Những cách chữa vẩy nến móng tay hiệu quả nhất hiện nay

Mục đích chính của việc tìm hiểu bệnh vảy nến móng tay không chỉ dừng lại ở việc điều trị mà còn để xác định nguyên nhân và có cách phòng chống bệnh hiệu quả. Vảy nến móng tay là một thể của bệnh vảy nến, gây ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, chúng ta cần lựa chọn cho mình cách chữa vẩy nến móng tay phù hợp để chấm dứt ngay những phiền toái của bệnh, tránh những di chứng để lại sau này.

Những biểu hiện của bệnh vảy nến móng tay

Nguyên nhân của vảy nến móng tay được xác định là do sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cafe, tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học, chất tẩy rửa, môi trường ô nhiễm… Để phát hiện bệnh sớm, chúng ta cần chú ý đến những biểu hiện sau:

  • Rách móng tay: Hiện tượng bong tách phần móng và mô móng thường xuyên xảy ra ở người bị bệnh vảy nến móng tay. Khi phần móng bị tách ra sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công mô mềm, gây ra nhiễm trùng, rất khó khăn trong việc sinh hoạt.
  • Móng tay bị rỗ: Khi bị vảy nến móng tay, cấu trúc của móng tay bị phá vỡ, tạo lên những lỗ nhỏ như bị rỗ. Tùy vào mức độ mà biểu hiện trên móng sẽ khác nhau.
  • Thay đổi về màu sắc móng tay: Với những bệnh nhân bị ở thể nhẹ sẽ có hiện tượng móng tay bị vàng, nâu. Ở những bệnh nhân nặng, móng sẽ chuyển sang màu trắng hoặc đỏ.
  • Móng tay dày lên: Móng tay của người bị vảy nến thể móng thường sẽ dày hơn so với người bình thường và kèm theo việc móng bị giòn, thậm chí rất dễ gãy.
Hình ảnh bệnh vảy nến móng tay
Hình ảnh bệnh vảy nến móng tay

Tuy chưa ghi nhận những hậu quả nghiêm trọng ở các bệnh nhân bị vảy nến ngón tay nhưng tình trạng này thường sẽ khiến cho cuộc sống người bệnh gặp nhiều khó khăn. Y Dược Luân Thành đã có bài viết tổng hợp về cách chữa bệnh vảy nến tại nhà. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân.

Cách chữa vẩy nến thể móng hiệu quả

Cách chữa vẩy nến móng tay phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn đoán sớm cũng như lựa chọn cách thức điều trị hợp lý. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh khi mới chớm lại không quá rõ ràng thậm chí nhiều người cho rằng đó là bệnh lý bình thường. Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên chú ý đến tình trạng móng tay, móng chân của mình.

Ngay khi phát hiện các biểu hiện đáng nghi ngờ người bệnh cần tới các bệnh viện da liễu, trung tâm y tế chuyên khoa da liễu để khám và chẩn đoán. Việc tìm hiểu xem chữa bệnh vảy nến ở đâu tốt rất quan trọng bởi ở những nơi uy tín sẽ có những phương pháp, loại thuốc an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, giúp bệnh vảy nến không có cơ hội quay trở lại.

Vảy nến thể móng
Vảy nến khiến móng tay trở nên sần sùi

Vậy chữa bệnh vảy nến móng tay có những cách nào và hiệu quả ra sao? Hãy cùng tham khảo thông tin bên dưới nhé.

Cách chữa bệnh vẩy nến thể móng bằng tia UV

Phương pháp này được áp dụng ở những bệnh nhân giai đoạn nhẹ. Phương pháp này sử dụng tia cực tím chiếu vào vùng bệnh. Cách chữa vảy nến bằng tia UV tỏ ra ưu thế khi giúp tăng tính thẩm mỹ cho vùng da bị bệnh.

Trị vảy nến bằng tia UV
Trị vảy nến bằng tia UV

Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc tây

Hiện nay, thuốc tây trị vảy nến có mặt rất nhiều cũng như có hiệu quả rất cao trong điều trị vảy nến móng tay. Những loại thuốc thường được dùng là bôi ngoài, thuốc tiêm tĩnh mạch hay thuốc uống. Các loại thuốc sẽ giúp ngăn lớp sừng mới tái tạo, ngăn tình trạng mãn tính xảy ra. Thế nhưng lại có nhiều tác dụng phụ và vảy nến có nhiều khả năng sẽ quay trở lại.

