp như vậy, nên khi khớp gối bị tổn thương, quá trình điều trị thường kéo dài và gặp nhiều khó khăn. Tùy thuộc vào vị trí và sự trầm trọng của các triệu chứng đau khớp gối sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của từng cá nhân theo nhiều mức độ khác nhau.
2. Các triệu chứng đau khớp gối điển hình
Đau khớp gối có thể làm thay đổi một phần hoặc toàn bộ cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Ngoài các cơn đau khớp gối âm ỉ, bạn có thể gặp phải một trong các triệu chứng sau đây:
2.1. Sưng, nóng đỏ các khớp
Biểu hiện này thường xảy ra khi kết hợp cùng tình trạng viêm khớp gối. Quá trình viêm kích thích hệ thống miễn dịch tới hoạt hóa, phục hồi tổn thương và được thể hiện bằng hiện tượng sưng đỏ ở các khớp.
2.2. Khớp gối có tiếng lục cục, lạo xạo khi vận động
Đau khớp gối thường liên quan tới các bệnh lý thoái hóa khớp mạn tính, gây ra sự lỏng lẻo về liên kết giữa mô sụn khớp và các tổ chức lân cận. Do đó, khi vận động hoặc đi lại, người bệnh có thể cảm nhận được các tiếng lục cục tại đầu gối và có thể thấy đau khi vận động nhiều.
2.3. Tê bì chi dưới
Triệu chứng đau khớp gối này là hậu quả của việc khớp gối sưng viêm chèn ép vào các mạch máu nuôi dưỡng khớp gối và chân, gây cản trở sự tuần hoàn và xuất hiện dấu hiệu tê bì. Bệnh nhân sẽ có cảm giác lực chân yếu dần và mất đi sự thăng bằng nếu đứng lâu một tư thế.
2.4. Co cứng khớp gối
Khó co, duỗi thẳng chân vào buổi sáng.
2.5. Teo cơ
Tình trạng này xảy ra khi triệu chứng đau khớp gối bắt đầu trở nặng, các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều lên và mức độ đau dữ dội hơn khiến người bệnh lười vận động và hạn chế di chuyển. Từ đó, các cơ bao lấy khớp gối sẽ trở nên teo dần do không có sự co bóp và tưới máu thường xuyên.
Xem thêm: [Giải đáp] Bị đau khớp gối nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?
3. Chẩn đoán các triệu chứng đau khớp gối bằng cách nào?
Để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng đau khớp gối đang ở mức nào, các chuyên gia y tế cần thực hiện kết hợp những phương pháp sau:
3.1. Thăm khám lâm sàng các triệu chứng đau khớp gối
Một chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ bắt đầu hỏi các câu hỏi liên quan đến sức khỏe chung của bạn và sau đó đặc biệt quan tâm đến bản chất của cơn đau đầu gối (thời gian, mức độ nghiêm trọng, bất cứ điều gì làm cho bạn cảm thấy tốt hơn hoặc tồi tệ hơn…).
Tiếp theo, một cuộc kiểm tra đầu gối sẽ được thực hiện. Điều này sẽ bao gồm việc bạn phải uốn cong đầu gối trong toàn bộ phạm vi chuyển động, kiểm tra sự ổn định của dây chằng và đánh giá xem các khớp có bị đau và sưng hay không. Việc so sánh kết quả kiểm tra đầu gối bị đau với đầu gối còn lại thường rất hữu ích. Thông thường, đây là tất cả những gì cần thiết để chẩn đoán và bắt đầu điều trị.
3.2. Xét nghiệm máu
Nếu nghi ngờ mắc bệnh gút, viêm khớp hoặc các tình trạng y tế khác, chuyên gia có thể yêu cầu bạn tiến hành xét nghiệm công thức máu để chẩn đoán phân biệt.
3.3. Siêu âm khớp
Công nghệ này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh cấu trúc mô mềm bên trong đầu gối, từ đó xác định chính xác các triệu chứng đau khớp gối là do đâu.
3.4. Kiểm tra X-quang
Chụp X-quang thường có thể xác định gãy xương và những thay đổi thoái hóa của đầu gối. MRI được sử dụng để đánh giá các mô mềm của đầu gối để tìm vết rách dây chằng hoặc chấn thương sụn và cơ – nguyên nhân đau khớp gối.
Xem thêm: Bệnh khô khớp: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả.
4. Bật mí giải pháp chữa trị tại nhà giúp bạn giảm triệu chứng đau khớp gối hiệu quả
Triệu chứng đau khớp gối thường gây ra rất nhiều bất tiện đối với người bệnh, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống sinh hoạt của họ. Trong bài viết này, Y Dược Luân Thành xin giới thiệu tới quý độc giả 4 phương pháp làm giảm các cơn đau hiệu quả mà không cần tới các thuốc điều trị:
4.1. Chườm lạnh
Chườm lạnh ngay trong 48 đến 72 giờ đầu tiên sau khi bị chấn thương đầu gối sẽ là giải pháp hữu hiệu để giảm nhanh hiện tượng sưng và làm tê các cơn đau. Bạn nên thực hiện phương pháp này khoảng 15-20 phút từ ba đến bốn lần mỗi ngày.
4.2. Mang giày đế bằng
Đừng để đôi giày của bạn làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Lót đệm có thể làm giảm căng thẳng cho đầu gối và không làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau khớp gối mà bạn đang mắc phải.
4.3. Giảm cân
Đừng coi thường cân nặng của bạn. Nếu bạn thừa cân, giảm cân sẽ giảm bớt căng thẳng cho đầu gối của bạn. Bạn thậm chí không cần phải đạt được cân nặng “lý tưởng” của mình. Nhưng những thay đổi nhỏ hơn vẫn tạo ra sự khác biệt cho các triệu chứng đau khớp gối.
4.4. Tránh ngủ nghiêng
Khi ở tư thế này, áp lực của toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ đè nặng lên một bên khớp gối. Đồng thời, ngủ nghiêng còn làm giảm sự lưu thông của mạch máu tới các chi dưới và có thể làm xuất hiện các cơn đau bất chợt.
Hy vọng với những thông tin hữu ích mà Y dược Luân Thành vừa cung cấp, bệnh nhân sẽ có được những góc nhìn bao quát về các triệu chứng đau khớp gối mà bản thân mình đang mắc phải. Từ đó, lựa chọn được phác đồ điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả cải thiện nhanh chóng. Chúc các bạn sức khỏe!
Tags: bệnh xương khớp, đau khớp gối