Sử dụng thuốc Tây Y
Sử dụng thuốc Tây Y

Cách chữa vẩy nến móng tay bằng dấm

Một phương pháp điều trị vảy nến móng tay, móng chân cực hiệu quả nhưng ít người biết đến đấy chính là chữa vảy nến móng tay bằng dấm. Các bạn có thể sử dụng hai loại dấm là dấm gạo và dấm táo, tùy thuộc vào tài chính để lựa chọn. Đây là phương pháp được chia sẻ bởi người bệnh đã thực hiện chia sẻ lại. Có 2 cách ngâm như sau:
  • Cách 1: Hòa dấm và nước vào bát với tỷ lệ 1-1. Sử dụng một lượng vừa đủ để ngâm móng tay, móng chân bị bệnh. Thực hiện 1 ngày 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần khoảng 30 phút.
  • Cách 2: Lấy bộ găng tay bằng nilong sạch, đổ một lượng dấm vừa phải vào găng tay. Sau đó đeo găng tay vừa chuẩn bị vào trong khoảng 1 tiếng vào buổi tối. Khi dùng xong, bạn có thể giặt găng tay để sử dụng trong những lần tiếp theo.
Ngâm móng tay với giấm
Ngâm móng tay với giấm

Lưu ý: Dấm sau khi đã ngâm xong không nên sử dụng lại. Áp dụng phương pháp này từ 7 đến 10 ngày để thấy những thay đổi. Khi mới sử dụng thuốc điều trị, các bạn chưa nên ngâm dấm ngay, để cho thuốc uống ngấm vào trong cơ thể một thời gian đã nhé. Mục đích của phương pháp này chính là phá hủy nhanh móng đang bị bệnh để mọc móng mới.

Trị bệnh vảy nến bằng sản phẩm từ thiên nhiên

Trị bệnh vảy nến bằng thuốc nam đang được ưu tiên sử dụng do an toàn, không tác dụng phụ và hạn chế tối đa bệnh quay trở lại. Trong số đó, có thể đặc biệt kể đến Kem bôi da Phục Liễu Bì. Sản phẩm sử dụng các nguyên liệu, thảo dược từ thiên nhiên ở dạng kem bôi dễ sử dụng. Thành phần chính của kem bôi chính là tinh chất lá ngải dại, lá bàng, dầu dừa, dầu hạnh nhân… rất an toàn cho da.

Bộ đôi sản phẩm hỗ trợ điều trị vảy nến của Y dược Luân Thành
Bộ đôi sản phẩm hỗ trợ điều trị vảy nến của Y dược Luân Thành

Để hiệu quả nhất, bạn nên sử dụng với viên uống Thiên Phục Liễu giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến móng tay từ bên trong. Ngoài ra, Thiên Phục Liễu kết hợp với Phục Liễu Bì cũng đem lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da khác như á sừng, viêm da cơ địa… Bộ sản phẩm đã được kiểm định và nghiên cứu chất lượng, hiệu quả tại viện khoa học, chứng minh an toàn cho người sử dụng trong thời gian dài.

Những cách chữa vẩy nến móng tay không chỉ cần được áp dụng hợp lý mà còn đòi hỏi người bệnh chăm sóc vùng da bị bệnh đúng cách, hạn chế việc sử dụng các chất kích thích, tiếp xúc các chất tẩy rửa mạnh. Người bệnh nếu có những thắc mắc về tình trạng bệnh cũng như các phương pháp điều trị thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 096.567.1087 để được hỗ trợ nhé!

4 bình luận
  1. Tôi cũng đang ngâm dấm. Rất thèm cảm giác đi làm Nail

    • Mình cứ kiên trì bạn nhé. Chúc bạn sớm lấy lại được bộ móng xinh đẹp. Nên hạn chế sử dụng hóa chất tác động lên móng bạn nhé.

  2. Mình cũng thử dùng dấm được mấy lần, thấy cũng đỡ đỡ mà chưa biết thế nào, chắc phải đợi thêm 1 thời gian nữa xem

    • Kiên trì và chia sẻ kết quả nếu thành công để mọi người cùng được biết nhé, cảm ơn bạn rất nhiều !

Bình luận của bạn